Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Luyện tập viết đoạn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tập làm văn: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nhận diện được các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự. - Vận dụng kiến thức về các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự, thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm. 2. Kĩ năng - Biết sử dụng sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn kể chuyện. - Biết viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 90 chữ 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân, ra quyết định: sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự. - Năng lực giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự. 4. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích các văn bản tự sự. * Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, HẠNH PHÚC, ĐOÀN KẾT, YÊU THƯƠNG, HỢP TÁC, TÔN TRỌNG. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu). - Học sinh: + Đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan. + Soạn bài và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp: dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP nghiên cứu trường hợp điển hình. - Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, động não, giao nhiệm vụ, trình bày một phút, KT hỏi và trả lời, KT tóm tắt tài liệu theo nhóm… D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Bước 1. Ổn định tổ chức (1’) - Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:………………………………………………. - Kiểm tra sĩ số học sinh: Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng) Bước 2. Kiểm tra bài cũ (4’): 2.1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - GV yêu cầu các tổ báo cáo kết quả chuẩn bị bài. - GV nhận xét thái độ chuẩn bị của học sinh, đánh giá cao học sinh. 2.2. Kiểm tra nội dung bài ? Tại sao trong văn bản tự sự hay kết hợp với miêu tả và biểu cảm? Làm thế nào để phân biệt được kiểu văn bản tự sự - miêu tả - biểu cảm? * Đáp án (sơ lược): Hình dung sự việc, làm cho sự việc trở nên dễ hiểu hấp dẫn, nhân vật chính gần gũi, sinh động hơn -> bổ trợ cho sự việc, nhân vật thêm nổi bật. Bước 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút - GV: Ở lớp 6, 7, văn miêu tả, biểu cảm, tự sự được giới thiệu tách rời như những phương thức biểu đạt độc lập nhằm giúp các em nắm chắc từng phương thức. Tuy nhiên, trong thực tế, một văn bản thường là sự kết hợp nhiều phương thức khác nhau để làm cho văn bản thêm sinh động. Vì vậy, trong văn tự sự, ngoài yếu tố kể là chính còn cần phải kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm thì câu chuyện mới hay và đi vào lòng người. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 20p HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Tìm hiểu từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm. * HS quan sát 3 đề bài. ? Những yếu tố cần thiết để xây dựng đoạn văn tự sự là gì? - Sự việc: sự vật lớn - nhỏ. Cần kể rành mạch rõ ràng, có đầu, có cuối... - Nhân vật chính: Chủ thể của hành động, chứng kiến mọi sự việc diễn ra..; ngoài ra còn có những nhân vật phụ... ? Vai trò của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự? - Hình dung sự việc, làm cho sự việc trở nên dễ hiểu hấp dẫn, nhân vật chính gần gũi, sinh động hơn -> bổ trợ cho sự việc, nhân vật thêm nổi bật. ? Qui trình xây dựng đoạn văn tự sự gồm mấy bước? Nhiệm vụ của mỗi bước là gì? 5 bước: => HS trình bày một đoạn văn -> GV nhận xét bổ sung. ? Tìm hiểu qui trình xây dựng đoạn văn (đề 1). - B: Lựa chọn sự việc chính: đối tượng là đồ vật (lọ hoa). - B2: Lựa chọn ngôi kể: thứ nhất, số ít (Em). - B3: Xác định thứ tự kể: + Khởi đầu: cảm tưởng, nhận xột, hành động. + Diễn biến: kể sự việc một cách chi tiết (xen kẽ miêu tả, biểu cảm). + Kết thúc: suy nghĩ, cảm xúc của bản thân. - B4: Xác định các yếu tố miêu tả, biểu cảm (Dự định miêu tả phần nào? Bộc lộ cảm xúc chi tiết nào?...) + Lọ hoa đẹp như thế nào ? (miêu tả) + Khi làm vỡ thái độ, tình cảm của em ra sao? (biểu cảm, suy nghĩ) - B5: Viết thành đoạn văn. - Cấu trúc đoạn văn: Diễn dịch hay qui nạp ? cần tiến hành như thế nào? *Lựa chọn sự việc chính b: Giúp một bà cụ qua đường vào lúc đông người và nhiều xe cộ đi lại. ? Em sẽ lựa chọn ngôi kể như thế nào? - Tôi - ngôi thứ nhất. ? Chọn ngôi thứ nhất có tác dụng gì khi kể? - Sự việc chân thực, dễ bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ. ? HSTB: Theo em, câu chuyện bắt đầu kể từ đâu? - Một bà cụ đứng sát mép đường, đang muốn qua đường nhưng xe cộ đi lại nhiều nên lo lắng, sợ hãi chưa sang được. ? HSTB: Sau đó, câu chuyện diễn ra như thế nào? - Em chạy lại dắt bà cụ qua đường: + Chào hỏi cụ. + Đưa cụ qua đường cẩn thận như thế nào. ? Kết thúc câu chuyện như thế nào? - Bà cụ sang đường được, cảm ơn, tâm trạng vui sướng, cảm động. - Tâm trạng của em. ? HSK,G: Khi làm bài, em dự định đan xen yếu tố miêu tả như thế nào? - Gợi ý yếu tố tả: (Đó là bà cụ như thế nào?) Tả bà cụ: + Tóc, lưng, dáng vóc, đi lại... + Cụ lúng túng, sợ sệt, vẻ mặt. + Tả đường phố đông xe cộ đi lại. ? Khi thấy cụ già như thế, tình cảm thái độ của em như thế nào? - Thấy bà cụ: ái ngại. - Giúp bà cụ: sung sướng. - Bà cụ sau khi được giúp: sung sướng, khen. ? Sau khi đủ các bước trên, em sẽ làm gì? - Viết thành đoạn văn kết hợp yếu tố kể, tả, biểu cảm. ? Em hãy chốt lại các bước viết ĐV tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm? - 5 bước. I. Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm. 1. Phân tích ngữ liệu: sgk-83 *Những yếu tố cần thiết để xây dựng đoạn văn tự sự: Sự việc: lớn - nhỏ, rành mạch rõ ràng, có đầu, có cuối... Nhân vật chính: Chủ thể của hành động, chứng kiến mọi sự việc diễn ra.. *Yếu tố miêu tả, biểu cảm bổ trợ cho sự việc, nhân vật thêm nổi bật. *Quy trình viết đoạn văn tự sự: 5 bước: - B1: Lựa chọn sự việc chính. Có đối tượng là con người (b) Có đối tượng là đồ vật (a) Sự việc mà con người là chủ thể tiếp nhận: Nhận món quà (c) - B2: Lựa chọn ngôi kể. - B3: xây dựng thứ tự kể. - khởi đầu - diễn biến - kết thúc - B4: xây dựng liều lượng các yếu tố miêu tả, biểu cảm sẽ viết trong đoạn văn. - B5: Viết thành đoạn văn. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng kỹ năng - Phương pháp: PP vấn đáp, PP hoạt động nhóm. - Hình thức tổ chức: học theo cá nhân, nhóm. - Phương tiện: máy chiếu. - Kĩ thuật: động não, hợp tác, trình bày một phút, viết sáng tạo.. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập: ? Đọc và xác định yêu cầu BT1 ? - HS thảo luận -> trình bày. - HS viết ra phiếu học tập. -> 2 HS đọc, HS khác nhận xét. ? Xác định yếu tố tự sự trong đoạn em vừa đọc. ? Yếu tố miêu tả, biểu cảm? Bảng phụ (đoạn văn mẫu): Tôi là một ông giáo nên được lão Hạc rất tin tưởng và tôn trọng. Có bất cứ chuyện gì, lão cũng sang tâm sự với tôi. Ngay cả việc bán con chó lão cũng bàn bạc với tôi mấy lần. Một hôm, lão sang nhà tôi và cho tôi biết lão đã bán con Vàng rồi. Lão cố làm ra vui vẻ nhưng tôi trông lão khổ sở lắm. Tôi ái ngại hỏi “Thế nó cũng cho bắt à?”. Vậy mà lão đã khóc và kể lại cho tôi nghe việc con chó bị bắt như thế nào. Dường như lão ân hận lắm! Hướng dẫn làm BT2: ? Đoạn văn trên đã kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm ở chỗ nào? Các yếu tố miêu tả và biểu cảm giúp Nam Cao thể hiện được điều gì? Học sinh thảo luận nhóm bàn trong 2p. * Xác định: - Yếu tố miêu tả: miêu tả tâm trạng, hình dáng của lão Hạc khi kể về việc bán chó. (cố làm ra vui vẻ, cười như mếu, đôi mắt ầng ậc nước, co rúm lại, những vết nhăn xô lại với nhau...) - Yếu tố biểu cảm: Tình cảm, thái độ của “tôi” khi nghe lão Hạc kể - tình cảm của lão Hạc đối với con Vàng (không xót xa 5 quyển sách, ái ngại cho lão, hỏi cho có chuyện). *Tác dụng: - Giúp tác giả khắc sâu vào lòng người đọc một lão Hạc khốn khổ về hình dáng, đau đớn, quằn quại về tinh thần của nhân vật lão Hạc trong giây phút ân hận xót xa vì bằng này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa con chó  khắc sâu tâm trí người đọc về hình ảnh lão Hạc. - Thể hiện sự cảm thông, thương xót của tác giả với nhân vật. II. Luyện tập 1. Bài tập 1: Đóng vai ông giáo - Sự việc: Lão Hạc báo tin đã bán cậu Vàng..., tâm trạng đau khổ, tự dằn vặt. - Miêu tả: Thái độ của lão, vẻ mặt, tâm trạng. - Biểu cảm: Thái độ của “tôi” (ông giáo). 2. Bài tập 2: So sánh đoạn văn vừa viết với đoạn văn trong văn bản. Đoạn văn của Nam Cao: Từ chỗ“Lão Hạc sang nhà tôi...hu hu khóc”. *Xác định: - Yếu tố miêu tả: miêu tả tâm trạng, hình dáng của lão Hạc khi kể về việc bán chó. - Yếu tố biểu cảm: Tình cảm, thái độ của “tôi” khi nghe lão Hạc kể - tình cảm của lão Hạc đối với con Vàng. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p Nhắc lại hệ thống: Các bước viết văn tự sự, đan xen yếu tố miêu tả, biểu cảm... Đoạn văn, bài văn tự sự của em đã kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm chưa? HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm ? Em có phương hướng gì để có sự kết hợp các yếu tố ấy hiệu quả nhất trong bài viết của mình? ?Yêu cầu học sinh sưu tầm và tìm đọc những đoạnvăn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm. - HS hoàn thành các bài tập vào vở. Bước 4. Hướng dẫn về nhà ( ) * Đối với bài cũ: + Rút ra được bài học trong việc viết đoạn văn tự sự có kết hợp các yếu tó kể, tả, biểu cảm: Đoạn văn được sắp xếp nhằm mục đíc tự sự, các yếu tố miêu tả và biểu cảm được đưa vào bài chỉ khi cần thiết và không làm tới việc kể chuyện. + Viết đoạn văn tự sự kể lại một sự việc trong một câu chuyện đã học, trong đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. * Đối với bài mới: Văn bản: Chiếc lá cuối cùng (tiếp theo chủ đề Văn học nước ngoài) + Sưu tầm tranh ảnh về tác giả - tác phẩm. + Đọc nhiều lần, tóm tắt văn bản. + Tìm hiểu bố cục, PTBĐ. + Trả lời các câu hỏi phần Đọc - hiểu văn bản.