Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Giáo án Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông - ten. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 23- Tiết 107 Văn bản : CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA- PHÔNG -TEN ( Trích) ( Hi-pô-lít Ten) A. Mục tiêu bài dạy: 1. Kiến thức: + Đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả. + Cách lập luận của tác giả trong văn bản. 2. Kỹ năng: + Đọc- hiểu một văn bản dịch về nghị luận văn chương. + Nhận ra và phân tích được các yếu tố của lập luận (luận điểm, luận cứ, luận chứng) trong văn bản. 3. Đánh giá năng lực: + Kĩ năng lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin, kĩ năng giao tiếp, ra quyết định, hợp tác, giải quyết vấn đề, tìm kếm & xử lí thông tin 4. Thái độ: + Giáo dục học sinh có ý thức, thái độ đúng đắn trong đánh giá, nhìn nhận sự việc, hiện tượng. B. Chuẩn bị: * Giáo viên: Tham khảo tư liệu soạn bài, chuẩn bị bảng phụ, phiếu hoc tập * Học sinh: + Đọc và trả lời câu hỏi, tìm hiểu thêm về tác giả, tác phẩm. + Bố cục, ( luận điểm, luận cứ, luận chứng) trong văn bản. C. Phương pháp: + Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, bình, thảo luận. + Kĩ thuật động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút... D. Tiến trình giờ dạy: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: * Giáo viên trình chiếu câu hỏi : ? Qua văn bản “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” em hãy nêu những điểm mạnh, điểm yếu của người V.Nam? Tác giả chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu đó nhằm mục đích gì ? + Thông minh, nhạy bén cái mới + Cần cù, sáng tạo + Đoàn kết trong chiến đấu + Bản tính thích ứng nhanh + Nhưng thiếu kiến thức cơ bản, khả năng thực hành. + Nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương. + Nhưng đố kị trong cuộc sống. ( đặc biệt trong làm ăn) + Nhưng hạn chế trong thói quen, nếp nghĩ, kì thị trong kinh doanh.( sùng bái hoặc bái ngoại quá mức, thói khôn vặt, ít giữ chữ tín.v.v... ? Việc chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu của tác giả nhằm mục đích gì? * Yêu cầu học sinh trả lời được ý cơ bản: + Tác giả chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu của con người V.Nam để mỗi người ( đặc biệt là thế hệ trẻ) nhận ra được những điểm mạnh, điểm yếu để phát huy điểm mạnh, hạn chế, khắc phục điểm yếu làm thành hành trang vững vàng bước vào thế kỉ mới. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) - GV đặt câu hỏi: Dựa vào những hiểu biết qua phim ảnh, sách báo. Hãy trình bày hiểu biết của em về về hình dáng, tập tính...của 2 loài cừu và sói - GV dẫn dắt: Mỗi con vật trong truyện đều được xây dựng với những đặc điểm điển hình tượng trung cho tính cách khác nhau của con người. Sự xung đột giữa các loài vật cũng mang tính biểu tượng cho các tình huống xung đột trong cuộc sống. Thay vì nói trực diện các vẫn đề xảy ra trong cuộc sống, nhiều người đã mượn truyện về các loài vật để truyền tải thông điệp của bản thân. Chính vì lẽ đó, thế giới động vật đã có diện mạo khác thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. "văn bản "Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông –ten" sẽ giúp chúng ta hình dung điều này HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) * GV đặt câu hỏi: Hãy nêu vài nét về tác giả ? - HS trình bày * Giáo viên trình chiếu chân dungHi- pô- lít Ten * Giáo viên bổ sung: Ông xuất thân trong một gia đình trung lưu, cha là luật sư. Năm 1853 Hi-po-lít Ten đỗ tiến sĩ. Ông là tác giả của nhiều công trình nổi tiếng: Những nhà triết học của Pháp thế kỉ XIX ( 1857) Những tiểu luận về phê bình và lịch sử (1858) Lịch sử văn học Anh (1863-1864) + Đặc biệt là công trình nghiên cứu “ La Phông Ten và thơ ngụ ngôn của ông” xuất bản lần đầu 1853 và sau đó tái bản nhiều lần. * Giáo viên: Trình bày tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp của La Phông – ten? - La Phông – ten ( 1621 – 1695) nhà văn viết truyện nổi ngụ ngôn nổi tiếng của Pháp. Sớm mồ côi mẹ, La Phông – ten sống gần gũi với những người dân lao động. La Phông – ten là người có tư tưởng tiến bộ, luôn đấu tranh vì quyền lợi của những người dưới đáy xã hội và dũng cảm lên tiếng đả kích châm biếm những thói hư tật xấu của những kẻ cầm quyền. ? Nêu xuất xứ của văn bản? + Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông –ten trích ở chương hai, phần hai. Đây là một áng nghị luận văn chương khá đặc sắc, trong đó nhà nghiên cứu văn học Hi - pô - lít Ten bàn về chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn. * Giáo viên bổ sung: Công trình nghiên cứu: “ La phông ten và thơ ngụ ngôn của ông” gồm 3 phần, mỗi phần lại chia thành nhiều chương. Đoạn trích mà chúng ta học hôm nay là một đoạn nghị luận văn học khá đặc sắc bàn về những hình tượng nghệ thuật trong bài thơ ngụ ngôn “ Chó sói và cừu non” của nhà thơ nổi tiếng La Phông Ten. Tên của đoạn trích do nhà biên soạn đặt dựa vào nội dung chủ yếu của đoạn trích. Câu chuyện chó sói và cừu được tác giả Tú Mỡ dịch là “ Chó sói và chiên con” – sgk đã trích dẫn bài thơ này trang 41,42. ? Theo em văn bản nên đọc theo giọng điệu như thế nào ? * Giáo viên hướng dẫn cách đọc: Chú ý phân biệt 3 giọng đọc: + Trích thơ của La phông ten: Thể thơ song thất lục bát: giọng sói: doạ dẫm. Giọng cừu: van xin thê thảm. + Lời dẫn đoạn nghiên cứu của Buy phông: rõ ràng, khúc chiết, mạch lạc. + Các luận chứng của tác giả H.Ten: rõ ràng * Giáo viên gọi 2 học sinh đọc. + Giáo viên đọc từ đầu-> rành rành. + Học sinh 1 đọc tiếp-> bị ăn đòn. + Học sinh 2 đọc tiếp->hết * Giáo viên cho học sinh nhận xét cách đọc ? Tìm hiểu chú thích 3,5,8,11,14? ? Văn bản “ Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten” được viết bằng kiểu văn bản nào? ? Vì sao văn bản này được gọi là văn bản nghị luận ? Và là nghị luận văn chương? + Gọi là văn bản nghị luận vì bài này được viết theo phương thức nghị luận. + Gọi là nghị luận văn học vì đối tượng nghị luận là tác phẩm văn học. ( Ở đây là lời bàn về đặc điểm sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ Laphôngten qua hình tượng chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của ông.) + Cách thể hiện hai nhân vật chó sói và cừu non của nhà thơ qua sự so sánh với cách miêu tả nhận xét của nhà vạn vật học Buy- phông. * Giáo viên trình chiếu câu hỏi để học sinh tìm bố cục. ? Có ý kiến cho rằng văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của Laphôngten có thể chia làm 3 phần: A. Trích bài thơ của Laphôngten. B. Hình tượng con cừu. C. Hình tượng con sói. Nhưng cũng có ý kiến khác lại cho rằng văn bản chỉ chia làm 2 phần: A. Hình tượng con cừu qua cách nhìn của Laphôngten và Buy-phông. B. Hình tượng chó sói qua cách nhìn của Laphôngten và Buy-phông. ? Em hãy nêu ý kiến của em? ? Em hãy nêu bố cục của văn bản ? + Đoạn 1: Từ đầu đến ... tốt bụng như thế (Hình tượng cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông- ten) - Đoạn 2: còn lại ( Hình tượng sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông - ten) * Học sinh trả lời => Giáo viên trình chiếu câu hỏi tiếp ? Hãy phân biệt giới hạn của 3 văn bản: Vạn vật học, Chó sói và cừu- Trích thơ của LaPhôngTen, La Phông Ten và thơ ngụ ngôn? Căn cứ vào dấu hiệu nào mà em biết ? + Văn bản: Van vật học “ Chính vì sợ... xua đi” và “ Chó sói thù ghét vô dụng” được trích dẫn trong dấu ngoặc kép. + Văn bản: “ Chó sói và cừu” Xin bệ hạ-> rành rành -> Trích dẫn thơ kiểu chữ khác. + Văn bản: “ LaPhôngTen và thơ ngụ ngôn của ông” là các đoạn còn lại. * Giáo viên: Trong văn bản này tác giả trích dẫn thơ ngụ ngôn của Laphôngten, lời nghiên cứu của Buy-phông: Nhà vạn vật học => làm sáng tỏ vấn đề " đặc trưng của sáng tác nghệ thuật." * Học sinh quan sát lại hai phần của văn bản. * Giáo viên trình chiếu câu hỏi để tìm phép lập luận ? Cách lập luận chủ yếu của tác giả ở văn bản này là gì? * GV giao HS thảo luận theo nhóm - Hình thức: Nhóm bàn: - Thời gian: 3 phút - Câu hỏi: ? Đối chiếu các phần của văn bản để tìm ra trình tự lập luận giống nhau và cách triển khai khác nhau không lặp lại của tác giả ở các phần của văn bản? * Giáo viên gợi ý cho học sinh: các phần của văn bản đều được lập luận theo mấy bước? Các bước đó có sự thay đổi ở phần 1 và phần 2 như thế nào? * Đáp án: *Giống nhau: Trật tự từ ngòi bút của Laphôngten->Buyphông->Laphôngten. * Khác nhau: +Phần 1: Trích thơ => Buyphông =>Laphôngten + Phần 2: Dưới ngòi bút của Laphôngten => Buyphông => Laphôngten. + Cách lập luận chủ yếu là biện pháp so sánh, đối chiếu: So sánh loài cừu, loài sói qua cách miêu tả của Buy Phông, một nhà khoa học nghiên cứu về đặc điểm và cách sống của loài vật với cách miêu tả của La Phông – ten, một nhà văn. * Giáo viên: Trong bài văn nghị luận, tác giả Hi-pô-lít Ten đã chỉ ra sự nhìn nhận về đối tượng khác nhau của nhà khoa học Buy-phông và nhà thơ nổi tiếng La Phông Ten ở hình tượng con cừu và con sói như thế nào, tiết 1 chúng ta cùng tìm hiểu hình tượng con cừu. ? Vậy cừu và sói trong truyện ngụ ngôn của La Phông – Ten ẩn dụ cho kiểu người nào? + Cừu, ẩn dụ cho kiểu người nghèo, bị áp bức, thông minh nhưng không thể dùng trí thông minh ấy để bảo vệ mạng sống của mình + Sói ẩn dụ cho kẻ bạo chúa, tên trộm cướp nhưng cũng bất hạnh vì hống hách, ngu dốt. Phiếu học tập 1 * GV gọi học sinh đọc đoạn 1và chú ý đến những nhận xét của nhà khoa học, nhà thơ về đối tượng con cừu ? Em hãy tóm tắt cách nhìn của Buy-phông về loài cừu ? + Chúng thường hay tụ tập thành từng bầy. + Chỉ một tiếng động nhỏ cũng làm chúng nháo nhào co cụm lại. + Chúng không biết trốn tránh nỗi nguy hiểm: ở đâu cứ đứng nguyên tại đấy, ngay dưới trời mưa, ngay trong tuyết rơi + Muốn bắt chúng di chuyển...phải có một con đầu đàn đi trước, tất cả nhất nhất làm theo. ? Từ đó Buy-phông nêu bật đặc điểm nào của cừu ? ? Theo em nhận xét của Buy- phông có đáng tin cậy không? Vì sao? + Có, vì ông đã dựa vào nhiều hoạt động bản năng của loài cừu khi ông trực tiếp quan sát được: ưu lối sống bầy đàn, trí tụê chậm chạp đến đần độn, không có khả năng thích ứng với xung quanh ( môi trường sống), phản ứng bản năng theo lối bắt chước. Ý thức tự vệ dường như mọi loài động vật đều có, nhưng loài cừu thì không...=> một giống loài chỉ quen chăn dắt và hoàn toàn phụ thuộc và bị động ở sự chăn dắt. * Giáo viên : Đó là cách nhìn của nhà khoa học về loài cừu dựa trên những đặc tính riêng của chúng. Vậy dưới con mắt của nhà thơ, thì cừu sẽ có những đặc điểm gì ? * Giáo viên lưu ý học sinh theo dõi đoạn trích chữ nhỏ, SGK- 37+38 phần thơ ngụ ngôn của Laphôngten. ? Con cừu mà nhà thơ La phông ten nói đến có đặc điểm gì nổi bật? +? Đó là chú cừu như thế nào? * Giáo viên trình chiếu tranh minh hoạ và yêu cầu học sinh kể lại cuộc đối thoại giữa cừu và chó sói. ? Nhà thơ La Phông Ten đã đặt cừu vào hoàn cảnh có gì đặc biệt ? + Đối tượng cụ thể: cừu non + Hoàn cảnh: gặp sói bên bờ suối, sói đòi ăn thịt. + Gọi: Bệ hạ + Xưng: kẻ hèn + Thanh minh sự vô tội: không khuấy nước ( uống nước cách xa hơn hai mươi bước) không nói xấu ( năm ngoái chưa sinh ra, hiện còn bú mẹ) ? Để xây dựng hình tượng con cừu trong thơ ngụ ngôn, nhà thơ Laphôngten đã làm như thế nào ? ( + ? Nhà thơ Laphôngten đã dùng nghệ thuật gì để nói về cừu? Ông dành tình cảm như thế nào đối với chúng?) + Nhân hoá cừu: cừu cũng suy nghĩ, nói năng hành động như con người. => Laphôngten động lòng thương cảm. ? Qua cuộc đối thoại với sói, em cảm nhận được điều gì về cừu non ? + Hiền lành, nhút nhát, ý thức được mình là kẻ yếu-> nhún nhường tới mức tội nghiệp trước sói gian ác. * Giáo viên: Đó là cách nhìn nhận mới so với cách nhìn nhận của Buyphông. Nhà nghiên cứu văn học Hi-pô-lít Ten đã nhận ra và thể hiện điều đó trong bài văn nghị luận của mình. * Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát đoạn văn sgk- 39 ? Hi-pô-lít Ten đã nhận ra đặc điểm nào của hình tượng cừu trong thơ ngụ ngôn của Laphôngten? + Cừu thân thương, tốt bụng, có tình mẫu tử cao đẹp. ? Trong đoạn văn này có câu văn miêu tả rất cảm động tình mẫu tử của cừu. Hãy tìm và nói rõ nó hay ở chỗ nào? + Dẫn chứng: 1 con cừu mẹ chạy tới khi nghe tiếng kêu rên của con nó... + Cừu được miêu tả như con người : Sự hi sinh bất chấp hiểm nguy vì con. Nhưng cừu cũng có điểm khác người là nó không chú ý đến hoàn cảnh, thờ ơ và cam chịu trước hoàn cảnh. Hoạt động nhóm - Hình thức: Nhóm bàn: - Thời gian: 3 phút - Câu hỏi: ? Tại sao cùng viết về 1 đối tượng giống nhau mà 2 tác giả lại có cách viết hoàn toàn khác nhau ? Từ đó nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật ? ( + ? Cách miêu tả có gì khác giữa nhà khoa học Buy-phông và Laphôngten?) + Cùng 1 đối tượng quan sát: Nhà khoa học miêu tả nó 1 cách khách quan, chính xác. Cách nhìn của nhà khoa học là cái nhìn phân loại ( Con vật này khác con vật kia, dựa trên những đặc điểm sinh học của chúng) Nêu lên những đặc tính cơ bản của chúng, dựa trên những đặc điểm sinh học của chúng, không nhìn nhận từ góc độ tình cảm. Trong đó không nói đến sự thân thương của cừu vì không phải chỉ cừu mới có tình cảm mẫu tử thiêng liêng. + Còn nhà thơ thì miêu tả nó thông qua các cảm nhận chủ quan của mình.Từ những rung động thầm kín bên trong mà nhận ra con vật với những vui buồn, tính cách, thân phận cũng giống như con người. Nhằm đưa tới cho người đọc những hình tượng chân thực và xúc động. đó chính là cách nhận thức thẩm mĩ, nhân văn của nghệ thuật. => Hai cách nhìn nhận khác nhau, không ai sai mà chỉ có sự khác nhau giữa hai con đường: khoa học và nghệ thuật. * Giáo viên: Như vậy khác với nhà khoa học khi phản ánh hiện thực, nhà thơ đã gửi gắm cả tình cảm của mình vào nhân vật với những rung động thật tự đáy lòng. Nhân vật cừu trong thơ ngụ ngôn hiện lên thật đáng yêu với những tính cách giống như con người. Chúng ta thật sự xúc động trước hình ảnh cừu mẹ cho con bú trong cảnh đất lạnh của bùn lầy và tuyết rơi. Đó chính là yếu tố nhân văn trong sáng tác nghệ thuật mà nhà nghiên cứu văn học Hi-po-lít Ten muốn phản ánh qua bài viết của mình. ? Nhận xét gì về cách lập luận của nhà nghiên cứu văn học Hi-pô-lít-Ten ở đoạn văn nghị luận này ? + Lí lẽ chặt chẽ, các nhận định kèm theo những dẫn chứng minh hoạ cụ thể, rõ ràng. + Phương pháp lập luận so sánh, đối chiếu giữa các ý kiến, nhận định của hai người thuộc những lĩnh vực khác nhau. A. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: + Hi-pô-lít-Ten(1828-1893) là triết học, sử học, nhà nghiên cứu văn học. + Là viện sĩ viện Hàn lâm Pháp. 2. Tác phẩm: + Công trình nghiên cứu “ Lphôngten và thơ ngụ ngôn” gồm 3 phần, mỗi phần chia làm nhiều chương. + Đoạn trích trích ở chương 2, phần 2 của công trình nghiên cứu này. B. Đọc-Hiểu văn bản: 1. Đọc-chú thích: 2. Bố cục: + Thể loại: Nghị luận văn chương + Bố cục: 2 đoạn 3. Phân tích a Hình tượng con cừu dưới ngòi bút của La Phông – ten và Buy - Phông: * Với Buy- phông: + Cừu đần độn, sợ sệt, nhút nhát, hay tụ tập thành bầy, không biết trốn tránh nguy hiểm.v.v. -> Miêu tả khách quan, chính xác dựa vào những đặc tính cơ bản của chúng. * Với La phông ten: + Nhân hoá cừu. + Hiền lành, nhút nhát, ý thức được về bản thân. + Cừu là con vật thân thương, tốt bụng, giàu tình cảm, có tình mẫu tử cao đẹp. -> Miêu tả thông qua cảm nhận chủ quan, xen lẫn yếu tố tình cảm. <=> Phép lập luận: so sánh, đối chiếu. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp: - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: ( ) GV cho HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm Câu 1 : Nhà khoa học đã căn cứ vào đâu để nhận xét, đánh giá về loài cừu? A. Dựa trên việc quan sát một con vật cụ thể trong hoàn cảnh cụ thể. B. Dựa trên những đặc tính cơ bản của từng loài qua nghiên cứu khoa học. C. Dựa trên những dòng thơ miêu tả về loài vật của Laphôngten. D. Dựa trên những đặc tính cơ bản của loài vật gần gũi với chúng. Câu 2 : Tại sao nhà khoa học không nói về sự thân thương của loài cừu? A. Loài cừu không có đặc điểm đó. B.Vì Buy- phông chưa phát hiện ra điều đó. C. Vì đó không phải là đặc tính riêng cơ bản chỉ ở loài cừu mới có. D. Vì Buy- phông nhìn nhận và đánh giá bằng con mắt của nhà khoa học. => Đáp án đúng của câu 1 là B , câu 2 là D * Giáo viên dùng phiếu học tập, cho học sinh thảo luận nhóm 2 bàn. Đồng thời trình chiếu câu hỏi thảo luận. ? Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài thơ ngụ ngôn của mình nhà thơ Laphôngten đã chọn những khía cạnh nào của loài vật, đồng thời có sáng tạo gì? + Lựa chọn một chú cừu cụ thể, đặt vào một hoàn cảnh cụ thể, đối mặt với chó sói bên dòng suối. + Khắc hoạ cừu qua biểu hiện, đặc điểm vốn có của chúng: hiền lành, không hại ai và cũng không có khả năng hại ai bao giờ. + Nhân cách hoá cừu: có suy nghĩ, nói năng và hành động như con người -> Nét sáng tạo của nhà thơ Laphôngten => Yếu tố nhân văn trong sáng tác nghệ thuật. * Giáo viên: Phần 1 của văn bản đã cho chúng ta thấy sự khác nhau giữa hai cách nhìn nhận về đối tượng trong cuộc sống của nhà khoa học và nhà thơ. Ở phần hai Hi-pô-lít Ten sẽ tiếp tục giúp chúng ta nhận rõ điều này hơn qua nhân vật chó sói. 4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau: + Đọc và tóm tắt văn bản phân tích nội dung: Hình tượng cừu. + Phân tích đoạn còn lại với nội dung: Hình tượng chó sói qua cách nhìn nhận của nhà khoa học Buy-phông và nhà thơ La Phông Ten. + Tiếp tục tìm hiểu phép lập luận của nhà nghiên cứu văn học Hi-pô-lít Ten ở đoạn văn nghị luận còn lại. + Từ hai cách nhìn nhận đó hãy nêu đặc trưng cơ bản trong sáng tác nghệ thuật mà Hi-pô-lít Ten muốn chỉ ra trong bài nghị luận của mình. Phiếu học tập số 1: Hãy nêu cách miêu tả của nhà khoa học Buy – phông về loài cừu và loài chó sói theo mẫu sau: Loài vật Đặc điểm Nhận xét Cừu … Chó sói … Bài làm: Loài vật Đặc điểm Nhận xét Cừu ngu ngốc và sợ sệt thường hay tụ tập thành bầy đã sợ sệt lại còn hết sức hỗn độn, không biết trốn tránh nỗi nguy hiểm chúng cứ đứng ỳ ra … Ông miêu tả loài cừu bằng ngòi bút chính xác của một nhà sinh vật học và nêu lên đặc tính cơ bản của chúng đó là sự nhút nhát, hiền lành. Chó sói Thù ghét mọi sự kết bè, kết bạn Hiếu chiến, ồn ào ầm ĩ, với những tiếng la hú khủng khiếp Lặng lẽ và cô đơn Bộ mặt lấm lét, dáng vẻ hoang dã, tiếng hú rùng rợn, mùi hôi gớm ghiếc, bản tính hư hỏng…. Ông cũng miêu tả loài sói dưới quan điểm của khoa học. Ômg nhấn mạnh đến bản năng của chúng, đó là một loài thú dữ sống trong môi trường hoang dã.