Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 20: Thực hành - Quan sát và lắp mô hình ADN. Bài học nằm trong chương trình sinh học 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm……… Ngày soạn: ............... Ngày dạy: ................. Tiết số: ................. Bài 20: THỰC HÀNH QUAN SÁT VÀ LẮP MÔ HÌNH ADN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Củng cố lại kiến thức về cấu trúc không gian của ADN 2. Kĩ năng: + Rèn thao tác lắp ráp mô hình ADN + Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích mô hình ADN 3. Thái độ: + Giáo dục ý thức học tập bộ môn, thực hành có hiệu quả 4. Năng lực: - Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề - Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận. - Năng lực thể hiện sự tự tin trong trình bày ý kiến cá nhân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Mô hình phân tử ADN - 4 Hộp đựng mô hình cấu trúc phân tử ADN tháo rời - Máy chiếu III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. GV kiểm tra bài cũ: Mô tả cấu trúc không gian của ADN? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. GV cho hs quan sát mô hình động ADN và tự lắp ráp các loại nucleotit theo nguyên tắc bổ sung. HOẠT ĐỘNG 1: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Hoạt động 1: QUAN SÁT MÔ HÌNH CẤU TRÚC KHÔNG GIAN CỦA PHÂN TỬ ADN a)Mục tiêu cần đạt: Biết quan sát mô hình cấu trúc không gian pt AND để nhận biết thành phần cấu tạo Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh B1: GV hướng dẫn HS quan sát mô hình phân tử ADN, thảo luận: ? Vị trí tương đối của 2 mạch nuclêôtít ? Chiều xoắn của 2 mạch ? Đường kính vòng xoắn ? Chiều cao vòng xoắn ? Số cặp nuclêôtít trong 1 chu kì xoắn ? Các loại nuclêôtít nào liên kết với nhau thành cặp B2: GV gọi học sinh lên trình bày trên mô hình - HS quan sát kĩ mô hình, vận dụng kiến thức đã học nêu được : + ADN gồm 2 mạch song song, xoắn phải + Đường kính 20 A0 , chiều cao 34A0 , gồm 10 cặp nuclêôtít/1 chu kì xoắn + Các nuclêôtít liên kết thành cặp theo NTBS: A – T ; G – X - Đại diện nhóm vừa trình bày, vừa chỉ trên mô hình + Đếm số cặp + Chỉ rõ loại nuclêôtít nào liên kết với nhau b) Chiếu mô hình ADN Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV hướng dẫn HS chiếu mô hình ADN lên màn hình yêu cầu HS so sánh hình này với hình 15 SGK - Một vài HS dùng nguồn sáng phóng hình chiếu của mô hình ADN lên màn hình như đã hướng dẫn - HS quan sát hình, đối chiếu với hình 15 rút ra nhận xét Hoạt động 2: LẮP RÁP MÔ HÌNH CẤU TRÚC KHÔNG GIAN CỦA PHÂN TỬ AND a)Mục tiêu cần đạt: HS lắp được mô hình ADN Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh B1: GV hướng dẫn cách lắp ráp mô hình + Lắp mach1: theo chiều từ chân đế lên hoặc từ trên đỉnh trục xuống Chú ý: Lựa chọn chiều cong của đoạn cho hợp lí, đảm bảo khoảng cách với trục giữa + Lắp mạch 2: Tìm và lắp các đoạn có chiều cong song song mang nuclêôtít theo NTBS với đoạn 1 + Kiểm tra tổng thể 2 mạch B2: GV yêu cầu các nhóm cử đại diện, đánh giá chéo kết quả lắp ráp mô hình. - HS ghi nhớ cách tiến hành - Các nhóm lắp mô hình theo hướng dẫn. Sau khi lắp xong các nhóm kiểm tra tổng thể: + Chiều xoắn của 2 mạch + Số cặp của mỗi chi kì xoắn + Sự liên kết theo NTBS - Đại diện các nhóm nhận xét tổng thể đánh giá kết quả HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. - GV nhận xét chung về tinh thần, kết quả giờ thực hành - GV căn cứ vào phần trình bày của HS và kết quả lắp ráp mô hình AND để cho điểm HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG Mục tiêu: - Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Tại sao gen có nhiều liên kết hidro lại bền vững? 5. Dặn dò: Ôn tập 3 chương (1, 2, 3) theo câu hỏi cuối bài * Rút kinh nghiệm bài học: