Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Thuế máu. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: THUẾ MÁU (Trích “Bản án chế độ thực dân Pháp”) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Bộ mặt giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp và số phận thê thảm của những người dân thuộc địa bị bóc lột, bị dùng làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa phản ánh trong văn bản. - Nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng sắc sảo trong chính văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu văn chính luận hiện đại, nhận ra và phân tích được nghệ thuật trào phúng sắc bén trong một văn bản chính luận. - Học cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận. - Tìm hiểu, phân tích các luận điểm, luận cứ, cách trình bày vấn đề trong một bài văn nghị luận cụ thể. 3. Định hướng phát triển năng lực * Năng lực chung: - Năng lực tự học tìm hiểu nội dung chính của các văn bản - Năng lực giải quyết vấn đề liên quan đến sự tồn vong của dân tộc và những bài học triết lí về cuộc sống của con người - Năng lực sử dụng ngôn ngữ có sức mạnh lay động lòng người - Thu thập kiến thức xã hội có liên quan; về thực tế về xã hội lịch sử gắn với văn bản - Tự lập, tự tin, có tinh thần vượt khó; - Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng, môi trường tự nhiên,... + Có ý thức công dân yêu tổ quốc, có lối sống trong sáng lành mạnh; + Có tinh thần đấu tranh chống lại kẻ thù. * Năng lực chuyên biệt: - Năng lực đọc hiểu tác phẩm văn học nghị luận Việt Nam và nghị luận nước ngoài - Năng lực đọc diễn cảm tác phẩm văn học nghị luận Việt Nam và nghị luận nước ngoài - Năng lực đọc sáng tạo tác phẩm văn học nghị luận Việt Nam và nghị luận nước ngoài - Năng lực cảm thụ tác phẩm văn học nghị luận Việt Nam và nghị luận nước ngoài - Năng lực đánh giá về những cảm xúc qua các văn bản nghị luận Việt Nam và nghị luận nước ngoài 4. Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Giáo dục học sinh ý thức học tập, nghiên cứu. *Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC. - Tích hợp kĩ năng sống: Suy nghĩ, thảo luận, cảm nhận về giá trị nội dung, nghệ thuật; về ý nghĩa các tình tiết trong tác phẩm hoặc bài học rút ra. - Tích hợp đạo đức: Giáo dục tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (bảng phụ, máy chiếu) - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhpóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: (1 phút)Kiểm tra sĩ số Ngày giảng Lớp Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút 1. Qua văn bản Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp, em hiểu mục đích của việc học là gì?(4đ) 2. Phương pháp học mà Nguyễn Thiếp đề xuất?(6đ) Đáp án: 1- Mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. (4đ) 2- Phép học mà tác giả đề xuất: bắt đầu học từ những kiến thức cơ bản, có tính nền tảng. Sau đó tuần tự tiến lên từ thấp đến cao; học rộng rồi tóm lược cho gọn, học phải đi đôi với hành. (6đ) - GV: Nhận xét, cho điểm 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) Chiếu 1 đoạn video ở 1 trong các tập ( 78,79, 80, 81) của phim lịch sử " Khát vọng non sông" để học sinh thấy được sự tàn độc của giặc Minh khi xâm lược nước ta, từ đó dẫn dắt vào bài Hs quan sát 1 số hình ảnh trên máy chiếu: Chơi trò chơi ai nhanh hơn – đoán tên tác giả thông qua tác phẩm. Khép lại phần văn nghị luận trung đại với những tác phẩm nổi tiếng mà chúng ta vừa học qua như: "Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn”Bình Ngô đại cáo”của Nguyễn Trãi, ”Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, ”Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp hôm nay cô cùng các em sẽ được tìm hiểu một chương trong tác phẩm nghị luận hiện đại đó là văn bản "Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn Ái Quốc. Tác phẩm mà ngay sau khi ra đời đã gây được tiếng vang lớn như một quả bom đầu tiên công phá thành trì của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm (7p) ? Hãy nêu một vài nét khái quát về tác giả GV: Nhắc lại những nét chính về tác giả. Nhấn mạnh Nguyễn Ái Quốc là một trong những tên gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kì hoạt động cách mạng trước 1945. Cái tên Nguyễn Ái Quốc có từ năm 1919 lúc đó Bác thay mặt những người Việt Nam yêu nước gửi bản yêu sách đến hội nghị Véc -Xây ở Pháp, người đã kí tên là Nguyễn Ái Quốc. ? Nêu xuất xứ của văn bản “Thuế máu”? ? Em biết gì về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” H: - Đầu thế kỉ XX, các nước đế quốc thi nhau xâm lược nhiều nơi trên thế giới nhằm vơ vét của cải và nhân lực khiến đời sống của nhân dân ở các nước thuộc địa vô cùng khổ nhục. Làn sóng cách mạng đang lên mạnh mẽ ở khắp nơi. - Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, các nước đế quốc tranh giành nhau quyền lợi, đẩy nhân dân lao động ở nhiều nơi vào lò lửa chiến tranh thảm khốc. GV: Là tác phẩm được Nguyễn Ái Quốc dành nhiều thời gian, đầu tư nhiều công sức nhất trong những năm 1922- 1925. Để hoàn thành tác phẩm người đã tìm đọc nhiều tài liệu, gặp gỡ nhiều nhân chứng, thống kê công phu rất nhiều con số. Tác phẩm gồm 12 chương và phần phụ lục, mỗi chương viết về một chủ đề và tất cả hợp thành một bảng cáo trạng phong phú, đanh thép về tội ác tày trời của chủ nghĩa thực dân, về cuộc sống khốn cùng của người dân các xứ thuộc địa. Hoạt động 2: Đọc, hiểu văn bản(23p) ? Nêu cách đọc văn bản GV: Hướng dẫn H đọc: Đọc đúng ngữ điệu, kết hợp nhiều giọng: khi mỉa mai châm biếm, khi đau xót đồng cảm, khi căm hờn phẫn nộ, khi trào phúng, khi bác bỏ mạnh mẽ... GV: Các cụm từ từ phiên âm tiếng nước ngoài, về vũ khí, các chức danh trong quân đội Pháp thuộc. - GV: Đọc mẫu 1 đoạn P1 - 1 Hs đọc phần 1 - GV nhận xét, sửa lỗi đọc sai cho H (nếu có). ? Em hãy tóm tắt nội dung 2 phần còn lại? Phần 2: Chế độ lính tình nguyện Nguyễn Ái Quốc đã phơi bày những thủ đoạn bắt lính của bọn thực dân: Thoạt tiên chúng túm những người khỏe mạnh, nghèo khổ vì những người này chỉ chịu chết thôi không kêu cứu ai được. Sau đó chúng đòi đến con cháu nhà giàu để buộc họ phải xì tiền ra. Những người bản xứ không hề tình nguyện đi lính họ tìm mọi cách chống lại, khổ sở nhất là họ phải tự làm cho mình những bệnh nguy hiểm vậy mà TDP lại rêu rao là lính tình nguyện. Phần 3: Kết quả của sự hi sinh Sau khi chiến tranh kết thúc những ng¬ười hi sinh x¬ương máu từng đ¬ược tâng bốc trước đây mặc nhiên trở lại " giống ng¬ười hèn hạ". Ng-ười ta đã lột hết tất cả của cải của họ, bị kiểm soát và đánh đập vô cớ, bị cho ăn nh¬ư người ta cho lợn ăn... Đó là kết quả của sự hi sinh xương máu của họ. ? Em hãy giải thích một số từ: Bản xứ, Vòng nguyệt quế, nhũng lạm... ? Thuế máu thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao? HS: Kiểu VBNL vì người viết chủ yếu sử dụng lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề “thuế máu” ? Là VBNL, “Thuế máu” được triển khai bằng hệ thống luận điểm nào? HS: Ba luận điểm (I, II. III). ? Bố cục của đoạn trích gồm mấy phần? Giới hạn và nội dung từng phần HS: 3 phần P 1: Chiến tranh và người bản xứ P 2 : Chế độ lính tình nguyện. P 3 : Kết quả của sự hy sinh.. GV: Tất cả tiêu đề chương, mục đều là của tác giả. ? Nội dung chủ yếu của 3 phần trên là gì HS: Vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa, các thủ đoạn tàn bạo của c.quyền TD Pháp trong việc dùng người dân nước thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của mình trong các cuộc c.tr thảm khốc. Lợi dụng xương máu của những người nghèo khổ... ? Nhận xét về cách đặt tên chương, các phần trong VB? GV: Gợi ý: ? Nhan đề “Thuế máu” có nghĩa là ntn? HS: Trên thế gới không có thứ thuế nào gọi là " thuế máu" . Ở nước ta trong thời kì trước cách mạng tháng tám có thứ thuế thân đánh vào người nam từ 18 tuổi trở lên đã là vô cùng tàn nhẫn. Song người dân thuộc địa còn phải chịu nhiều thứ thuế vô lí, trong đó tàn nhẫn, phũ phàng nhất là bị bóc lột xương máu, mạng sống. => Bác gọi là "Thuế máu" GV: "Thuế máu" là cách gọi bằng hình ảnh, có sức gợi cảm của tác giả ? Cái tên “Thuế máu” gợi lên điều gì? HS: Gợi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa, bao hàm lòng căm phẫn thái độ mỉa mai đối với tội ác ghê tởm của chính quyền thực dân. ? Trình tự và cách đặt tên các phần trong chương gợi điều gì? HS: Gợi lên quá trình lừa bịp, bóc lột đến cùng kiệt thuế máu của bọn thực dân cai trị. GV: Từ chiến tranh và người bản xứ đế chế độ lính tình nguyện rồi chỉ ra kết quả của sự hi sinh các phần nối tiếp như thế chứng tỏ tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, sự phê phán triệt để của Nguyễn Ái Quốc. ? So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở hai thời điểm trước và khi cuộc chiến tranh xảy ra? ? Trước chiến tranh, bọn thực dân Pháp gọi dân thuộc địa như thế nào? HS: Gọi là những da đen bẩn thỉu, An- nam- mít bẩn thỉu, chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị. ? Từ An- nam- mít có nghĩa là gì? HS: Cách gọi người Việt Nam với thái độ khinh bỉ. ? Quan sát bức tranh của Nguyễn Ái Quốc và nêu nhận xét của em? GV: Đây là những bức tranh đả kích của Nguyễn Ái Quốc đã từng được đăng trên báo “Người cùng khổ”. Bức thứ nhất 1922, Bức 2: 1924. Hai bức tranh thể hiện hình ảnh những người dân thuộc địa bị xem là giống ngư¬ời hạ đẳng, ngu si, bẩn thỉu, chỉ đáng làm tay sai, đầy tớ, không được coi là người. Họ bị đối xử thậm tệ, phải kéo xe tay và bị ăn đòn của các quan cai trị. ? Nhưng khi chiến tranh bùng nổ, các quan cai trị thay đổi thái độ ra sao? HS: Tâng bốc, vỗ về, được phong cho những danh hiệu cao quý “Chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. ? Em hiểu thế nào là “cuộc chiến tranh vui tươi”? GV: Là cuộc cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, cuộc chiến tranh để vơ vét của cải, để bóc lột người dân bản xứ, là cuộc chiến tranh của thực dân để bành trướng thế lực - Là cuộc c.tranh vui tươi với thực dân thôi còn với người dân bản xứ đó là cuộc chiến tranh đầy đau khổ bởi người dân bản xứ phải trả giá quá đắt. - Từ “vui tươi” có ý mỉa mai, đả kích ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật của đoạn này? H: Thủ pháp tương phản, giọng giễu nhại, ? Thông qua đó tác giả muốn nêu bật điều gì? GV: Thông qua thủ pháp tương phản, giọng điệu giễu nhại, châm biếm đả kích sâu cay tác giả đã vạch trần giọng lưỡi, thủ đoạn bịp bợm của bọn TDP trong việc bắt người dân bản xứ đi làm bia đỡ đạn. Những lời lẽ của bọn TDP được tác giả nhắc lại với ý nghĩa mỉa mai sâu cay chúng dùng những lời lẽ ngon ngọt để che giấu dã tâm độc ác vô nhân tính. Gv chuyển ý: Những người dân bản xử được bọn thực dân phong cho những danh hiệu cao quý, hão huyền” Chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do” nhưng họ nào được hưởng công lí và tự do mà phải trả một cái giá quá đắt. Chúng ta ? Số phận thảm thương đó của người dân thuộc địa được miêu tả như thế nào? HS: *Người ra trận: - đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu. - đi phơi thây trên các chiến trường châu Âu. - chứng kiến cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học ngư lôi… - bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng. - một số khác nữa thì anh dũng đưa thân cho người ta tàn sát… GV: Bị biến thành vật hi sinh cho lợi ích, danh dự của những kẻ cầm quyền, tác gỉa đã kể ra bao cái chết thảm thương của người lính thuộc địa trên các chiến trường ác liệt, xa xôi. ? Những người dân thuộc địa ở hậu phương cũng phải chịu số phận như thế nào? HS: Bị vắt kiết sức, khạc ra từng miếng phổi. ? Em có nhận xét về cách nêu dẫn chứng và giọng văn của tác giả ở đoạn này? H: Tác liệt kê liên tục các sự việc có thật kèm theo lời bình luận với giọng điệu mỉa mai, châm biếm, lời văn giàu hình ảnh. ? Qua đó em hiểu gì về số phận người bản xứ? - Hs trả lời Gv bình: Với nghệ thuật lập luận sắc sảo bằng cách đưa các chứng cớ có thật kết hợp với lối viết trào phúng mà mỉa mai châm biếm sâu cay đã làm nổi bật số phận đầy thảm thương của những người bản xứ. Đang sống yên bình đột ngột họ phải xa lìa vợ con, phải rời bỏ quê hương, công việc của mình để đi làm bia đỡ đạn. Họ bị phơi thây trên chiến trường hay chết vì thủy lôi. Xương máu của họ, cái chết của họ thật vô nghĩa. Lời văn của tác giả ở đoạn này giẽu cợt mà đầy xót xa...những người ở hậu phương thì cũng không kém: họ phải làm việc kiệt sức trong các xưởng thuốc súng ghê tởm, nhiễm phải các luồng khí độc đỏ ối, khạc ra từng miếng phổi. Đó là một sự trả giá rùng rợn của người dân bản xứ đối với chiến tranh. ? Tác giả nêu 2 con số ở cuối đoạn văn có tác dụng gì HS: Việc nêu 2 con số chính xác ở cuối đoạn đã góp phần tố cáo mạnh mẽ tội ác của bọn thực dân, gây lòng căm thù, phẫn nộ trong quảng đại các dân tộc thuộc địa. Gv: Nêu ra 2 con số chính xác: 70 vạn và 8 vạn, hơn 10% số người bản xứ thiệt mạng trên các chiến trường châu Âu là những con số biết nói. Đó là những luận cứ hùng hồn nhất để lột mặt nạ bộ mặt giả nhân giả nghĩa của nhà cầm quyền thực dân trong chiến tranh. Chúng đã hiện nguyên hình là 1 loài dã thú trong thời đại văn minh. Trước đây dưới thời bắc thuộc bọn xâm lược Phương bắc đã là dã tâm( như cú diều, hổ đói) nay bác còn nhấn mạnh bọn thực dân là cá mập, là đỉa hút máu...Do đó đã góp phần tố cáo mạnh mẽ tội ác thực dân gây lòng căm thù phẫn nộ trong các dân tộc thuộc địa. ?Qua đó làm nổi bật điều gì? GV: Đó là sự trả giá quá đắt, sự trả gía đau thương cho cái danh dự đột ngột và rỗng tuếch của ng¬ười bản xứ . ?Vậy qua học phần I của chương I “Thuế máu” em có suy nghĩ và cảm xúc gì? I. Giới thiệu chung 1. Tác giả - Nguyễn Ái Quốc 2. Tác phẩm - “Bản án chế độ thực dân Pháp” gồm 12 chương xuất bản tại Pa- ri năm 1925, tại Việt Nam năm 1946. - Văn bản nằm ở chương I của tác phẩm II. Đọc- Hiểu văn bản 1. Đọc- Tìm hiểu chú thích 2. Kết cấu – Bố cục - Thể loại: Chính luận - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận - Bố cục : 3 phần P 1: Chiến tranh và người bản xứ P 2 : Chế độ lính tình nguyện. P 3 : Kết quả của sự hy sinh. 3. Phân tích * Nhan đề: Thuế máu - Thuế nộp bằng xương máu, tính mạng con người. -> Gợi sự đau thương, căm thù, tố cáo tội ác của thực dân Pháp. - Cách đặt tên chương - > Gợi quá trình lừa bịp, bóc lột đến cùng kiệt của bọn thực dân Pháp. a. Chiến tranh và “người bản xứ” * Thái độ của quan cai trị Pháp đối với người dân thuộc địa - Trước chiến tranh + Họ bị xem là giống hạ đẳng, bị coi thường đối xử, đánh đập như súc vật. - Khi chiến tranh bùng nổ: + Họ được quan cai trị gọi là: “con yêu”, “ bạn hiền”, “chiến sĩ ...tự do” -> Được tâng bốc vỗ về và phong cho những danh hiệu cao quý. => Thủ pháp tương phản, giọng -> Vạch trần thủ đoạn lừa bịp, bỉ ổi của thực dân Pháp. *Số phận thảm thương của người dân thuộc địa - Những người ra chiến trường: + Xa lìa gia đình, quê hương vì mục đích vô nghĩa + Đem mạng sống đánh đổi lấy những vinh dự hão huyền. - Những người ở hậu phương: + Bị vắt kiệt sức, khạc ra từng miếng phổi. - 8 vạn người bỏ mạng -> Liệt kê, dẫn chứng cụ thể, sinh động, giọng điệu vừa giễu cợt vừa thật xót xa. => Nổi bật số phận thê thảm của những người bản xứ; tố cáo tội ác của bọn thực dân gây lòng căm thù, phẫn nộ trong nhân dân. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10’) - Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng làm bài tập của câu cảm thán. - Phương pháp: PP vấn đáp, thảo luận, - Kĩ thuật: động não, trình bày một phút... HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5’) - Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn sử dụng câu cảm thán. - Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại - Kĩ thuật: động não, viết sáng tạo, trình bày. Hãy viết một đoạn văn ngắn nêu những cảm nhận của em sau khi đọc xong văn bản Thuế máu? HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI – MỞ RỘNG (2’) - Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học để lập bảng tổng kết . - Phương pháp: thuyết trình. - Kĩ thuật: trình bày một phút, động não. Sưu tầm, đọc thêm các tác phẩm viết về tội ác của thực dân Pháp và nỗi thống khổ của nhân dân ta trong xã hội thời đó. 4. Hướng dẫn về nhà: - Học kĩ nội dung bài học, trả lời lại các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản SGK. - Tìm đọc tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” và các thông tin về tác phẩm. - Tóm tắt văn bản lời văn của mình - Tìm đọc các văn bản có nội dung tương tự. - Tiếp tục phát biểu cảm nghĩ sau khi học xong đoạn số phận thảm thương của người dân thuộc địa *Chuẩn bị cho bài sau: Thuế máu (tiếp). - Đọc bài - Chuẩn bị kĩ các phần theo nội dung SGK - GV phát phiếu học tập, học sinh chuẩn bị theo yêu cầu đã ghi trong phiếu + Tìm hiểu về những thủ đoạn và mánh khoé bắt lính của bọn thực dân *Lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền (N1) *Phản ứng của người bị bắt lính (N2) *Kết quả của sự hi sinh (N3) + Nghệ thuật tiêu biểu của văn bản