Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Viết đoạn văn trình bày luận điểm. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tập làm văn: VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nhận biết, phân tích đước cấu trúc của đoạn văn nghị luận - Biết cách viết các đoạn văn trình bày luận điểm theo hai phương pháp diễn dịch và qui nạp. 2. Kĩ năng - Biết viết đoạn văn diễn dich, qui nạp. - Biết lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt trong đoạn văn nghị luận. - Biết viết một đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm có độ dài 90 chữ về một vấn đề chính trị hoặc xã hội. 3. Định hướng phát triển năng lực - - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học. 4. Thái độ - Có ý thức tìm tòi, tích cực sáng tạo trong học tập. * Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức các giá trị sống: trách nhiệm, hạnh phúc, đoàn kết, yêu thương, hợp tác, tôn trọng. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu, tranh). - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan, tranh, usb + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: (1 phút)Kiểm tra sĩ số Ngày giảng Lớp Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình luyện tập 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (1’): - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Phương pháp: đàm thoại. - Kĩ thuật: trình bày một phút. G: Chúng ta đã biết về đặc điểm và chức năng của câu nghi vấn, cầu khiến trong khi nói và viết, chúng ta cũng thường xuyên sử dụng các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến trong khi nói và viết, chúng ta thường xuyên sử dụng các kiểu câu này để nâng cao hiệu quả trong việc tạo lập văn bản, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu chức năng của kiểu câu mới, đó là câu phủ định. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (10’) - Mục tiêu: tìm hiểu về cách trình bày luận điểm. - Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp. - Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu - Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,... Hoạt động 1: Tìm hiểu cách trình bày luận điểm. I. Tìm hiểu cách trình bày luận điểm. Đọc các đoạn văn ? Các đoạn văn thường có câu chủ đề, câu chủ đề có nhiệm vụ như thế nào trong đoạn văn? - Thông báo luận điểm của đoạn văn rõ ràng, chính xác. ? Em hãy xác định câu chủ đề của đoạn văn a,b? ? Luận điểm của đoạn văn a, b? ? Nhận xét về vị trí của câu chủ đề? - Đứng ở đầu đoạn văn (b). - Đứng ở cuối đoạn văn (a). ? Sự khác nhau về vị trí của câu chủ đề dẫn đến sự khác nhau trong cách trình bày nội dung của 2 đoạn văn . Em hãy chỉ ra điều đó? (*) Đoạn (a): Trình bày theo cách qui nạp. Đi từ ý chi tiết cụ thể -> ý chung khái quát. (*) Đoạn (b): Trình bày theo cách diễn dịch. Đi từ ý chung khái quát đến ý chi tiết cụ thể. Qui nạp (1) (2) (3) (4) (5) (6) ( Câu chủ đề ) Diễn dịch (1) ( Câu chủ đề ) (2) ( 3) (4) (5) (6) ? Nhiệm vụ chủ yếu của việc trình bày luận điểm là gì? - Nêu luận điểm. - Trình bày luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm. ? Để nêu được luận điểm cần đạt yêu cầu gì? - Tập viết câu chủ đề: Gọn rõ ý (hạt nhân của luận điểm). ? Yêu cầu của luận cứ? - Phù hợp với luận điểm. ? Từ việc tìm hiểu ví dụ em thấy khi trình bày luận điểm trong bài nghị luận cần chú ý điều gì? + Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung luận điểm trong câu CĐ. + Tìm đủ luận cứ cần thiết tính chất lập luận theo trình tự để làm nổi bật luận điểm. Đọc đoạn văn SGK/ T 80. ? Luận điểm được trình bày trong đoạn? Chất chó đểu giả của vợ chồng Nghị Quế. ? Luận điểm đó có chất thuyết phục là do đâu? Vì sao? + Nhờ các luận cứ cầu khiến chân thực đầy đủ, phù hợp với luận điểm. ? Em hãy nêu cách lập luận của tác giả trong đoạn văn? (khái niệm của lập luận) * Lập luận: Cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm trong đoạn văn. - Luận cứ (1): Vợ chồng Nghị Quế thích chã, yêu chó. - Luận cứ (2): Vợ chồng Nghị Quế dở giọng chó má với mẹ con chị Dậu. => Căn cứ chúng tỏ “Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà nó mới càng thể hiện chất chó đểu giả của nó ra”. ? Nhận xét cách sắp xếp các ý trong đoạn văn? - Các ý được sắp xếp theo trình tự hợp lí (đối lập, tương phản) chặt chẽ. ? Nếu đảo ngược trình tự sắp xếp các luận cứ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc nêu luận điểm? - Chuyện cho con // giọng chó má -> đoạn văn soáy vào ý chung. Bản chất thú vật của bọn địa chủ hiện ra thành hình ảnh rõ ràng, lý thú. ? Em rút ra điều gì về phương pháp trình bày luận điểm qua ví dụ đã phân tích? - Phối hợp giữa nêu luận điểm và trình bày luận cứ. Diễn đạt trong sáng dễ hiểu để luận điểm có sức thuyết phục. ? Đọc to, rõ, ghi nhớ SGK/ T81? 1. Phân tích ngữ liệu: 1.1. NL1: - Câu chủ đề a, Thật là chốn hội tụ...... đế vương muôn đời b, Đồng bào ta ngày nay ... ngày trước. - Khi trình bày luận điểm trong bài nghị luận cần chú ý: + Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung luận điểm trong câu chủ đề. + Tìm đủ luận cứ cần thiết, lập luận theo trình tự để làm nổi bật luận điểm. 1.2. NL2: - Luận điểm: Chất chó đểu giả của vợ chồng Nghị Quế. -> Các ý được sắp xếp theo trình tự hợp lí (đối lập, tương phản) chặt chẽ. - Phối hợp giữa nêu luận điểm và trình bày luận cứ. Diễn đạt trong sáng dễ hiểu để luận điểm có sức thuyết phục 2. Ghi nhớ: SGK (81) Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập II. Luyện tập ? Yêu cầu bài tập 1? Diễn đạt ý mỗi câu văn thành một luận điểm ngắn gọn, rõ ràng. ? Xác định luận điểm của đoạn văn phải dựa vào đâu? Câu chủ đề. Bài tập 1 : a. Cần tránh lối viết dài dòng khiến người đọc khó hiểu. b. Nguyên Hồng thích truyền nghề cho bạn trẻ. ? Yêu cầu bài tập 2? Chỉ ra luận điểm, các luận cứ cách sắp xếp luận cứ của đoạn văn. Đoạn văn -> thực hiện bài tập ( nhóm ) Các luận cứ được đặt ra theo trình tự tăng tiến. Luận cứ (2) biểu hiện mức độ tinh tế cao hơn luận cứ (1) ? Đoạn văn được trình bày theo cách nào? Vì sao? Diễn dịch. Bài tập 2 Chỉ ra luận điểm, các luận cứ cách sắp xếp luận cứ của đoạn văn. * Luận điểm. Tế Hanh là một người tinh tế lắm. * Gồm 2 luận cứ. + Tế Hanh đã ghi....được..... ....chốn quê hương. + Tế hanh đưa ta vào cảnh vật HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5’) - Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn sử dụng câu cảm thán. - Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại - Kĩ thuật: động não, viết sáng tạo, trình bày. Viết đoạn văn triển khai ý của luận điểm. H hoàn thành ra phiếu học tập. G thu 10 phiếu chấm và chữa. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI – MỞ RỘNG (2’) - Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học để lập bảng tổng kết . - Phương pháp: thuyết trình. - Kĩ thuật: trình bày một phút, động não. ? Để làm rõ luận điểm văn giải thích cần phải viết cho dễ hiểu em cần đưa ra những luận cứ nào? - Văn giải thích được viết ra nhằm mục đích làm cho người đọc dễ hiểu. - Giải thích càng khó hiểu thì người viết càng khó diễn đạt được mục đích. - Ngược lại giải thích càng dễ hiểu thì người đọc càng dễ lĩnh hội, dễ nhớ, dễ làm theo. Vì thế: Văn giải thích cần phải viết sao cho dễ hiểu. 4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) * Đối với bài cũ: - Học thuộc phần ghi nhớ - Hoàn thành bài tập còn lại. * Chuẩn bị bài mới: Luận tập xây dựng và trình bày luận điểm ? Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận cần chú ý điều gì? ? Xây dựng hệ thống luận điểm cho đề bài sau: Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ.