Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Ông đồ. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Văn bản : ÔNG ĐỒ (Tiết 1) - Vũ Đình Liên - A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm được: Sự đổi thay trong đời sống XH và sự nuối tiếc của nhà thơ đối với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một - Cảm nhận lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ. 2. Kĩ năng - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. - Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn. - Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học. 4. Thái độ - Giáo dục lòng yêu những di sản văn hoá của dân tộc. * Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, HẠNH PHÚC, ĐOÀN KẾT, YÊU THƯƠNG, HỢP TÁC, TÔN TRỌNG. - Yêu quý, trân trọng, giữ gìn, phát huy những di sản văn hóa của dân tộc B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (bảng phụ, máy chiếu) - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhpóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: (1 phút)Kiểm tra sĩ số Ngày giảng Lớp Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình luyện tập 3. Bài mới: TIẾT 2 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Hình thức: hoạt động cá nhân. - Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ. Gv: Trình chiếu hình ảnh một chữ thường treo trong nhà: Hiếu, Lễ, tín, nghĩa, nhẫn, tâm, Phúc-lộc-thọ, câu đối...và hỏi học sinh, em biết gì về những chữ này? Hs: Suy nghĩ, trả lời Gv chiếu video Ông đồ viết chữ cho học sinh xem Gv: Vậy những người viết ra chữ Thư pháp đó chúng ta gọi là gì? Hs: Ông đồMỗi năm tết đến, xuân về, chúng ta lại bắt gặp hình ảnh biểu tượng cho ngày tết như : Câu đối đỏ, bánh chưng xanh hay những con chữ được treo ở một vị trí trang nghiêm trong nhà...những hình ảnh ấy chính là sản phẩm của ông đồ, vậy ông đồ là ai ? Ông viết những câu đối đó có giá trị như thế nào thì tiết học ... HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. - Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp. - Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu - Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,... Hoạt động 1: GV giới thiệu cho HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. I. Giới thiệu chung * Cho HS quan sát chân dung... ? Hãy giới thiệu những nét tiêu biểu về tác giả? Trình bày. 1. Tác giả - Là một trong những lớp đầu tiên của phong trào thơ mới. - Thơ ông mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. * Bổ sung: VĐL đã từng học luật ở trường Bảo Hộ, từng làm tham tá thương chính ở Hà Nội, tức là rất hiện đại, rất “Tây học” nhưng lại làm thơ về 1 ông đồ xưa . Nhà phê bình Hoài Thanh và Hoài Chân đã viết: “ Trong làng thơ mới, VĐL là 1 người cũ”. - Ngoài những sáng tác thơ ông còn dạy học, là nhà giáo nhân dân, từng chủ nhiệm khoa tiếng Pháp ở trường Đại học sư phạm ngoại ngữ HN. Ông còn dịch sách tiếng Pháp. ? Em biết gì về ông đồ và hình ảnh ông đồ trong bức tranh? 2. Tác phẩm - Sáng tác 1939, in lần đầu tiên trên báo “Tinh hoa”. - Bài thơ “Ông đồ” tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác. “Ông đồ là di tích tiều tụy đáng thương của 1 thời tàn” (Lời của Vũ Đình Liên) * Bổ sung: Ông đồ là người dạy chữ nho xưa. nếu không đỗ đạt làm quan thì thường làm nghề dạy học (ông đồ, thày đồ). Theo phong tục, khi tết đến, người ta thường sắm câu đối họăc đôi chữ nho viết trên giấy đỏ hoặc lụa đỏ để dán trên vách, trên cột nhà, vừa để trang hoàng nhà cửa thêm đẹp, vừa để gửi gắm lời chúc tốt lành. Khi đó người ta phải tìm đến ông đồ (người hay chữ). Ông đồ có dịp trổ tài lại thêm tiền tiêu tết. Vì vậy, dịp giáp tết ông đồ thường xuất hiện với phương tiện “ mực tàu, giấy đỏ” bày trên hè phố để viết câu đối thuê hoặc bán.Tuy viết thuê song chữ của ông thường được mọi người trân trọng thưởng thức. Nhưng rồi những năm đầu TK20, nền Hán học (chữ nho) dần mất vị thế quan trọng khi chế độ thi cử PK bãi bỏ( Khoa thi cuối cùng vào năm 1915) -> một thành trì văn hóa cũ sụp đổ. Các nhà nho từ chỗ là nhân vật trung tâm trong dời sống VH tinh thần của dân tộc được XH tôn vinh bỗng chốc bước lạc hướng thời đại, bị bỏ quên và cuối cùng vắng bóng. trẻ con không đi học chữ nho nữa mà học chữ Pháp, Nhật, quốc ngữ. Cuộc sống tây hóa khiến người ta không còn vui sắm câu đối chơi tết nữa. Ông đồ vắng bóng và biến mất trên đường phố ngày tết và trong tâm trí của mọi người.. -> Bài thơ không bàn bạc về sự hết thời của chữ nho, nhà nho mà chỉ thể hiện tâm trạng ngậm ngùi day dứt về sự tàn tạ, vắng bóng của ông đồ, của con người của 1 thời đã qua. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản II. Đọc - hiểu văn bản - 2 khổ đầu: giọng vui tươi, phấn chấn. - 3 khổ tiếp: chậm rãi, trầm buồn, sâu lắng, thiết tha... - Nhịp: 2/3 hoặc 3/2 Giáo viên đọc mẫu HS: Đọc bài thơ, GV uốn nắn. ? Ông đồ viết câu đối bằng mực tàu, nghiên, bút, hãy giải thích? HS: Chú thích 2 - 6 SGK. GV chiếu: 1. Đọc - chú thích ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Thể thơ này có gì khác với bài thơ “ Tụng giá hoàn kinh sư” của Trần Quang Khải, “Tĩnh dạ tứ” của Lí Bạch? HS: Bài thơ được viết theo thể thơ 5 chữ, một thể thơ quen thuộc trong thơ ca Việt Nam. Khác với các bài thơ kể trên ở chỗ đây không phải là thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt mà là thơ ngũ ngôn gồm nhiều khổ, mỗi khổ 4 câu thơ. ? Xác định phương thức biểu đạt, bố cục cuả bài thơ? HS: + 2 Khổ đầu: Hình ảnh ông Đồ thời đắc ý + 2 Khổ tiếp: ông Đồ thời tàn + Khổ cuối: Tâm trạng của tác giả. GV: Hướng dẫn HS phân tích theo bố cục 2. Kết cấu, bố cục - Thể thơ: ngũ ngôn - PTBĐ: Tự sự+ miêu tả+ biểu cảm - Bố cục: Ba phần: Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích 3. Phân tích HS: Đọc 2 khổ thơ đầu. ? Ông đồ xuất hiện vào thời gian nào? Ở đâu? Ông làm việc gì? HS: xuất hiện khi tết đến xuân về, bên đường phố, viết câu đối thuê. ? Ý nghĩa của từ mỗi năm, “ lại”? HS: Từ “mỗi năm”, “lại” thể hiện sự xuất hiện đều đặn, thường xuyên của ông đồ khi Tết đến xuân về, gợi nên một điều gì đó rất quen thuộc, thân thương. Hình ảnh ông đồ đã trở nên thân quen không thể thiếu trong mỗi dịp tết xuân về. Ông viết câu đối tức là cung cấp một mặt hàng mà mỗi gia đình cần sắm cho ngày tết: " Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh" Hình ảnh ông đồ như hoà vào, góp vào cái rộn ràng, tưng bừng, sắc màu rực rỡ của phố xá đang đón tết. ? Thái độ của mọi người đối với ông đồ ntn? HS: Thái độ của mọi người: ngợi khen, mến mộ, quý trọng ông. “Bao nhiêu người thuê ….”. Mọi người tìm đến ông không chỉ thuê viết chữ mà còn thưởng thức chiêm ngưỡng tài viết của ông. ? Tài năng của ông đồ được thể hiện ở những câu thơ nào. Hãy phân tích? HS: Tài năng của ông đồ được miêu tả qua hình ảnh so sánh “Hoa tay……rồng bay”: Nét chữ phóng khoáng, bay bổng, mềm mại, uyển chuyển, uốn lượn sang trọng như chim phượng hoàng đang múa, như con rồng đang bay trong mây. Ông đồ như một nghệ sĩ đang trổ tài trước sự mến ngộ của mọi người. Cảm nhận về h/ ả ông đồ . ? Cảm nhận về hình ảnh ông đồ qua hai khổ thơ đầu? HS: Ông đồ là hình ảnh không thể thiếu, là trung tâm của sự chú ý, là đối tượng của sự ngưỡng mộ => thời đắc ý. GV: Hình ảnh ông đồ thời đắc ý, ông được tôn vinh, trọng vọng: Đây là thời kỳ chữ nho được coi trọng như vẻ đẹp của một giá trị văn hoá cổ truyền của người Việt. ? Có người bảo đây là những ngày huy hoàng của ông đồ. Có người lại cho rằng ngay từ đầu bài thơ đã cho thấy sự tàn tạ của nho học và thân phận buồn của ồng đồ. Ý kiến của em ntn? HS: PBYK GV: Ông đồ vị trí là ở trường học, nghề nghiệp là dạy học. Nay ông ra đường làm việc bán chữ là một điều bất đắc dĩ. Mà bán chữ đâu phải quanh năm. mỗi năm chỉ bán một lần và mỗi lần chỉ mấy ngày áp tết. Do vậy mà ông đồ dù chưa bị thờ ơ ghẻ lạnh nhưng đã rất cô đơn. Tuy xuất hiện mỗi năm một lần nhưng sức sống của ông đồ đã giảm vì nghề dạy chữ nho đã lụi tàn. Vì thế ngay từ đầu bài thơ, ông đồ đã là cái di tích tuy chưa lộ hết vẻ tiều tụy đáng thương của nó. 3.1. Ông đồ thời hoàng kim - Hoàn cảnh: khi tết đến xuân về. - Mỗi năm, lại -> Hình ảnh ông đồ đã trở nên thân quen, xuất hiện đều đặn giữa cảnh sắc ngày tết. - Thái độ của mọi người: Mọi người náo nức tìm đến ông để thuê viết chữ và ngưỡng mộ tài hoa của ông. - Tài năng: “Hoa tay…rồng bay” -> NT: So sánh -> Ông đồ như một nghệ sĩ đang trổ tài với những nét chữ uốn lượn sang trọng. => Ông đồ là hình ảnh không thể thiếu, là trung tâm của sự chú ý, là đối tượng của sự ngưỡng mộ. => thời đắc ý HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - Thời gian: ( ) ? Có người bảo đây là những ngày huy hoàng của ông đồ. Có người cho rằng ngay từ đầu bài thơ ta đã thấy những ngày tàn của nho học và thân phận buồn của ông đồ. ý kiến của em thế nào? GV: Nếu nhìn từ góc độ bề ngoài thì đây là những ngày huy hoàng của ông đồ bởi vẫn còn “bao nhiêu người thuê viết”. Song thực tế đây là giai đoạn gần cuối của thời nho học, lúc đó chữ Nho chưa mất hẳn vị thế trong cuộc sống của người Việt mà mất dần cho đến lúc vắng hẳn (khi chế độ thi cử PK bãi bỏ - Khoa thi cuối cùng vào năm 1915). Ông đồ đã bắt đầu phải tìm kế mưu sinh: bán chữ trên hè phố. nên có người cho rằng: ngay từ đầu bài thơ ta đã thấy những ngày tàn của nho học và thân phận buồn của ông đồ. 4. Hướng dẫn về nhà (3’): * Đối với bài cũ: - Học thuộc lòng. - Phân tích nội dung khổ 3,4; 5 của bài thơ. ? Hình ảnh ông đồ ở 2 khổ thơ sau và 2 khổ thơ có gì giống và khác với hai khổ thơ trước? ? Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau: “ Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu” “ Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay”. ? Sự đối lập của hình ảnh ông đồ ở 4 khổ thơ đầu đã phản ánh điều gì trong đời sống văn hoá của dân tộc? ? Vậy bài thơ có phải chỉ nói về một ông đồ không? Thông qua ông đồ, nhà thơ muốn nói đến điều gì? ? Tâm tư nhà thơ được thể hiện như thế nào trong 2 câu cuối bài thơ? * Đối với bài mới: Ông đồ ( tiếp) - Đọc kĩ văn bản - Soạn bài phần còn lại theo văn bản SGK Văn bản : ÔNG ĐỒ (Tiết 2) - Vũ Đình Liên - A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm được: Sự đổi thay trong đời sống XH và sự nuối tiếc của nhà thơ đối với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một - Cảm nhận lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ. 2. Kĩ năng - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. - Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn. - Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học. 4. Thái độ - Giáo dục lòng yêu những di sản văn hoá của dân tộc. * Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, HẠNH PHÚC, ĐOÀN KẾT, YÊU THƯƠNG, HỢP TÁC, TÔN TRỌNG. - Yêu quý, trân trọng, giữ gìn, phát huy những di sản văn hóa của dân tộc B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (bảng phụ, máy chiếu) - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhpóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: (1 phút)Kiểm tra sĩ số Ngày giảng Lớp Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - GV yêu cầu các tổ báo cáo kết quả chuẩn bị bài. - GV nhận xét thái độ chuẩn bị của học sinh, đánh giá cao học sinh. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (1’): - Mục tiêu: kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Hình thức: hoạt động theo nhóm - Phương pháp: Thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật: động não, giao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ Gv: Tổ chức cuộc thi Ai biết? Chia lớp thành các nhóm nhỏ (4-8 thành viên), kể tên những đồ dùng để trang trí trong nhà ngày Tết? Hs: Thảo luận nhóm, trình bày Gv: Nhận xét, dẫn dắt vào bài mới Cuộc sống mỗi ngày càng phát triển, cho nên ngày Tết cũng có nhiều khác lạ. Trong nhà, người ta trang trí bằng những dây đèn xanh đỏ nhấp nháy, bằng những chai rượu ngoại, bằng những giỏ quà sang trọng chứ ít thấy những câu đối, những dòng chữ Thư pháp nữa. Vậy ông đồ- chủ nhân của nó sẽ ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu phần 2 của văn bản HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (25’) - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp. - Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu - Kĩ thuật: KT chia nhóm, KT đặt câu hỏi, KT trình bày một phút, động não,... I. Giới thiệu chung II. Đọc - hiểu văn bản Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích 3. Phân tích ? Hình ảnh ông đồ ở 2 khổ thơ sau và 2 khổ thơ có gì giống và khác với hai khổ thơ trước? HS: Vẫn xuất hiện cùng mực tầu, giấy đỏ bên hè phố, nhưng giờ đây đã khác xưa, chẳng còn đâu cảnh bao người thuê viết, tấm tắc ngợi khen, mà là cảnh tượng vắng vẻ đến thê lương: “ Nhưng mỗi năm mỗi vắng….nay đâu?” Ông đồ vẫn ngồi đấy như xưa, nhưng chẳng còn cầm đến bút, chạm đến giấy vì không có ai biết sự có mặt của ông. Ông đồ ở hai khổ thơ sau là ông đồ một thời tàn, bị bỏ rơi vào sự vô tình, lãng quên của mọi người. ? Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau: “ Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu” “ Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay”. HS: PBYK... GV: Bình: Đây là những câu thơ đặc sắc trong toàn bộ bài thơ: tả cảnh nhưng chính là nói nỗi lòng, tức là mượn cảnh ngụ tình, là miêt tả mà biểu cảm, ngoại cảnh mà kì thực là tâm cảnh. Tác giả đã nhân hoá “giấy, mực, nghiên” những vật liệu gắn bó thân thiết, là máu thịt, là linh hồn của cuộc đời ông đồ, để nói lên tâm trạng buồn tủi của ông Những tờ giấy đỏ cả ngày phơi ra mà chẳng một lần nhận lấy những nét bút tung hoành nên buồn bã nhợt nhạt đi không còn thắm đỏ nữa. Mực mài sẵn đã lâu không được chiếc bút lông chấm vào như đọng lại bao nỗi sầu tủi. “Lá vàng rơi” vốn đã gợi sự tàn tạ, buồn bã; đây lại là lá vàng rơi trên những tờ giấy dành viết câu đối của ông đồ. Chỉ là “mưa bụi bay” chẳng phải mưa to gió lớn hay mưa rả rích, dầm dề mà sao ảm đạm và lạnh lẽo đến buốt giá. Đấy là mưa trong lòng người chứ đâu còn là mưa ở ngoài trời. Trời đất dường như cũng ảm đạm, buồn bã cùng với ông đồ. Nỗi buồn tủi của ông đồ như đã thấm vào cảnh vật. ? Các biện pháp nghệ thuật so sánh, tả cảnh ngụ tình có tác dụng ntn trong khổ thơ trên? HS: Gớp phần diễn tả nỗi cô đơn buồn tủi của ông đồ như thấm vào cảnh vật và cảnh vật càng làm tăng thêm nỗi buồn của ông đồ. ? Cảm nhận của em về hình ảnh ông đồ qua bốn câu thơ trên? HS: Giờ đây ông đồ trở nên trơ trọi lạc lõng, tội nghiệp giữa dòng đời trôi chảy, ông ngồi trong mưa bụi bay và lá vàng rơi trên giấy. Ông ngồi đấy lặng lẽ mà trong lòng ông là một tấn bi kịch, là sự sụp đổ hoàn toàn. ông đồ ở 2 khổ thơ sau là ông đồ một thời tàn, bị bỏ rơi vào sự vô tình, lãng quên của mọi người. Hình ảnh đầy xót xa, thương cảm của một lớp người tài hoa đang bị lãng quên, đang tàn tạ trước sự thay đổi của thời cuộc. ? Sự đối lập của hình ảnh ông đồ ở 4 khổ thơ đầu đã phản ánh điều gì trong đời sống văn hoá của dân tộc? HS: Sự thay đổi trong đời sống văn hoá của người VN: GV: Hình ảnh ông đồ thời đắc ý chính là thời kỳ chữ nho được coi trọng, là vẻ đẹp của một giá trị văn hoá cổ truyền của người Việt: Cái thời mà mọi người đều yêu thích, mê chuộng chữ nho. Mỗi khi tết đến người ta thi nhau đi sắm câu đối, hoặc đôi chữ nho viết trên giấy đỏ để trang hoàng trong nhà. Nhưng rồi chế độ khoa cử chữ Hán bị bãi bỏ, chữ nho bị rẻ rúng, ông đồ trở thành hết thời, Tết đến người ta vẫn đua nhau sắm tết, nhưng ở thành phố không mấy nhà còn thích thú sắm câu đối tết. Ông đồ cố bám lấy sự sống, cố bám lấy cuộc đời, nhưng dần dần cuộc đời quên hẳn ông. Nếu trước đây ông đồ là trung tâm chú ý của mọi người, là đỉnh cao của sự ngưỡng mộ, thì giờ đây ông bị rơi vào sự vô tình lãng quên của mọi người. Con người đã lạnh lùng từ chối một giá trị, một nét đẹp văn hoá cổ truyền của dân tộc. Hình ảnh ông đồ chính là “ di tích tiều tụy, đáng thương của một thời tàn” – nói như lời của tác giả. Và nhà thơ Tú Xương cũng đã phản ánh sự suy tàn của chữ nho: “ Nào có hay gì cái chữ nho Ông nghè, ông cống cũng nằm co…” GV chiếu nhận định của tác giả về hình ảnh ông đồ. ? Vậy bài thơ có phải chỉ nói về một ông đồ không? Thông qua ông đồ, nhà thơ muốn nói đến điều gì? HS: ... Vấn đề đặt ra ở đây không phải là thân phận của một ông đồ mà cả một lớp người như ông đồ, một nền nho học GV: Và trong khi mọi người đã quên hẳn ông đồ thì nhà thơ lại luôn nhớ đến ông. điều đó thể hiện rõ ở khổ cuối . HS: Đọc khổ cuối bài thơ – Nội dung của khổ thơ ? Nghệ thuật đặc sắc nào được sử dụng trong hai khổ dầu và cuối của bài thơ và tác dụng của nó? HS: - Phép đối. - Kết cấu đầu cuối tương ứng làm nổi bật chủ đề, tư tưởng, thể hiện rõ sự thất thế, tàn tạ đáng buồn của ông đồ một cách ám ảnh. ? Tại sao tác giả lại gọi ông đồ là “ông đồ xưa” ? HS: Ông đồ đã trở thành dĩ vãng, thành quá khứ, đã vĩnh viễn vắng bóng trong cuộc sống hiện đại. 3.2. Ông đồ thời suy tàn - Xuất hiện: dịp tết đến xuân về cùng mực tầu, giấy đỏ bên hè phố, nhưng giờ đây đã khác xưa- không có người thuê viết. -Giấy đỏ buồn...mực đọng ...nghiên sầu” “ Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay”. -> Bút pháp tả cảnh ngụ tình, NT nhân hoá đặc sắc. -> Nỗi buồn tủi của ông đồ như thấm vào những vật vô tri, vô giác. => Ông đồ trơ trọi, lạc lõng, tội nghiệp giữa dòng đời. => Ông đồ thời suy tàn. - Thể hiện niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và tiếc nhớ cảnh cũ, người xưa. ? Tâm tư nhà thơ được thể hiện như thế nào trong 2 câu cuối bài thơ? HS: - 4 dòng nhưng thực ra chỉ là hai câu: + Câu 1: Thông báo mùa xuân này không thấy ông đồ xưa, hình ảnh ông đồ ngồi viết câu đối đỏ đã vĩnh viễn đi vào quá khứ, vĩnh viễn lắng bóng trong cuộc đời. Câu thơ chứa chất bao niềm bâng khuâng, thương tiếc ngậm ngùi của tác giả. + Câu 2: Là một câu hỏi tu từ, một lời tự vấn của nhà thơ. Câu thơ chứa đầy cảm xúc và mang ý nghĩa khái quát. Từ hình ảnh ông đồ ngồi viết câu đối mỗi độ xuân về, nhà thơ đã nói đến cả một lớp “người muôn năm cũ”. Câu hỏi đã toát lên niềm thương cảm chân thành trước lớp người đang tàn tạ, thể hiện nỗi nhớ da diết của tác giả đối với cảnh cũ người xưa và sự nuối tiếc của nhà thơ về một giá trị văn hoá cổ truyền đã mất. 3.3. Nỗi niềm của nhà thơ - NT: phép đối: thấy >< không thấy. - Kết cấu đầu cuối tương ứng ( Hình ảnh hoa đào) chặt chẽ làm nổi bật chủ đề: “Cảnh cũ người đâu” . -> Sự thất thế, tàn tạ đáng buồn của ông đồ. - Ông đồ xưa: Hình ảnh ông đồ đã trở thành dĩ vãng, vắng bóng trong cuộc sống hiện đại. => Câu hỏi tu từ thể hiện nỗi niềm thương tiếc khắc khoải của nhà thơ với lớp người đã cũ… Câu hỏi như gieo vào lòng người đọc những cảm thương, tiếc nuối không dứt. Nhà thơ thương tiếc những giá trị tinh thần tốt đẹp bị tàn tạ, lãng quên. Hoạt động 3 : Hướng dẫn tổng kết 4. Tổng kết ? Em hãy nêu những đặc sắc nghệ thuật nổi bật của bài thơ? HS trình bày. 4.1. Nghệ thuật - Sử dụng bút pháp lãng mạn. - Thể thơ ngũ ngôn hiện đại - Xây dựng những hình ảnh đối lập - Kết hợp biểu cảm, kể, tả. - Lời thơ gợi cảm xúc. ? Nội dung chính và ý nghĩa của bài thơ là gì? HS trình bày. 4.2. Nội dung - Ý nghĩa văn bản * Nội dung - Tình cảnh thất thế, tàn tạ đáng thương của ông đồ - Niềm thương cảm của tác giả trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa. * Ý nghĩa: Khắc họa hình ảnh ông đồ, nhà thơ thể hiện nỗi tiếc nuối cho những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5’) - Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng kỹ năng phân tích thơ. - Phương pháp: PP vấn đáp. - Hình thức tổ chức: học theo cá nhân. - Phương tiện: máy chiếu. - Kĩ thuật: động não... ? Hoàn thiện bảng dưới đây để thấy được những điểm đối lập của hình ảnh ông đồ trong bài thơ. Nội dung miêu tả Quá khứ Hiện tại Không gian Thời gian Tình cảnh của ông đồ Tâm trạng của ông đồ Bài làm: Nội dung miêu tả Quá khứ Hiện tại Không gian Phố đông người qua -> Khung cảnh đông vui, náo nức khi xuân về Không gian vắng lặng Thời gian Mùa xuân với hoa đào nở Mùa xuân Tình cảnh của ông đồ Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài -> ông đồ được mọi người trọng vọng, ngưỡng mộ tài năng Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay -> Ông đồ đã bị mọi người lãng quên Tâm trạng của ông đồ “Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay -> tâm trạng đầy đắc ý vì được trọng vọng, ông mang hết tài năng của mình ra hiến cho cuộc đời Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu -> tâm trạng bẽ bàng, sầu tủi. Lá vàng rơi trên giấy Ngoài giời mưa bụi bay -> Tâm trạng cô đơn, tàn tạ, buồn bã, tủi phận. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (4’) - Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn. - Phương pháp: thuyết trình. - Phương tiện: máy chiếu. - Kĩ thuật: hợp tác... * Tích hợp kiến thức môn Mỹ thuật, lĩnh vực văn hóa. Trưng bày một số bức tranh về chữ Nho và phong tục vết chữ Nho của dân tộc (ở chùa Quán Thánh – Hà Nội, đền Chu Văn An. Học sinh nêu cảm nhận về nét văn hóa truyền thống xưa. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI – MỞ RỘNG (2’) - Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học. - Phương pháp: Giải quyết tình huống. - Hình thức tổ chức: cho H quan sát tranh. - Phương tiện: máy chiếu, tranh ảnh minh họa. - Kĩ thuật: trình bày một phút, động não. GV cho HS quan sát một số hình ảnh và đoán tên văn bản. ? Vào đầu năm mới âm lịch hàng năm, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám có tổ chức Hội Chữ Xuân, em hãy tìm đọc những thông tìn về sự kiện này và hãy cho biết ý nghĩa của sự kiện đó 4. Hướng dẫn về nhà (2) * Đối với bài cũ - Học thuộc lòng bài thơ - Phân tích một số nội dung bài thơ mà em yêu thích. - Tìm đọc một số bài viết hoặc sưu tầm một số tranh ảnh về văn hóa truyền thống. * Đối với bài mới : Câu nghi vấn Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi: ? Trong đoạn trích câu nào là câu nghi vấn? ? Em thấy các câu đó có đặc điểm hình thức như thế nào? ? Kể một số từ nghi vấn khác mà em biết? ? Em hãy lấy ví dụ về câu nghi vấn ? Những câu nghi vấn trong đoạn trích được dùng để làm gì?