Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tiếng Việt: VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm được kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh. - Nắm được các yêu cầu về đoạn văn, bài văn thuyết minh. - Viết được đoạn văn, bài văn thuyết minh. 2. Kĩ năng - Xác định được chủ đề, sắp xếp và phát biểu ý khi viết đoạn văn thuyết minh. - Diễn đạt rõ ràng, chính xác. - Viết một đoạn văn thuyết minh có độ dài 90 chữ. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học. 4. Thái độ - Giáo dục học sinh viết đoạn văn thuyết minh có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. * Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG. - Giáo dục tình yêu tiếng Việt, yêu tiếng nói của dân tộc. Tích hợp giáo dục đạo đức: - Biết yêu quí và trân trọng tiếng Việt. - Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (bảng phụ, máy chiếu,phiếu học tập) . - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp: Dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP nghiên cứu trường hợp điển hình. - Kĩ thuật dạy học: Phân tích, động não, giao nhiệm vụ, trình bày một phút. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: (1 phút)Kiểm tra sĩ số Ngày giảng Lớp Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình luyện tập 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (2’) - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Hình thức: hoạt động cá nhân. - Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ. ? Văn bản thuyết minh có đặc điểm gì? + Văn bản thuyết minh nhằm cung cấp tri thức về các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. + Tri thức trong văn bản thuyết minh phải khách quan, xác thực, hữu ích cho con người. + Văn bản thuyết minh cần đươc trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn. G dẫn dắt vào bài... HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (14’) - Mục tiêu: tìm hiểu đoạn văn trong văn bản thuyết minh. - Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu trường hợp điển hình, PP vấn đáp. - Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu - Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,... Hoạt động 1: Tìm hiểu về đoạn văn trong văn bản thuyết minh. I. Đoạn văn trong văn bản thuyết minh. * Học sinh đọc đoạn văn (a) trong sgk? Nêu nội dung chính của đoạn văn (a)? ? Đoạn văn trên có mấy câu? Từ ngữ nào được nhắc nhiều trong mỗi câu? Đoạn văn trên có 5 câu, từ quan trọng được nhắc đến nhiều lần là từ “nước” . ? Từ đó có thể khái quát chủ đề trong đoạn văn trên là gì? -> Chủ đề: Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch. ? Theo em đây có phải là đoạn văn miêu tả, biểu cảm, kể chuyện hay nghị luận không? Vì sao? - Không phải là đoạn văn miêu tả vì không tả màu sắc, mùi vị, hình dáng, chuyển vận của nước. Không phải là văn kể chuyện, vì không thuật lại chuyện, việc về nước. Không phải là văn biểu cảm, vì không bộc lộ cảm xúc của người viết. Không phải là văn nghị luận, vì không bàn bạc, Ptích, CM, giải thích về nước... ? Từ chủ đề, theo em câu chủ đề là câu nào? ? Vai trò của các câu trong đoạn văn ntn trong việc phát triển, thể hiện chủ đề? (Các câu cung cấp thông tin gì ?) Câu 2: Cung cấp thông tin về nước ngọt: Tỉ lệ nước ngọt ít ỏi so với lượng nước trên TG. Câu 3: Cho biết lượng nước ngọt ít ỏi ấy đang bị ô nhiễm Câu 4: Số lượng người khổng lồ thiếu nước sạch. Câu 5: Nêu dự báo tình hình thiếu nước sạch (đến năm 2005, 2/3 dân số sẽ thiếu nước ngọt) ? Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các câu trong đoạn văn trong việc làm rõ chủ đề? -> Cùng trình bày, làm rõ cho vđề thiếu nước sạch trên thế giới hiện nay Học sinh đọc ví dụ b ? Đoạn văn trên có mấy câu? Từ ngữ nào được nhắc nhiều trong mỗi câu? ? Nêu nội dung (chủ đề)của đoạn văn? Câu chủ đề của đoạn văn? Giới thiệu về ông Phạm Văn Đồng -> câu 1 ? Câu chủ đề và từ ngữ chủ đề có vai trò gì trong đoạn văn? ? Vai trò của các câu trong việc PT chủ đề ntn? Câu 1: Nêu chủ đề: giới thiệu quê quán, khẳng định phẩm chất, vai trò của ông. Câu 2: Giới thiệu quá trình hoạt động cách mạng và những cương vị lãnh đạo Đảng và nhà nước mà đồng chí Phạm Văn Đồng từng trải qua. Câu 3: Nói về quan hệ của ông với Chủ Tịch Hồ Chí Minh. ? Đoạn văn viết ra nhằm mục đích gì ? GV: Đoạn văn giới thiệu giới thiệu một danh nhân một con người nổi tiếng theo kiểu cung cấp tri thức -> gọi là đoạn văn thuyết minh ? Qua phân tích ví dụ em nhận xét gì về nội dung và cách trình bày đoạn văn thuyết minh? -> Khi viết đoạn văn thuyết minh cần trình bày rõ chủ đề của đoạn, tránh lẫn ý của đoạn văn khác. 1. Nhận dạng đoạn văn thuyết minh * Phân tích ngữ liệu: sgk trang 13+14. a) Từ ngữ chủ đề: Nước. -> là từ quan trọng thể hiện chủ đề: Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch => Đây là đoạn văn trình bày về vấn đề thiếu nước ngọt trên thế giới hiện nay => Là đoạn văn TM về hiện tượng TN-XH Đoạn văn gồm 5 câu. - Câu chủ đề: câu 1. - Câu 2,3,4,5: Phtriển ý chủ đề. + Câu 2,3,4 : Trình bày cụ thể biểu hiện của sự thiếu nước trên TG. + Câu 5: Dự báo trong tương lai. => Các câu có quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng làm rõ cho chủ đề. b) Từ ngữ chủ đề: Phạm Văn Đồng -> Nội dung (chủ đề) của đoạn văn: Giới thiệu về ông P.V.Đồng - Câu chủ đề: Câu 1 Làm rõ nội dung của đoạn văn - Các câu 2,3: làm rõ ý chủ đề. -> Giới thiệu một danh nhân (một người nổi tiếng) * Kết luận: - Mỗi đoạn văn TM thường trình bày 1 ý lớn. ý thường tập trung ở câu chủ đề. Các câu còn lại phát triển làm rõ ý chủ đề. ? Đọc các đoạn đoạn văn SGK/ T 14 mục 2 Thảo luận: Nhóm bàn Cách thức: + Bước 1: Giao nhiệm vụ - Dãy phải: đề a, - Dãy trái : đề c, d - Thời gian: 5 phút Học sinh: cá nhân sử dụng phiếu học tập hoạt động theo nhóm bàn. Nội dung: Điền vào phiếu học tập Phân công: Nhóm 1-Tổ 1: ? Chỉ ra điểm giống và khác nhau về ý nghĩa giữa 3 câu trên? Nhóm 2- Tổ 2: ? Đoạn a giới thiệu về đối tượng nào? Cách giới thiệu của đoạn văn có gì không hợp lí ? Sửa lại cho đúng? Nhóm 3- Tổ 3: ? Điều không hợp lí ở đoạn b là gì? ? Nên giới thiệu đèn bàn bằng phương pháp nào? + Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. + Bước 3: Trao đổi thảo luận. + Bước 4: Đánh giá chốt kiến thứcNhóm 1- Gợi ý: Tổ 2: ? Đoạn a giới thiệu về đối tượng nào? HS: Bút bi ? Cách giới thiệu của đoạn văn có gì không hợp lí? - Thiếu câu chủ đề, sắp xếp lộn xộn ? Sửa lại cho đúng? Cấu tạo của chiếc bút bi gồm hai phần, trước hết là ruột bút. Đó là một ống nhựa dài, trong đó có chứa mực có thể màu xanh hay đen hoặc đỏ - những màu thường gặp ở bút bi. Phía đầu ống mực là là ngòi bút bi. Có một hòn bi trắng nhỏ ở đầu ngòi bút, khi viết hòn bi lăn làm mực trong ống nhựa chảy ra ghi thành chữ. Ngoài ruột bút bi, chiếc bút bi còn có vỏ bên ngoài. Phần vỏ là một ống nhựa hoặc sắt để bọc ruột bút và làm cán bút viết. Nó gồm ống và nắp bút hoặc có lò xo ( bút bi bấm) hoặc không có ( bút bi có nắp đậy). Nhóm 3- Tổ 3: ? Điều không hợp lí ở đoạn b là gì? - Lộn xộn, rắc rối. Câu chủ đề g.thiệu chưa rõ.. ? Nên giới thiệu đèn bàn bằng phương pháp nào? - Phân loại, phân tích ? Thực hành viết đoạn văn? GV quan sát, hướng dẫn cách sửa... GV: Đọc đoạn văn mẫu cho H nghe: Nhà em có một chiếc đèn bàn. Đế đèn được làm bằng một khối kim loại hình tròn, trông rất vững chãi, trên đế đèn có công tắc để bật hoặc tắt đèn rất tiện lợi. Từ đế đèn có một ống thép không gỉ thẳng đứng gắn một cái đui đèn, trên đó lắp một bóng đèn 25 oát, ống thép này rỗng nên dây điện đi từ công tắc đến bóng đèn được luồn trong đó. Ở trên bóng đèn có chao đèn làm bằng vải lụa, có khung sắt ở trong và có vòng thép gắn vào bóng đèn. Nhờ có chiếc chao đèn mà ánh sáng trở lên tập trung và dịu hơn. HS: Đọc phần ghi nhớ. GV chốt kiến thức. 2. Sửa lại các đoạn văn thuyết minh * Đoạn a: - Thuyết minh về cây bút bi - Trình tự sắp xếp lộn xộn - Sửa: Nên tách thành 2 đoạn + Đoạn 1: Giới thiệu về đặc điểm, cấu tạo của bút bi + Đoạn 2: Công dụng, cách sử dụng... * Đoạn b: - Trình bày lộn xộn - Câu chủ đề giới thiệu chưa rõ - Sửa: Nên tách thành 3 đoạn: + Đ1: Phần đế đèn + Đ2: Phần đèn: Bóng đèn, đui đèn, dây đèn + Đ3: Phần chao đèn. 3. Ghi nhớ: SGK/ T15 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (14’) - Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng kỹ năng viết đoạn văn thuyết minh. - Phương pháp: PP vấn đáp, PP hoạt động nhóm. - Hình thức tổ chức: học theo cá nhân, nhóm. - Phương tiện: máy chiếu. - Kĩ thuật: động não, hợp tác, trình bày một phút, viết sáng tạo.. Hoạt động 3: Luyện tập (13p) * Đọc xác định yêu cầu của bài tập 1? ? Khi viết đoạn mở bài em cần đảm bảo yêu cầu gì? Mở bài: Một dòng sông uốn lượn, dịu dàng và mềm mại như dải lụa. Một khuôn viên rộng rãi với những ngôi nhà mới khang trang xen lẫn cây cổ thụ đã mấy mươi năm tuổi. Một mái nhà chung với những khuôn mặt ngây thơ ngộ nghĩnh, hài hước thông minh ...Tất cả, tất cả làm nên vẻ đẹp của trường tôi. ở nơi ấy tôi đẫ lớn nên bằng những hành trang quý nhất của cuộc đời. Tôi yêu quý và tự hào về nó. Và thật tuyệt vời nếu tôi được giới thiệu về nó đến tất cả các bạn…. ? Phần kết bài nêu nên nội dung gì? - GVcho học sinh viết bài. - Gọi học sinh đọc bài làm của mình. II. Luyện tập 1. Bài tập 1 Viết đoạn mở bài và kết bài cho đề văn "Giới thiệu trường em " Mở bài: - Giới thiệu đối tượng thuyết minh Kết bài: - Cảm nghĩ của em về ngôi trường HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (4’) - Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn thuyết minh. - Phương pháp: thuyết trình, giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật: động não, trình bày. ? Viết phần mở bài của đề văn trên? GV yêu cầu 5 H đọc và cho H khác nhận xét. GV cho điểm. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO (2’) - Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học. - Phương pháp: đàm thoại, thuyết trình. - Hình thức tổ chức: cho H quan sát tranh để đoán nội dung. - Phương tiện: máy chiếu, tranh ảnh minh họa. - Kĩ thuật: trình bày một phút, động não. Viết một đoạn văn thuyêt minh về môn thể thao mà em yêu thích? 4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) * Đối với bài cũ: - Khi viết đoạn văn thuyết minh em cần làm gì? - Làm hoàn chỉnh bài tập. - Sưu tầm một số đoạn văn thuộc các phương thức biểu đạt khác nhau để so sánh, đối chiếu,làm mẫu tự phân tích, nhận diện. - Viết đoạn văn TM theo chủ đề tự chọn. * Đối với bài mới: Văn bản “Quê hương” - Đọc ít nhất 2 lần bài thơ - Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, tìm bố cục. - Trả lời câu hỏi đọc-hiểu văn bản.