Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Nước Đai Việt ta. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tiếng Việt : CÂU NGHI VẤN A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu được đặc điểm hình thức của câu nghi vấn. - Nắm được chức năng chính của câu nghi vấn. - Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. - Đặt được câu và viết được đoạn văn có sử dụng câu nghi vấn. 2. Kĩ năng - Nhận biết và hiểu được tác dụng câu nghi vấn trong văn bản cụ thể. - Phân biệt câu nghi vấn vói một số kiểu câu dễ lẫn. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp. 4. Thái độ - Có ý thức sử dụng đúng câu nghi vấn trong mục đích diễn đạt cụ thể - Giáo dục ý thức học tập, tự giác, tích cực. * Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức các giá trị sống: trách nhiệm, hạnh phúc, đoàn kết, yêu thương, hợp tác, tôn trọng. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu, bảng phụ). - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp: dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP nghiên cứu trường hợp điển hình. - Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, động não, giao nhiệm vụ, trình bày một phút, KT hỏi và trả lời, KT tóm tắt tài liệu theo nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC - Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:………………………………………………. - Kiểm tra sĩ số học sinh: Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng) - GV kiểm tra sự chuẩn bị của các tổ. - Lớp phó học tập nhắc lại yêu cầu bài tập về nhà và báo cáo kết quả kiểm tra - GV nhận xét phần chuẩn bị của học sinh => có biện pháp động viên khích lệ. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3’): - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: Giáo viên kể câu chuyện cười cho học sinh nghe hoặc yêu cầu học sinh kể lại Cháy rồi Một người sắp đi chơi xa, dặn con: - Hễ có ai tới thì đưa cái giấy này cho họ. Ðứa bé bỏ tờ giấy vào túi áo. Cả ngày không thấy ai đến. Tối, sẵn có ngọn đèn, nó lấy ra xem, chẳng may vô ý để tờ giấy cháy mất. Hôm sau, có người đến hỏi: - Thầy cháu có nhà không? Sực nhớ đến tờ giấy, nó buồn rầu đáp: - Mất rồi! Ông khách giật mình, hỏi: - Mấy bao giờ? - Tối hôm qua. - Sao mà mấy? - Cháy!. Gv: Các câu: Thầy cháu có nhà không?, Mấy bao giờ? , Sao mà mấy? Có điểm chung là gì? (câu hỏi, có dấu chấm hỏi...) Câu hỏi hay nói cách khác là câu nghi vấn, kiểu câu này có gì đặc biệt, chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (17’) - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp. - Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu - Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,... Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hiểu đặc điểm hình thức và chức năng chính I. Đăc điểm hình thức và chức năng chính. GV chiếu bảng phụ ghi ngữ liệu. ? Đọc to, rõ ngữ liệu? ? Đoạn trích nằm trong văn bản gì? Của ai? Nói về nội dung gì? HS:- Tiểu thuyết “Tắt đèn”- Ngô Tất Tố - ND: Cuộc đối thoại của mẹ con chị Dậu (sự quan tâm của cái Tí với mẹ) Thảo luận: Nhóm bàn Cách thức: + Bước 1: Giao nhiệm vụ - Dãy phải: đề a, - Dãy trái : đề c, d - Thời gian: 5 phút Học sinh: cá nhân sử dụng phiếu học tập hoạt động theo nhóm bàn. Nội dung: Điền vào phiếu học tập Phân công: Bàn...) + Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. + Bước 3: Trao đổi thảo luận. + Bước 4: Đánh giá chốt kiến thức. ? Trong đoạn trích câu nào là câu nghi vấn? ? Em thấy các câu đó có đặc điểm hình thức như thế nào? ? Kể một số từ nghi vấn khác mà em biết? - Đặc điểm hình thức: GV: Cơ bản là có từ ngữ nghi vấn: - Có..không - Sao - Hay (là) Một số từ nghi vấn khác: - Ai, đâu, bao nhiêu, ư, hả, hử chứ, .... + Có dấu (?) ở cuối câu ( khi viết). ? Những câu nghi vấn trong đoạn trích được dùng để làm gì? HS: Dùng để hỏi ( cái Tí hỏi chị Dậu). GV lưu ý: - Câu nghi vấn dùng để hỏi bao gồm cả tự hỏi VD: Người đâu gặp gỡ làm chi Trăm năm biết có duyên gì hay không? GV chiếu bảng so sánh: Phân biệt từ nghi vấn và từ phiếm định: - Có những câu chứa từ nghi vấn nhưng không phải là câu nghi vấn VD: Tôi không biết nó ở đâu. -> Nó ở đâu không phải là câu nghi vấn vì kết cấu nghi vấn bị bao chứa trong một kết cấu khác. ? Từ việc tìm hiểu các ví dụ trên, em hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn ? Đọc ghi nhớ SGK/T11 GV chốt kiến thức... ? Em hãy lấy ví dụ về câu nghi vấn HS: Trình bày. GV: Cho ví dụ ( Bảng phụ) + Em giúp chị cho gà ăn được không? + Có ăn không thì bảo? ? Mục đích diễn đạt của hai câu đó là gì H: ( Câu 1 đề nghị, câu 2 đe doạ) GV: Về mặt hình thức là câu nghi vấn nhưng mục đích không dùng để hỏi. Đó là những chức năng khác của câu nghi vấn chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết sau. HS đọc ghi nhớ: 1. Phân tích ngữ liệu: - Câu nghi vấn + Sáng nay...lắm không? + Thế làm sao...khoai? + Hay là...đói quá? - Hình thức: + Có từ nghi vấn: có, không, làm sao, hay là... + Có dấu (?) ở cuối câu ( khi viết). - Chức năng chính: Dùng để hỏi. * Lưu ý: - Câu nghi vấn dùng để hỏi bao gồm cả tự hỏi. - Phân biệt từ nghi vấn và từ phiếm định: - Có những câu chứa từ nghi vấn nhưng không phải là câu nghi vấn. 2. Ghi nhớ: SGK/ T11 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10’) - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp: PP vấn đáp, thảo luận, - Kĩ thuật: động não, trình bày một phút... Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập II. Luyện tập Bài tập 1: Trò chơi ai nhanh hơn + Cách thức tiến hành: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 5 bạn lần lượt viết đáp án lên bảng, đội nào làm xong + Hết thời gian đại diện nhóm báo cáo. + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, chấm điểm + GV nhận xét và chốt kiến thức. ? Xác định câu nghi vấn trong những đoạn trích sau. Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn? Bài tập 1/ T11 a. Chị khất...phải không? b. Tại sao .... như thế? c. Văn là gì? - Chương là gì? d. Chú mình...đùa vui không? - Đùa trò gì? - Cái gì thế? - Chị Cốc... đấy hả? * Đặc điểm hình thức: - Từ để hỏi - Dấu chấm hỏi ở cuối câu. Bài tập 2,3 Thảo luận: Nhóm bàn Cách thức: + Bước 1: Giao nhiệm vụ - Dãy phải: đề a, - Dãy trái : đề c, d - Thời gian: 5 phút Học sinh: cá nhân sử dụng phiếu học tập hoạt động theo nhóm bàn. Nội dung: Điền vào phiếu học tập Phân công: Nhóm 1-Tổ 1: làm bài tập 2: ? Xét các câu sau và trả lời câu hỏi - Căn cứ vào đâu để xác định những câu trên là câu nghi vấn? - Trong các câu đó có thể thay từ “hay” bằng từ “hoặc” được không? Vì sao? Nhóm 2 - Tổ 2- Bài tập 3: ? Có thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối những câu sau được không? Vì sao? + Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. + Bước 3: Trao đổi thảo luận. + Bước 4: Đánh giá chốt kiến thức. Gợi ý: Tổ 1: Nhấn mạnh: + Từ “hay” cũng có thể xuất hiện trong các kiểu câu khác, nhưng riêng trong câu nghi nvấn từ “hay” không thể thay thế bằng từ “hoặc” được. - Trong trên từ “hay” không thể thay bằng từ “hoặc” được vì câu trở nên sai ngữ pháp hoặc biến thành câu khác (thuộc kiểu câu trần thuật) có ý nghĩa khác hẳn. Bài tập 2 / T12 - Các câu này đều là câu nghi vấn vì có chứa từ nghi vấn: "hay" ( nối các vế có quan hệ lựa chọn.) - Trong câu nghi vấn từ “hay” không thể thay bằng từ “hoặc” được vì câu trở nên sai ngữ pháp hoặc biến thành câu khác thuộc kiểu câu trần thuật có ý nghĩa khác hẳn. Bài tập 3/ T13 - Không, vì đó không phải là những câu nghi vấn. + Câu a, b có chứa từ nghi vấn như : có...không, tại sao nhưng những kết cấu chứa những từ này chỉ làm chức năng bổ ngữ trong câu. + Câu c, d ( nào cũng, ai cũng) là từ phiếm định chứ không phải nghi vấn. Bài tập 4: Hoạt động cá nhân. ? Phân biệt hình thức và ý nghĩa của hai câu sau? - Khác nhau về hình thức - Khác nhau về ý nghĩa: + Câu thứ hai có giả định là người được hỏi trước đó có vấn đề về sức khoẻ, nếu điều giả định này không đúng thì câu hỏi trở lên vô lí. + Câu hỏi thứ nhất không hề có giả định. ? Đặt một số cặp câu khác và phân tích để chứng tỏ sự khác nhau giữa câu nghi vấn mô hình “có...không” với câu nghi vấn theo mô hình “đã...chưa’’ VD: - Cái áo này có cũ (lắm) không? - Cái áo này đã cũ (lắm) chưa? Bài tập 4/ T 13 - Hình thức: khác nhau a. có...không b. đã ... chưa - ý nghĩa: a. Không có giả định b. Có giả định HS: Đặt câu theo mô hình + Có ... không + Đã ... chưa. Bài tập 5: Hoạt động cá nhân ? Cho biết sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa của hai câu sau? Bài tập 5/ T 13 - Hình thức: Khác nhau ở trật tự từ + Câu a: Bao giờ-> đầu câu + Câu b: Bao giờ-> cuối câu - ý nghĩa: + Câu a: Hỏi về thời điểm của một hoạt động sẽ diễn ra trong tương lai + Câu b: Hỏi về thời điểm của hoạt động đã diễn ra trong quá khứ. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn thuyết minh. - Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại - Kĩ thuật: động não, viết sáng tạo, trình bày. Bài tập 6: Thảo luận nhóm bàn: 2p ? Cho biết hai câu nghi vấn sau đây đúng hay sai? Vì sao? GV chiếu hình ảnh: - Câu a: Đúng vì không biết bao nhiêu ki lô gam nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được một vật nào đó nặng hay nhẹ. - Câu b: Sai, vì chưa biết giá đang phải hỏi thì không thể nói đắt hay rẻ HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI – MỞ RỘNG - Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học để vẽ sơ đồ tư duy bài học. - Phương pháp: thuyết trình. - Kĩ thuật: trình bày một phút, động não, phân tích sơ đồ. ? Qua tiết học ngày hôm này, em đã nắm được những nội dung gì? H chia sẻ. G nhận xét buổi học. 4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) * Đối với bài cũ: - Học thuộc phần ghi nhớ - Hoàn thành bài tập còn lại. - Tìm trong các văn bản đã học có chứa câu nghi vấn, phân tích tác dụng. - Liên hệ thực tế giao tiếp hàng ngày. * Chuẩn bị bài mới: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh ? Đoạn văn có vai trò như thế nào trong văn bản thuyết minh? ? Hình thức của một đoạn văn như thế nào? ? Nêu trình tự sắp xếp các câu ở mỗi cách trình bày? ? Các câu trong đoạn văn còn được liên kết bởi điều kiện nào khác? ? Đọc hai đoạn văn thuyết minh trong SGK. ? Vì sao hai đoạn văn đó được gọi là đoạn văn thuyết minh? ? Nêu các sắp xếp các câu trong 2 đoạn văn trên? ? Từ ví dụ trên em