Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Tình thái từ. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tiếng việt: TÌNH THÁI TỪ A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu khái niệm và các loại tình thái từ. - Nắm được cách sử dụng tình thái từ. 2. Kĩ năng - Biết dùng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân ra quyết định dùng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp. - Năng lực giao tiếp tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng tình thái từ. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ. 4. Thái độ: Giáo dục tính nhanh nhẹn, linh hoạt, biểu cảm. - Giáo dục cho HS lòng yêu mến tiếng mẹ đẻ, ý thức bảo vệ sự giàu đẹp và trong sáng của tiếng Việt. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu, bảng phụ). - Học sinh: + Đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan. + Soạn bài và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp: dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP nghiên cứu trường hợp điển hình. - Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, động não, giao nhiệm vụ, trình bày một phút, KT hỏi và trả lời, KT tóm tắt tài liệu theo nhóm… D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Bước 1. Ổn định lớp(1’) - Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:………………………………………………. - Kiểm tra sĩ số học sinh: Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng) Bước 2. Kiểm tra bài cũ(3’) Bước 3. Bài mới: Hoạt động khởi động - Thời gian: phút - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS - Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề... - Kĩ thuật: Động não, tia chớp, hỏi và trình bày HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút Giáo viên tạo lập một đoạn hội thoại với học sinh một cách bất ngờ, không nói trước ý đồ với học sinh để cuộc hội thoại diễn ra tự nhiên Ví dụ: Cô: Sao hôm nay con không học bài? Con có chỗ nào không hiểu à? An: Dạ, tại tối qua con phải phụ mẹ trông em bé ạ. Cô: Vậy con cho cô số điện thoại mẹ để cô điện nói với mẹ rằng : mẹ có một người con trai thật chịu khó và thương mẹ. An: Dạ thôi không cần đâu cô ạ! Con biết lỗi của con rồi ạ. Con xin lỗi cô ạ! Cô: Thôi con ngồi xuống đi. Lần sau cố gắng hơn nhé! Cuộc hội thoại kết thúc, gv sẽ nói: Cô và An vừa tạo lập một đoạn hội thoại, đó cũng là một ví dụ mà cô muốn các con sẽ phân tích Trong đoạn hội thoại các con sẽ thấy có rất nhiều từ như : à. Ạ, đi, nhé... Vậy những từ này thuộc từ loại nào cô và các con sẽ cùng nhau tìm hiểu trong tiết học hôm nay HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Hiểu được khái niệm, nắm được đặc điểm và cách sử dụng tình thái từ. - Phương pháp: phân tích mẫu, vấn đáp, thảo luận nhóm... - Thời gian: 15 phút. - Phương tiện: Máy chiếu, bảng phụ HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động: Tìm hiểu chức năng của tình thái từ * Máy chiếu 3VD - SGK trang 80. Nhóm 1 - Tổ 1: ? Dựa vào kiến thức đã học về câu phân loại theo mục đích nói, em hãy cho biết các câu a, b, c, là câu gì ? ? Ở ví dụ d từ “ạ” đc sử dụng với mục đích gì? Nhóm 2 - Tổ 2,3: ? Nếu bỏ các từ “à, đi, thay, ạ” trong các câu trên thì nội dung của câu có gì thay đổi ? ? Các từ "à, đi, thay, ạ" có phải là thành phần chính của câu không? - Hết thời gian đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét và chốt kiến thức. Nhóm 1 - Tổ 1: H: a) Câu nghi vấn b) Câu cầu khiến c) Câu cảm thán. - Ở ví dụ d từ “ạ” đc sử dụng với mục đích: bộc lộ thái độ kính trọng, lễ phép của người nói đối với người nghe. Bảng phụ có 2 cột: cột A các câu trong ví dụ, cột B các câu bị lược bỏ "à, đi, thay, ạ" Nhóm 2 - Tổ 2,3: - Nếu bỏ từ “à” thì câu (a) không còn là câu nghi vấn nữa mà trở thành câu trần thuật. - Nếu bỏ từ “đi” thì câu (b) không còn là câu cầu khiến nữa. - Nếu bỏ từ “thay” thì câu (c) không còn là câu cảm thán nữa. - Nếu bỏ từ “ạ” thì câu (d) không thể hiện rõ thái độ lễ phép của người nói với người nghe. Nếu lược bỏ các từ "à, đi, thay, ạ" thì thông tin sự kiện ko thay đổi, nhưng quan hệ giao tiếp thì thay đổi, kiểu câu thay đổi, mục đích nói thay đổi. - Các từ “à, đi, thay, ạ”: Không phải thành phần chính của câu, không có khả năng độc lập tạo thành câu, không có ý nghĩa từ vựng, chỉ có ý nghĩa sắc thái. ? Vậy các từ này được thêm vào câu để làm gì? - Các từ “à, đi, thay, ạ” được thêm vào câu để cấu tạo nên các câu nghi vấn, cầu khiến, câu cảm thán và biểu thị sắc thái tình cảm của người nói. G: Các từ “à, đi, thay, ạ” " tình thái từ ? Vậy em hiểu thế nào là tình thái từ? Có mấy loại tình thái từ? - 2 HS nêu -> GV chốt -> 1 HS đọc ghi nhớ 1 Bài tập nhanh: (Bài tập rèn KN vận dụng) Máy chiếu ? Các từ “nào” trong 3 VD có gì khác nhau? a. Ta đi nào! -> Tình thái từ biểu thị mục đích cầu khiến b. Ăn cây nào rào cây ấy -> đại từ phiếm chỉ c. Cậu thích cái áo nào? -> đại từ nghi vấn. ? Hai từ “đi” ở 2 VD có gì khác nhau? d. Mình về đi -> Tình thái từ biểu thị ý cầu khiến đ. Mình đi về -> động từ (a, Em học bài đi! -> TTT cầu khiến b, Em đi học bài đây. -> Động từ c, Lo thay! Nguy thay! Khúc sông này vỡ mất -> TTT cảm thán d, Vừa thay thời khóa biểu đấy. -> Động từ) Vận dụng làm bài tập 1: SGK/81 - Gọi 1 H đọc bài tâp 1 và gọi H trình bày miệng: a) là đại từ b) TTT c) TTT d) là quan hệ từ e) TTT g) là quan hệ từ ? Qua bài tập 1, em thấy cần lưu ý điều gì? (Các trường hợp không phải TTT có gì đáng lưu ý về âm thanh, nghĩa, từ loại so với các TTT) I. Chức năng của tình thái từ 1. Phân tích ngữ liệu: SGK T80 a. à -> tạo lập câu nghi vấn. b. đi -> tạo lập câu cầu khiến. c. thay -> tạo lập câu cầu khiến. -> Nếu bỏ các từ đó đi thì thông tin, sự kiện không thay đổi nhưng mục đích nói sẽ thay đổi -> các từ "à, đi, thay": Là những từ được thêm vào câu để tạo nên ý nghĩa nghi vấn, cảm thán, cầu khiến. Từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ! => là tình thái từ. 2. Ghi nhớ 1: SGK (81) *Lưu ý: Cần phân biệt tình thái từ với các từ đồng âm khác nghĩa, khác từ loại. Hoạt động: Tìm hiểu việc sử dụng tình thái từ: Máy chiếu: Ngữ liệu SGK trang 81. ? Các tình thái từ ở các VD trên dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau như thế nào? a) hỏi, thân mật Ko thay đổi cách b) hỏi, kính trọng dùng tình thái từ trong c) cầu khiến, thân mật các trường hợp này cho d) cầu khiến, kính trọng nhau. ? HSK: Những tình thái trên được dùng có phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp không ? (Quan hệ XH, thứ bậc, tình cảm tuổi tác...) -> Phù hợp. ? HSG: Từ đó em thấy khi dùng tình thái từ cần phải chú ý gì ? -> Khi nào thì sử dụng tình thái từ biểu thị sắc thái kính trọng? Thân mật? - Kính trọng: với bề trên, người lớn tuổi. - Thân mật: với bề dưới, ngang hàng. ? Qua các VD trên, hãy nêu cách dùng tình thái từ? - 3 HS nêu -> GV chốt -> 1 HS đọc ghi nhớ. * GV: Tình thái từ ít được sử dụng trong các văn bản hành chính, văn bản khoa học. Bài tập nhanh: Máy chiếu Cho 1 câu có thông tin, sự kiện sau: Nam học bài. Hãy dùng tình thái từ thay đổi sắc thái ý nghĩa câu trên? - Nam học bài à ? -> Hỏi. - Nam học bài đi! -> cầu khiến, ra lệnh. - Nam học bài nhé! -> cầu khiến, thân mật. ? Tại sao cùng cách phát âm mà nghĩa của chúng lại khác nhau? H làm miệng. ? Giải nghĩa tình thái từ? - Hoạt động theo nhóm bàn. -> đại diện trình bày. II. Sử dụng tình thái từ 1. Phân tích ngữ liệu: SGK/T81 - à? -> hỏi, thân mật – ngang hàng. - ạ? -> hỏi, kính trọng – trên hàng. - nhé! -> cầu khiến, thân mật – ngang hàng. - ạ! -> cầu khiến, kính trọng – trên hàng. -> Phù hợp với quan hệ xã hội, thứ bậc, tình cảm tuổi tác… (hoàn cảnh giao tiếp). 2. Ghi nhớ: SGK - Tr. 81 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Giúp học sinh thực hành làm các bài tập, rèn kĩ năng. - Phương pháp, kĩ thuật: Thực hành, máy chiếu, bảng phụ. - Thời gian: . ? Đọc bài tập 2 ? Bài tập yêu cầu chúng ta phải làm gì? ? Giải thích ý nghĩa của các tình thái từ? Hoạt động cá nhân. Bài 3: Làm vào phiếu học tập. Thu 10 bài chấm điểm, đọc trước lớp 1 bài chữa. Đặt câu. - Bạn ấy đang khoẻ đấy! - Tôi phải giải bằng được bài toán ấy chứ lỵ! - Con đành ăn cơm cho xong vậy! * Đặt câu: Chú ý phân biệt tình thái từ với quan hệ từ, chỉ từ, đại từ. ? Đọc bài tập 4 và nêu yêu cầu của bài tập? ? Đặt câu hỏi có dùng các tình thái từ nghi vấn phù hợp với những quan hệ xã hội sau? Trò chơi Ai nhanh hơn. Mỗi tổ đặt 1 câu, bạn nào đặt câu nhanh và đúng sẽ chiến thắng trong tổ. Gợi ý: Trong câu hỏi, cần xác định 2 thành phần ý nghĩa: nội dung điều muốn hỏi; ý hỏi và sự thể hiện quan hệ giữa người hỏi và người được hỏi. ? Đọc bài tập 5 và nêu yêu cầu của bài tập. ? Tìm tình thái từ trong tiếng địa phương em hoặc tiếng địa phương khác? Gợi ý: Dùng phương pháp đối chiếu, so sánh tình thái từ toàn dân với tình thái từ địa phương để tìm. III. LUYỆN TẬP 2. Bài tập 2: (T82) a) chứ: nghi vấn, điều muốn hỏi phần nào đã được khẳng định. b) chứ: nhấn mạnh điều khẳng định, cho là không thể được. c) ư: hỏi, phân vân. d) nhỉ: thái độ thân mật. e) nhé: dặn dò, thái độ thân mật. g) vậy: thái độ miễn cưỡng. h) cơ mà: thái độ thuyết phục. Bài tập 4 VD: - Thưa cô, ngày mai lớp ta có đi lao động không ạ? - Đằng ấy đã học bài rồi chứ? - Bố ơi, bao giờ thì bố cho con đi thăm bà ạ? Bài tập 5 VD: - Đi mạnh giỏi nghen. (Miền Nam) - Đừng làm như thế nữa nha. (Miền Nam) - Anh nói thế dư mà em lại nghĩ khác. (Nam Định) HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p ?Vẽ sơ đồ tư duy bài học: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm ? Vẽ bản đồ tư duy biểu thị kiến thức trong chủ đề TỪ LOẠI. Bước 4. Hướng dẫn về nhà ( ) * Đối với bài cũ: - Học thuộc các ghi nhớ. - Hoàn thành các bài tập. - Giải thích ý nghĩa của tình thái từ trong văn bản “Đánh nhau với cối xay gió”. - Tìm thêm một số ví dụ và tình huống giao tiếp có sử dụng tình thái từ. - Vận dụng kiến thức đã học để nhận biết trợ từ, thán từ trong văn bản tự chọn. - Viết 1 đoạn văn có sử dụng trợ từ, thán từ và tình thái từ. * Đối với bài mới: Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. - Những yếu tố cần thiết để xây dựng đoạn văn tự sự là gì? - Vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn tự sự? - Quy trình xây dựng đoạn văn tự sự gồm mấy bước? Nhiệm vụ của mỗi bước là gì? - Thực hiện các nội dung câu hỏi trong sách giáo khoa. - Chuẩn bị đề 1