Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Tìm hiểu yếu tố tự sự, biểu cảm trong văn nghị luận. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tập làm văn: TÌM HIỂU YẾU TỐ TỰ SỰ, BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu sâu hơn về văn nghị luận, thấy được tự sự và miêu tả là những yếu tố rất cần thiết trong văn nghị luận. - Nắm được cách thức cơ bản khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận. 2. Kĩ năng - Nhận biết yếu tố tự sự, biểu cảm và tác dụng của nó trong bài văn nghị luận. - Biết đưa yếu tố tự sự, biểu cảm vào bài văn nghị luận hợp lí, có hiệu quả, phù hợp vơi lô- gic lập luận của bài văn nghị luận. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học. 4. Thái độ - Có ý thức sử dụng yếu tố tự sự, biểu cảm trong văn nghị luận một cách hợp lí. * Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức các giá trị sống: trách nhiệm, hạnh phúc, đoàn kết, yêu thương, hợp tác, tôn trọng. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu, tranh). - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan, tranh, usb + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: (1 phút)Kiểm tra sĩ số Ngày giảng Lớp Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình luyện tập 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (1’): - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Phương pháp: đàm thoại. - Kĩ thuật: trình bày một phút. Ở lớp 6 các em đã được học các yếu tố tự sự và miêu tả, Trong văn nghị luận ngoài yếu tố biểu cảm có cần đưa miêu tả và tự sự vào nghị luận không? Yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò gì trong văn nghị luận? Chúng ta cùng tìm hiểu. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (10’) - Mục tiêu: tìm hiểu về yếu tố tự sự, biểu cảm trong văn nghị luận. - Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp. - Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu - Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,... Hoạt động 1: Tìm hiểu yếu tố tự sự, biểu cảm trong văn nghị luận. I. Yếu tố tự sự và biểu cảm trong văn nghị luận ? Đọc ví dụ ? Tìm yếu tố tự sự và miêu tả? yếu tố tự sự: Vị chúa tỉnh ...ra lệnh...đi lính tình nguyện hoặc xì tiền ra. - Yếu tố miêu tả: Tấp nập đi đầu quân, chỗ anh, đỏ...tốp bị xích tay điệu đi, lính gác, lưỡi lê tuốt trần - Vì 2 đoạn văn làm sáng tỏ 2 luận điểm để nghị luận chứ không phải dùng để tự sự hay miêu tả. ? Vì sao không thể xếp đoạn văn trên là văn tự sự hay miêu tả? GV: Hai đoạn văn trên có nhiều yếu tố tự sự, miêu tả nhưng không thể gọi là văn tự sự, miêu tả vì các yếu tố ấy được sử dụng chỉ nhằm mục đích làm sáng tỏ vấn đề: tố cáo tội ác và sự lừa bịp của thực dân Pháp giữa lời nói và hành động, việc làm. Các yếu tố ấy không nhằm để kể, tả mà nhằm làm sáng tỏ luận điểm -> nghị luận - GV treo bảng phụ không còn yếu tố tự sự, miêu tả ? Giả sử bỏ những yếu tố tự sự, miêu tả ấy liệu có ảnh hưởng gì đến mạch lập luận và luận điểm không? - Quan sát, trả lời GV: Nếu tước bỏ những câu, đoạn tự sự, miêu tả cả hai đoạn văn trở lên khô khan, mất hẳn đi vẻ sinh động thuyết phục và hấp dẫn. - Yếu tố TS và MT rất cần thiết trong văn nghị luận vì nó giúp cho đoạn nghị luận rõ ràng, sinh động, có sức thuyết phục hơn. ? Từ đó em rút ra nhận xét gì về vai trò của các yếu tố TS, MT trong văn nghị luận? ? Đọc văn bản 2? ? Hãy tìm các yếu tố TS và MT trong văn bản trên và cho biết tác dụng của nó? - Yếu tố tự sự và miêu tả: Kể chuyện thụ thai, bỏ lên rừng, không nói cười,...với người Kinh thêu cờ lệnh bằng chăm dệt chỉ ngũ sắc...-> làm rõ luận điểm sự gần gũi giống nhau các truyện anh hùng đẹp của dân tộc Việt Nam. ? Vì sao tác giả không kể lại kĩ càng, đầy đủ toàn bộ hai truyện chành Trăng và nàng Han mà chỉ kể tả một số chi tiết hình ảnh? - Hai truyện ấy không được kể và tả tất cả vì : nhằm mục đích chính là nghị luận, vì ít người biết nội dung hai truyện ấy cụ thể -> giúp người đọc biết được sự gần gũi, giống nhau như thế nào. * Lưu ý : Khi đưa yếu tố tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận cần cân nhắc kĩ những yêu cầu không có không được, chỉ để làm sáng tỏ luận điểm mà thôi. Nếu ở đoạn cuối tác giả lại kể chi tiết đánh giặc, bay lên trời, để lại một số di tích lịch sử thì quá thừa ? Vậy khi đưa yếu tố TS và MT vào bài văn nghị luận cần chú ý điều gì ? Vì sao? ? Đọc ghi nhớ SGK/ T116 - GV chốt và gọi HS đọc ghi nhớ 1. Phân tích ngữ liệu 1.1 - Đoạn văn (a) có yếu tố tự sự - Đoạn văn (b) có yếu tố tự sự và miêu tả nhằm làm sáng tỏ luận điểm để nghị luận. - Yếu tố TS và MT rất cần thiết trong văn nghị luận vì nó giúp cho đoạn nghị luận rõ ràng, sinh động, có sức thuyết phục hơn. 1.2. - Đoạn văn (1), (2): Yếu tố TS, MT -> làm sáng tỏ luận điểm: Sự gần gũi, giống nhau giữa các truyện anh hùng của các dân tộc Việt Nam. - Khi đưa yếu tố tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận cần vừa đủ để làm sáng tỏ luận điểm mà thôi. 2. Ghi nhớ: SGK/ T116 Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập II. Luyện tập Hoạt động 2: Luyện tập ? Đọc và nêu yêu cầu bài tập1? Yêu cầu: Tìm yếu tố tự sự và miêu tả sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng khi dùng chúng ? Đọc, xác định yêu cầu bài tập? - Thảo luận nhóm, trình bày Nhận xét - Yếu tố tự sự : sắp trung thu, đêm trước rằm đầu tiên từ ngày bị giam giữ, mười mấy ngày qua, bộ mặt nhà giam, phải đi ra với đêm… -Yếu tố miêu tả : Trời xứ Bắc hẳn trong, trăng hẳn tròn và sáng. Đêm nay trăng sáng quá chừng. Trong suốt, bao la, huyền ảo vỗ về… * Tác dụng : - Yếu tố tự sự trong văn bản giúp người đọc hình dung rõ hơn hoàn cảnh sáng tác bài thơ và tâm trạng của nhà thơ. - Yếu tố miêu tả làm cho người đọc như trông thấy trước mắt khung cảnh của đêm trăng và cảm xúc của người thi sĩ, để nhận thấy rõ hơn chiều sâu của tâm tư, ở đó bên trong sự im lặng có chứa đựng biết bao tính cảm dạt dào trước trăng, trước đêm, trước cái đẹp. ? Nếu viết bài tập làm văn theo đề bài: “ Nêu ý kiến của em về vẻ đẹp của bài ca dao trong đầm gì đẹp bằng sen”? Thì em có vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả bài làm không? Vì sao? - Theo dõi bài đọc thêm, nhận xét - GV nhận xét. II. Luyện tập BT1/ T116 - Tìm yếu tố TS và MT. Tác dụng + Yếu tố TS : Sắp trung thu...giam giữ. Mười mấy… nhà giam.Phải đi…làm thơ + Yếu tố MT: Trời xứ Bắc hẳn trong, trăng hằn tròn và sáng. Đêm nay... lồng trong bóng cây…Đêm nay rất đẹp. Nó ăm ắp tình tứ …bộc lộ… + Tác dụng: Làm cho đoạn bình giảng, phân tích có sự đồng cảm ở chiều sâu cảm xúc, nó gợi thêm sự đồng cảm và tưởng tượng của người đọc BT2/ T116 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5’) - Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn nghị luận sử dụng yếu tố biểu cảm. - Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại - Kĩ thuật: động não, viết sáng tạo, trình bày. ? Sưu tầm một số đoạn văn nghị luận có yếu tố tự sự và miêu tả và phân tích tác dụng của yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn nghị luận đó? - Nhóm bàn chuẩn bị trước ở nhà - Các nhóm trình bày, nhận xét - GV nhận xét HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI – MỞ RỘNG (2’) - Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học để lập bảng tổng kết . - Phương pháp: thuyết trình. - Kĩ thuật: trình bày một phút, động não. ? Qua tiết học ngày hôm này, em đã nắm được những nội dung gì? HS chia sẻ. GV nhận xét buổi học. 4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) * Đối với bài cũ: - Học thuộc phần ghi nhớ - Hoàn thành bài tập còn lại. * Chuẩn bị bài mới: Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục. - Đọc kĩ bài. - Chuẩn bị theo nội dung SGK.