Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 26: Cảm ứng ở động vật. Bài học nằm trong chương trình sinh học 11. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Ngày Soạn:...............

Tiết 28: B - CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

Bài 26: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Nêu được khái niệm cảm ứng, phản xạ ỏ động vật.

- Trình bày được khái niệm cảm ứng ở động vật chưa có hệ thần kinh.

- Mô tả được cấu tạo hệ thần kinh dạng lưới và khả năng cảm ứng của động vật có hệ thần kinh dạng lưới.

- Mô tả được cấu tạo hệ thần kinh dạng chuỗi hạch và khả năng cảm ứng của động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch .

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng quan sát phân tích tranh vẽ: kỹ năng so sánh.

3. Thái độ.

- Xây dựng tình cảm yêu thiên nhiên khi quan sát các hiện tượng cảm ứng của động vật.

4. Phát triển năng lực

a/  Năng lực  kiến thức:

- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì

- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.

- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập

b/ Năng lực sống:

- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.

-  Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…

- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...

- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...

II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề…

- Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng

2. Kĩ thuật dạy học

- Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não.

III. CHUẨN BỊ

Các tranh vẽ phóng to H26.1, H26.2 + Bảng phụ phần 1.2 / III

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới:

Họat động của giáo viên

Họat động của học sinh

Nội dung

A. KHỞI ĐỘNG

* Mục tiêu:

Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới

 -  Rèn luyện năng lực tư duy phê phán  cho học sinh.

* Phương pháp:  trò chơi, gợi mở.

* Định hướng năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm cảm ứng của sinh vật và đặc điểm của sự cảm ứng ở thực vật . Sự cảm ứng ở động vật có gì khác à Bài mới.

ó SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:

Học sinh tập trung chú ý;

Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra;

Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động,

Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.

ĐVĐ: GV giới thiệu sơ lược chương trình sinh 12.

 

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

* Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm cảm ứng, phản xạ ỏ động vật.

- Trình bày được khái niệm cảm ứng ở động vật chưa có hệ thần kinh.

- Mô tả được cấu tạo hệ thần kinh dạng lưới và khả năng cảm ứng của động vật có hệ thần kinh dạng lưới.

- Mô tả được cấu tạo hệ thần kinh dạng chuỗi hạch và khả năng cảm ứng của động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch .

* Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình

* Định hướng năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

 

1. Các hiện tượng sau: 

a. Trùng giày bơi tới chỗ  nhiều O2.

b. Thuỷ tức co mình khi bị kim châm.

c. Khi trời trở rét, mèo có phản ứng xù lông.

được gọi là sự cảm ứng của động vật.Vậy cảm ứng ở động vật là gì?Đặc điểm?

GV: Kết luận thành tiểu kết.

GV: Trong VD a, b, ĐV trả lời kích thích từ môi trường thông qua hệ thần kinh. Nên được gọi là phản xạ. Phản xạ là gì? Phản xạ được thực hiện nhờ các bộ phận nào?

GV: Kết luận thành tiểu kết.

2. Yc HS nghiên cứu VD: tay người chạm lửa thì rụt lại. Thụ quan đau ở tay người; tuỷ sống; cơ tay có vai trò gì trong hoạt động đó?

GV: Ba bộ phận đó tạo thành một cung phản xạ.- à Tiểu kết

3. Cho HS trả lời các câu lệnh trong SGK.

4. Cho học sinh nêu thêm một số ví dụ về cảm ứng, phản xạ. Phân biệt cảm ứng, phản xạ.

 

 

 

 

 

 

- Cảm ứng ở động vật có tốc độ nhanh.

 

- Hoạt động cảm ứng của động vật có hệ thần kinh được gọi là phản xạ.

 

- Nghiên cứu SGK & trả lời.

 

 

 

 

- Trả lời.

 

- Nêu ví dụ, phân biệt.

1. Cảm ứng ở động vật là gì?

 Cảm ứng ở động vật là phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống để tồn tại và phát triển .

 

 

 

 

2. Phản xạ.

* Là phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích bên ngoài hoặc bên trong cơ thể. Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ.

* Cung phản xạ gồm :

- Bộ phận tiếp nhận kích thích ( thụ thể hoặc cơ quan thụ quan).

- Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng (hệ thần kinh)

- Bộ phận thực hiện phản ứng (cơ, tuyến,...)

 

Yêu cầu HS nhận xét về cảm ứng ở động vật chưa có hệ thần kinh qua VD:

- Trùng giày bơi tới chỗ  nhiều O2.

- Trùng biến hình thu chân giả để tránh ánh sáng.

- Trả lời.

II. Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần kinh.

* Động vật đơn bào phản ứng lại các kích thích bằng chuyển động của cả cơ thể hoặc co rút của chất nguyên sinh.

 

1. Cho HS làm việc theo nhóm.

1.1Vẽ bảng sau lên bảng:

ĐV có htk dạng lưới      

ĐV có htk chuỗi hạch

Dạng ĐV             

Cấu tạo HTK                 

Khả năng cảm ứng                  

1.2. Treo tranh vẽ H26.1 , H26.2.

1.3. Phân nhóm học sinh.

1.4. Cho học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành nội dung trên bảng vào vở bằng cách phân tích tranh và nghiên cứu SGK.

1.5. Gọi học sinh trình bày.

1.6. Treo bảng phụ à Tiểu kết.

2. Cho HS nêu và phân biệt vài dạng ĐV có HTK lưới và chuỗi hạch.

3. Cho HS trả lời các câu lệnh trong SGK.

4. HTK dạng lưới và dạng chuỗi hạch, dạng nào tiến hoá hơn? Tại sao?

GV: Bổ sung , hoàn thiện,

5. Cách thức phản xạ của ĐV có HTK dạng nào chính xác hơn? Tại sao?

GV: Bổ sung, hoàn thiện.

- Kẻ bảng vào vở.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Quan sát.

- Làm việc theo nhóm.

 

 

 

- Trình bày.

 

 

- Trả lời.

 

 

- Trả lời.

 

- Trả lời.

 

 

- Trả lời.

III. Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh.

ĐV có htk dạng lưới      

ĐV có htk chuỗi hạch

Dạng ĐV                   

Cơ thể có đối xứng toả tròn thuộc ngành ruột khoang.    

Cơ thể có đối xứng 2 bên thuộc Giun dẹp, Giun tròn, Chân khớp.

 

 

 

Cấu tạo HTK

Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua các sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.  Các tế bào thần kinh tập trung thành hạch tk. Các hạch được nối với nhau bởi các dây thần kinh tạo thành chuỗi hạch . Mỗi hạch là trung tâm điều khiển hoạt động  một vùng  cơ thể.

 

 

Khả năng cảm ứng         

- Các tế bào cảm giác bị kích thíchà  mạng lưới thần kinh à các biểu mô cơ à ĐV co mình lại để tránh kích thích.

- Tiêu tốn nhiều năng lượng.   

- Sự phản ứng trả lời ở từng bộ phận (định khu) .

- Ít tiêu tốn năng lượng.

C. LUYỆN TẬP

Mục tiêu:

- Luyện  tập để HS củng cố những gì đã biết .

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

Phương pháp dạy học:  Giao bài tập

Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

Học sinh chọn câu trả lời đúng:

Câu 1: Hiện tượng nào sau đây KHÔNG phải là một phản xạ:

         A. Khi trời rét, chim xù lông.               B. Người tiết nước bọt khi thấy chanh

         .C. Phản ứng co một bắp cơ ếch tách rời khi bị kích thích .

          D. Gà mẹ xù lông ấp con khi nhận thấy có nguy hiểm.

Câu 2: Khi dùng một chiếc kim nhọn châm vào thuỷ tức, nó sẽ:

         A. Co toàn thân lại.                                   B. Co phần bị kích thích.

         C. Điểm bị kích thích phản ứng .              D. Tránh đi nơi khác.

Câu3: Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch phản úng lại kích thích theo hình thức:

         A. Co rút chất nguyên sinh.                      B. Phản xạ.

         C. Tăng co thắt cơ thể.                              D. Chuyển động cả cơ thể.

D. VẬN DỤNG (8’)

Mục tiêu:

- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới ,nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.

- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Nêu chiều hướng tiến hoá của hình thức cảm ứng ở ĐV?

- Về cơ quan cảm ứng: Từ chỗ chưa có cơ quan chuyên trách đến chỗ có cơ quan chuyên trách thu nhận và trả lời kích thích. Ở ĐV có hệ thần kinh, từ dạng thần kinh lưới đến TK chuỗi, thần kinh hạch và cuối cùng là Tk dạng ống

- Về cơ chế cảm ứng: Từ chỗ chỉ là sự biến đổi cấu trúc của các phân tử prôtêin gây nên sự vận động của chất nguyên sinh (ĐV đơn bào)  đến sự tiếp nhận và trả lời kích thích ( ĐV đa bào)

- Ở các ĐVcó HTK: Từ phản xạ đơn đến phản xạ chuỗi, từ phản xạ không điều kiện đến phản xạ có điều kiện, nhờ đó mà cơ thể có thể thích ứng linh hoạt đối với mọi sự thay đổi của ĐK môi trường.

* Sự hoàn thiện các hình thức cảm ứng là kết quả của một quá trình tiến hoá lâu dài đảm bảo cho cơ thể thích nghi và tồn tại.

E. MỞ RỘNG (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học:  Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

Vẽ sơ đồ tư duy

         

4. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (2 phút)

- Trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK.

- Đọc phần tiếp theo của bài.