Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Trả bài tập làm văn số 1. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết:20 Tập làm văn: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Củng cố lại các bước của quá trình tạo lập văn bản. - Củng cố kiến thức về phương pháp làm bài văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm, về cách dùng từ đặt câu. 2. Kĩ năng - Rèn cho học sinh kĩ năng tạo lập văn bản, kỹ năng tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm bằng lời văn của riêng mình. - Củng cố các kỹ năng về liên kết, bố cục và mạch lạc. Có kỹ năng vận dụng những kiến thức đó vào việc viết bài sau tốt hơn. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ. - Suy nghĩ, phê phán, phân tích và đưa ra ý kiến cá nhân đánh giá chất lượng bài làm của mình so với yêu cầu của đề bài, về quá trình tạo lập văn bản. - Ra quyết định: Lựa chọn cách lập luận khi tạo lập văn bản. 4. Thái độ - Có ý thức vận dụng thực hành tạo lập văn bản đạt hiệu quả, nâng cao ý thức học tập, tích hợp trong bộ môn Ngữ văn. - Giáo dục học sinh ý thức tự giác tích cực trong việc chữa lỗi, đánh giá chất lượng bài làm của mình so với yêu cầu của đề bài -> có kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm tốt hơn những bài sau. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Chấm bài. + Liệt kê những lỗi của học sinh. - Học sinh: + Xem lại kiến thức đã học, phương pháp làm bài tự sự. + Lập dàn ý các đề bài theo hướng dẫn của giáo viên. + Đọc lại bài của mình và tự sửa lỗi. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp: Hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm, cá nhân lập một văn bản chính xác... - Kĩ thuật dạy học: + Đặt câu hỏi, phân tích các bài viết của học sinh để rút ra bài học thiết thực về cách tạo lập một văn bản. + Động não: Suy nghĩ, phân tích bài viết của học sinh để rút ra những bài học thiết thực về cách tạo lập một văn bản. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Bước 1. Ổn định tổ chức (1’) - Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:………………………………………………. - Kiểm tra sĩ số học sinh: Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng) Bước 2. Kiểm tra bài cũ (4’): Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. Bước 3. Bài mới (36’) Trong giờ trả bài hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu xem bài viết của mình tại sao làm tốt, tại sao chưa tốt để rút kinh nghiệm cho các bài viết sau. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Nội dung H HS nhắc lại đề bài - GV treo bảng phụ đề lên. I. Đề kiểm tra 1. Đề bài: có tệp đính kèm 2. Nội dung đề: có tệp đính kèm G Nhận xét chung Nhận xét bài viết *Ưu điểm + Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, tách đoạn phần Thân bài tương đối thành thạo. + Hầu hết HS đều nắm được phương pháp viết kiểu bài tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm + Một số bài viết khá sâu sắc, diễn đạt tốt. + Biết trình bày lời đối thoại giữa các nhân vật + Một số học sinh biết viết cả cách miêu tả nội tâm nhân vật Những bài viết tốt: * Nhược điểm - Nhiều HS chưa tách đoạn hợp lí. - Một số HS còn viết tắt tong bài, còn thiên về kể chuyện. - Diễn đạt lủng củng, mắc lỗi dùng từ, lỗi diễn đạt chưa lưu loát. - Sai nhiều lỗi chính tả. II. Nhận xét chung *Ưu điểm *Nhược điểm G H * Trả bài cho HS, yêu cầu học sinh xem lại bài viết của mình. Trao đổi bài cho nhau để nhận xét. III. Trả bài cho học sinh G Chọn lỗi tiêu biểu HS hay mắc phải để sửa cho HS. *Lỗi chính tả GV yêu cầu HS tự chữa lỗi trong bài. *Lỗi dùng từ *Lỗi diễn đạt GV đọc một số bài làm tốt - Một số em còn mắc lỗi về phương pháp làm bài: => Cần rèn ý thức thực hiện tốt phương pháp làm bài IV. Chữa lỗi 1. Lỗi chính tả - trật tự. - nghe - tri thức - nhào lặn - dong dỏng - lanh quanh - làn da 2. Lỗi dùng từ - Bạn có năng khiếu âm nhạc. - Đôi tay nhỏ nhắn, đáng yêu. 3. Lỗi diễn đạt - Sách là nguồn sống. - Những trang sách viết về thời kì đấu tranh chống giặc ngoại xâm. - Tôi cảm thấy mình cao hơn. 4. Phương pháp làm bài - Nội dung: Cần phải đầy đủ và chính xác. - Hình thức: Sạch đẹp, rõ ràng, khoa học. G - Đọc bài văn, đoạn văn tiêu biểu: V. Đọc bài văn, đoạn văn tiêu biểu: VI. Thống kê điểm Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % Tổng Bước 4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) * Học bài cũ - Tự chữa lỗi nội dung bài cho hoàn chỉnh, rút kinh nghiệm cho bài viết của bản thân. * Chuẩn bị bài mới: Chủ đề Truyện nước ngoài, văn bản: Cô bé bán diêm + Đọc tư liệu về tác giả, tác phẩm. + Tóm tắt văn bản, đọc thêm tài liệu về nhà văn An-dec-xen + Chỉ ra những điều ước của cô bé bán diêm? + Chi tiết nào em ấn tượng nhất, vì sao? + Xác định một số đặc điểm của truyện nước ngoài + Chỉ ra được sự ảnh hưởng, chi phối nổi bật của hoàn cảnh sáng tác đến tác phẩm?. + Chỉ ra tác dụng của các nét nghệ thuật đặc sắc sử dụng trong các văn bản văn học nước ngoài?