Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Văn bản: ÔNG GIUỐC – ĐANH MẶC LỄ PHỤC ( Trích “Trưởng giả học làm sang” ) -Mô-li-e- A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu được tiếng cười chế giễu thói “trưởng giả học làm sang”. - Hiểu được tài năng của Mô - li - e trong việc xây dựng một lớp hài kịch sinh động. 2. Kĩ năng - Biết đọc phân vai kịch bản văn học. - Biết phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật kịch. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp. 4. Thái độ - Xác định giá trị bản thân: sống có trách nhiệm với vận mệnh đất nước, dân tộc. * Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức các giá trị sống: trách nhiệm, hạnh phúc, đoàn kết, yêu thương, hợp tác, tôn trọng. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (bảng phụ, máy chiếu) - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhpóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: (1 phút)Kiểm tra sĩ số Ngày giảng Lớp Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình luyện tập 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (1’): - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Hình thức: hoạt động cá nhân. - Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ. G cho H xem clip vở kịch, dẫn vào bài..... HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (23’) - Mục tiêu: tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. - Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp. - Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu - Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,... Giáo viên cho học sinh xem video "Trưởng giả học làm sang" (gặp nhau cuối tuần) Sau đó dẫn dắt vô bài Hoạt động 1: GV giới thiệu cho HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. I. Giới thiệu chung ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả? - Môlie (1622-1673) tên thật là Jean Baptiste.Là nhà soạn kịch lớn của nước Pháp thế kỉ XVII, nhà viết hài kịch của chủ nghĩa cổ điển Pháp. - Chuyên viết và diễn hài kịch (những vở kịch gây ra những tiếng cười vui tươi, lành mạnh hoặc châm biếm, chế giễu những thói hư, tật xấu của con người trong xã hội Pháp đương thời). - Tên tuổi của ông gắn liền với các vở hài kịch nổi tiếng: Tactuyp (1664), Đông giuăng (1665), Người ghét đời ( 1666), lão hà tiện (1668), Trưởng giả học làm sang ( 1670), Những bà thông thái rởm (1672), người bệnh tưởng (1673)... - Mô- li- e còn là diễn viên chính thủ vai các tác phẩm của mình . Cuộc đời bi đát của ông đã chấm dứt trên sân khấu vì đói nghèo và kiệt quệ. 1. Tác giả - Môlie (1622- 1673) - Là nhà soạn kịch nổi tiếng của nước Pháp thế kỉ XVII. - Chuyên viết và diễn hài kịch. ? Đoạn trích ở vở hài kịch nào? - Vở hài kịch “ trưởng giả học làm sang” (gã tư sản học làm quí tộc) là vở hài kịch 5 hồi (màn) chế giễu Giuốc đanh một lão nhà giàu ngu dốt nhưng lại tấp tểnh học đòi làm quí tộc sang trọng của Mô- li- e được trình diễn lần đầu ngày 14/ 11/ 1670 tại Sam- bơ cho triều đình xem. - Tác giả đã tạo nên bức tranh xã hội Pháp thế kỉ XVII vô cùng sinh động và chân thật: Những gã trọc phú học đòi quí tộc một cách ngu ngốc, kệch cỡm, những tên quí tộc kiểu cách dởm giả dối, xảo trá, tham lam. Mô- li-e đặt niềm tin ở thế hệ trẻ, những người có hiểu biết, giàu lòng nhân ái. Ông đề các giá trị đích thực của các nhân. Nhà viết kịch đã sử dụng tiếng cười như một vũ khí sắc bén để tấn công lối sống cầu kì rởm của tầng lớp quí tộc Pháp đương thời và đám trưởng giả lố bịch đang quí tộc hóa. - Đoạn trích cảnh 5: Cảnh cuối hồi 2. Ông giuốc- đanh mời thầy đến dạy kiếm thuật, dạy triết học, dạy viết văn, làm thơ. 2. Tác phẩm - Được trích trong vở kịch Trưởng giả học làm sang (1670) gồm 5 hồi. - Đoạn trích cảnh 5: Cảnh cuối hồi 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản II. Đọc - hiểu văn bản Giáo viên hướng dẫn cách đọc. Phân theo vai: Dẫn truyện- nhắc vai,Ô ;ng Giuốc- đanh, Phó may, Thợ phụ . GV hướng dẫn học sinh cách đọc phân vai. Yêu cầu đọc diễn cảm để gây được không khí kịch ? Giải nghĩa các chú thích 1, 2, 3, 6, 11? 1. Đọc - chú thích ? Chỉ ra thể loại của văn bản? ? Giải thích thể loại: Hài kịch (kịch vui, kịch cười). - Là một thể loại kịch, trong đó tính cách, tình huống và hành động được thể hiện dưới dạng buồn cười, ẩn chứa cái hài, nhằm diễu cợt, phê phán cái xầu, cái lố bịch, cái lỗi thời để tống tiền nó một cách vui vẻ ra khỏi đời sống xã hội. Nó là thể loại đối lập với bi kịch. Hài kịch kết thúc nhất thết phải có hậu, vui vẻ. - Hài kịch của Môlie nói chung, vở kịch “Trưởng giả học làm sang” nói riêng được coi là mẫu mực của thể loại hài kịch cổ điển. ? Căn cứ vào các chỉ dẫn ( chữ in nghiêng trong văn bản), cho biết lớp kịch gồm mấy cảnh? Nêu giới hạn và nội dung chính từng cảnh? - Cảnh 1: Từ đầu -> cho các nhà quý phái Cảnh ông Giuốc-đanh và bác phó may trao đổi với nhau về bộ lễ phục. - Cảnh 2: Đoạn còn lại Cảnh 4 chú thợ phụ ra mặc lễ phục cho ông Giuốc-đanh, tâng bốc ông để xin tiền uống rượu. Được đề cao, ông Giuốc-đanh đã 3 lần cho họ tiền. 2. Kết cấu, bố cục - Thể loại: Hài kịch - Bố cục: 2 cảnh + Ông Giuốc- đanh và phó may. + Ông Giuốc- đanh và tay thợ phụ. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích 3. Phân tích ? Chú ý quan sát lại cảnh 1 của vở kịch, ở cảnh này diễn ra cuộc đối thoại của những nhân vật nào với nhau? - Ông Giuốc đanh và bác phó may. ? Cuộc đối thoại giữa ông Giuốc-đanh và bác phó may xoay quanh những chuyện gì? ? Mối quan tâm chính của họ hướng đến đối tượng nào? - Bộ lễ phục ? Ông Giuốc- đanh đã phát hiện ra điều gì không bình thường trên bộ lễ phục mới may? ? Cùng với lời phàn nàn về đôi bít tất, đôi giày chật cứng và công thêm chiếc áo may làm hoa bị ngược đã chứng tỏ thêm điều gì trong nhận thức của ông Giuốc –đanh? ? Tại sao ông lại dễ dàng thay đổi ý kiến? - Phó may lí luận liền, vớ vẩn để ông tin. ? Qua đó chứng tỏ thêm điều gì về tính cách của ông? - Kém hiểu biết nhưng lại thích danh giá, sang trọng học đòi, dễ bị lừa. ? Trong đoạn này có kịch tính cao, em hãy chỉ ra kịch tính, mâu thuẫn gây cười thể hiện ở những câu nói nào? - Ông Giuốc-đanh từ chỗ khó tính, khắt khe, bỗng bị lừa một cách dễ dàng … ? Kịch tính gây cười ở đoạn này thể hiện ở chỗ nào? Giáo viên: Tiếng cười bật ra trước sự ngớ ngẩn và hiếu danh, ngu ngốc của Giuốc- đanh. ? Nhưng đến lúc Giuốc đanh phát hiện phó may ăn bớt vải thì phó may đối phó ntn? ? Em đánh giá gì về cách đối phó của ông ta? ? Cách đối phó này có tác dụng gì? - Tình tiết gây cười mới: Tính cách học đòi làm sang của Giuốc đanh lại bộc lộ. ? Theo dõi chi tiết ở cuối cảnh 1, nêu tác dụng của những chi tiết này? - Chi tiết tạo đã cho vở kịch phát triển sang sự việc mới để có thêm tình huống gây cười mới. ? Qua đó em hiểu gì về ông Giuốc- đanh? 3.1. Ông Giuốc đanh và bác phó may - 2 người chuyện về: Đôi bít tất chật, bộ tóc giả, lông đính mũ, nhưng chủ yếu xoay quanh bộ lễ phục. - Bộ lễ phục hoa may ngược. -> Vẫn tỉnh táo, có lí trí phân biệt được hay dở - Ông Giuốc- đanh từ chỗ khó tính khắt khe chủ động trở thành bị động trước sự ma mãnh của tay phó may lọc lõi. - Phó may từ bị động -> chủ động. - Phó may: Ngượng nghịu, chống chế, nhanh chóng lảng sang chuyện khác. - Làm ông chủ quên đi chuyện ăn bớt của mình. -> Tác giả đã xây dựng được mâu thuẫn gây cười, kịch tính cao -> Ông Giuốc-đanh dốt nát quê kệch, kém hiểu biết nhưng lại thích danh giá sang trọng, học đòi nên đã bị lừa một cách dễ dàng. ? Đọc đoạn 2. ? Nhận xét về sự chuyển từ cảnh 1 sang cảnh 2? HS: Chuyển khéo léo từ việc may lễ phục cần có cách thức, có nhạc, có thợ phụ giúp-> 4 thợ phụ xuất hiện. ? Tay thợ phụ gọi ông Giuốc đanh là gì? HS: Ông lớn, cụ lớn, đức ông. ? Nhằm làm gì? - Tâng bốc địa vị xã hội của ông Giuốc đanh. ? Hắn thay đổi cách gọi mấy lần? Có phải thật lòng kính trọng ông không? H: thay đổi cách gọi 3 lần - Không. ? Thực chất cách xưng hô này là gì? HS: Thợ phụ láu cá đã điểm đúng huyệt thói học đòi làm sang của ông Giuốc- đanh. Cứ mỗi lần gọi lại là tiếp tục moi tiền. ? Nhận xét về bọn thợ phụ? HS: Ranh ma, nịnh hót, moi tiền. ? Tại sao ông Giuốc đanh lại hỏi lại thợ phụ? - Vừa nghe gọi “ông lớn ” ông đã sung sướng tưởng nghe nhầm. Ông hỏi lại cho chắc chắn ví đây là lần đầu tiên được gọi như vậy. Ông ta đã hào phóng, sự hào phóng đến nực cười - Ông Giuốc- đanh không tiếc tiền thưởng cho những lời tâng bốc ví hám danh vọng ? Tính cách ông thể hiện trong cảnh này như thế nào? H: - Vừa đi vừa mặc lễ phục trong sự giúp đỡ của 4 thợ phụ. ? Thái độ của ông như thế nào? H: - Ông cứ ngỡ như chỉ mặc quần áo quí tộc là đã có thể trở thành ông lớn, đức ông. ? Đọc lời thoại của Giuốc đanh “hà hà ta là … nhé”? ?Nhận xét của em về ông Giuốc- đanh? - Chưa mất trí nhưng hiếu danh, khờ khạo, được đi tàu bay giấy nên liên tục thưởng tiền cho bọn thợ. ? Việc thưởng tiền chứng tỏ Giuốc đanh đang khao khát điều gì? Tính cách nào được bộc lộ? ? Nhận xét cách dùng từ ngữ của tác giả? H: Đại từ nhân xưng được dùng tăng tiến - Tác dụng: Sự háo danh quá mức đến ngu dốt. Bởi vì dù có là quí tộc hẳn hoi thì làm sao có sự tằn cấp liên tục, chớp nhoáng như vậy. Thế mà lần nào ông cũng lâng lâng sung sướng, cũng vui vẻ, thỏa mãn. ? Lớp kịch gây cười ở khiá cạnh nào? - Điều trái với lẽ thường ? Điều gì mỉa mai đáng cười trong sự việc này? 3.2. - Ông Giuốc đanh và tay thợ phụ. * Thợ phụ: - Gọi: Ông lớn, cụ lớn, đức ông. -> Ranh ma, nịnh hót, moi tiền. * Ông giuốc đanh - Hỏi lại - Thưởng tiền - Ông thích được tâng bốc, hãnh diện. - Lâng lâng sung sướng, nở từng khúc ruột. - Giuốc đanh: Háo danh, ưa nịnh. -> Đại từ nhân xưng được dùng tăng tiến -> Kẻ háo danh được khoác danh hão lại tưởng thật, cả cái danh hão cũng phải mua bằng tiền. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết ? Nghệ thuật đặc sắc của văn bản? - Ngôn ngữ kịch: + Ngôn ngữ nhân vật giữ vai trò chính + Ngôn ngữ tác giả giữ vai trò phụ + Ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật khi các nhân vật đối thoại với nhau + Ngôn ngữ trần thuật khi muốn thông báo sự việc diễn ra trên sân khấu. ? Nội dung của văn bản? ? Đọc ghi nhớ SGK/ T122 4. Tổng kết 4.1. Nghệ thuật - Khắc họa tài tình tính cách lố lăng của nhân vật thông qua lời nói và hành động. - Dựng lên lớp hài kịch ngắn với mâu thuần kịch được thể hiện sinh động, hấp dẫn, gây cười. - Ngôn ngữ kịch sâu sắc 4.2. Nội dung, ý nghĩa - Nội dung: Ông Giuốc đanh người dốt, muốn học đòi làm sang hay ưa nịnh, kệch cỡm, bị những kẻ nịnh thần lợi dụng để moi tiền. Ông trở thành nạn nhân của thói nịnh bợ bị rút tiền thưởng, làm trò cười cho mọi người. - Ý nghĩa: Kể về việc ông Giuốc- đanh muốn thay đổi cách ăn mặc, tác giả phê phán thói học đòi cao sang của tầng lớp trưởng giả. 4.3. Ghi nhớ: SGK/ T122 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10’) - Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng làm bài tập. - Phương pháp: PP vấn đáp, thảo luận, - Kĩ thuật: động não, trình bày một phút... ? Đọc phân vai đoạn kịch mà em thích nhất? III. Luyện tập HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (4’) - Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề. - Phương pháp: thuyết trình, giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật: động não, trình bày. ? Nêu suy nghĩ của em về ông Giuốc- đanh - HS tự bộc lộ ? Suy nghĩ của em sau khi học lớp kịc? - Không nên học đòi rởm - Háo danh là thói xấu HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO (2’) - Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học. - Phương pháp: đàm thoại, thuyết trình. - Kĩ thuật: trình bày một phút, động não. ? Từ câu chuyện của ông Giuốc - đanh, em hãy liên hệ để nhận xét thói trưởng giả học làm sang của một số cá nhân hiện nay? - GV khái quát nội dung bài học bằng bản đồ tư duy. 4. Hướng dẫn về nhà (3’): * Đối với bài cũ: - Học bài theo nội dung - Tìm đọc văn bản và các bài viết phân tích văn bản * Đối với bài mới: Lựa chọn trật tự từ (tiếp).