Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Ôn tập về luận điểm. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tiếng Việt : ÔN TẬP VỀ LUẬN ĐIỂM A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm được khái niệm luận điểm - Hiểu quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận, quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận. 2. Kĩ năng - Tìm hiểu, nhận biết, phân tích luận điểm - Sắp xếp luận điểm trong bài văn nghị luận 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp. 4. Thái độ - Có ý thức tìm tòi tích cực trong học tập. * Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức các giá trị sống: trách nhiệm, hạnh phúc, đoàn kết, yêu thương, hợp tác, tôn trọng. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu, bảng phụ). - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp: dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP nghiên cứu trường hợp điển hình. - Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, động não, giao nhiệm vụ, trình bày một phút, KT hỏi và trả lời, KT tóm tắt tài liệu theo nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: (1 phút)Kiểm tra sĩ số Ngày giảng Lớp Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình luyện tập 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (1’): - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Phương pháp: đàm thoại. - Kĩ thuật: trình bày một phút. GV dẫn dắt: Trong bài văn nghị luận, chúng ta cần đưa ra các luận điểm cụ thể, rõ rang. Vậy luận điểm là gì? Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận? HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (10’) - Mục tiêu: tìm hiểu về câu cảm thán và chức năng. - Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp. - Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu - Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,... Hoạt động 1: Ôn tập về luận điểm, mối quan hệ của luận điểm với vấn đề trong văn nghị luận. I. Khái niệm luận điểm. ? Luận điểm là gì? Chọn phương án trả lời đúng (c) ? Bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Chủ Tịch Hồ Chí Minh có những luận điểm nào? - Nhận định chung về lòng yêu nước -> Sức mạnh của lòng yêu nước. - Biểu hiện của lòng yêu nước: Trong lịch sử và hiện nay. - Nhiệm vụ của chúng ta. ? Nhận xét về hệ thống luận điểm trên? Thảo luận: Nhóm bàn - Thời gian: 2 phút - Nội dung câu hỏi: - Nêu ý kiến ở phần (b) ? Văn bản “Chiếu dời đô” gồm 2 luận điểm? đúng hay sai? - Cách tến hành: + Các nhóm thảo luận viết câu trả lời vào phiếu học tập. + Hết thời gian đại diện nhóm báo cáo. + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, chấm điểm + GV nhận xét và chốt kiến thức. - 2 luận điểm. Luận điểm 1: Lý do cần phải dời đô. Luận điểm 2: Lý do có thể coi thành Đại La là kinh đô bậc nhất. Là không đúng vì đó không phải là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của Lý Công Uẩn về việc cần thiết phải dời đô Hoa Lưu về Đại La mà chỉ là những vấn đề được nêu ra. ? Vì sao có lỗi sai đó? Nhầm lẫn giữa luận điểm và vấn đề nghị luận. ? Từ bài tập trên em rút ra nhận xét gì? - Luận điểm không phải là vấn đề nghị luận hoặc một bộ phận của vấn đề. Vấn đề nghị luận là câu hỏi -> Luận điểm là sự trả lời. 1. Phân tích ngữ liệu: SGK/ T73 - Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. * Bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” gồm những luận điểm: - Nhận định chung về lòng yêu nước (luận điểm xuất phát, làm cơ sở). - Biểu hiện của lòng yêu nước ( luận điểm mở rộng). - Nhiệm vụ của chúng ta ( luận điểm chính dùng để kết luận của bài). -> Trình tự sắp xếp hợp lí, có sự liên kết, hệ thống tập trung, làm sáng tỏ vấn đề. * Chiếu rời đô - Lý do cần phải dời đô. - Lý do có thể coi thành Đại La là kinh đô bậc nhất. -> không phải là luận điểm vì đó không phải là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của Lý Công Uẩn về việc cần thiết phải dời đô Hoa Lư về Đại La mà chỉ là những vấn đề được nêu ra. -> Luận điểm không phải là vấn đề nghị luận hoặc một bộ phận của vấn đề. 2. Ghi nhớ: SGK (74) Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận II. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận. ? Nêu ví dụ minh hoạ? Yêu cầu đối với luận điểm? - Phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và chủ đề làm sáng tỏ toàn bộ vấn đề chính của văn bản. ? Vấn đề đặt ra trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là gì? - Dân ta có truyền thống nồng nàn yêu nước. ? Với vấn đề nghị luận trên nếu chỉ đưa ra luận điểm: “Đồng bào ta ngày nay...” Có làm sáng tỏ vấn đề được không? Vì sao? - Không: Truyền thống là cả một quá trình lâu dài => Phải là từ xưa -> nay. ? Trong “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn nếu chỉ đưa ra luận điểm “các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô” thì mục đích của vua khi ban chiếu có đạt được không? Tại sao? - Không thể làm rõ được mục đích bài chiếu của nhà vua, bởi nó không thực sự thuyết phục. ? Từ 2 bài tập trên em rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa luận điểm với yêu cầu NL trong bài nghị luận? - Luận điểm cần phải phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. 1. Phân tích ngữ liệu: 73,74 - Vấn đề đặt ra trong: Tinh thần... : Dân ta có truyền thống nồng nàn yêu nước. -> Luận điểm cần phải phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. 2. Ghi nhớ: 2 SGK/75 Hoạt động 3: Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận. III. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận Đề: Hãy trình bày rõ vì sao chúng ta cần phải đổi mới phương pháp học tập. - Quan sát 2 hệ thống luận điểm. ? Xét xem hệ thống luận điểm nào đạt yêu cầu? - Hệ thống luận điểm (1) đảm bảo được các yêu cầu của hệ thống luận điểm trong bài nghị luận. - Hoàn toàn chính xác. - Thật sự liên kết với nhau. - Phân biệt rành mạch các ý với nhau đảm bảo cho chúng không bị trùng lặp, chồng chéo. - Được xắp xếp theo trình tự hợp lí. Luận điểm trước cơ sở cho luận điểm sau -> Luận điểm sau phát huy kết quả của luận điểm trước. - Hệ thống luận điểm 2 không đạt yêu cầu vì: + Có những luận điểm chưa chuẩn xác. + Có luận điểm chưa phù hợp. -> Luận điểm (a) không thể làm cơ sở để dẫn dắt tới luận điểm (b) -> Luận điểm (c) không thể liên kết được với luận điểm a, b, d ? Từ sự tìm hiểu bài tập em rút ra kết luận gì về luận điểm và mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài nghị luận? + Phải liên kết chặt chẽ, lại vừa có sự phân biệt rạch ròi. + Các luận điểm phải được sắp xếp theo trình tự hợp lí. => Khái quát nội dung ôn tập. 1. Phân tích ngữ liệu: 73,74 Chọn hệ thống 1: Vì có ưu điểm phù hợp với việc đổi mới phương pháp học tập. 2. Ghi nhớ 4 (SGK/75) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10’) - Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng làm bài tập liên quan đến luận điểm. - Phương pháp: PP vấn đáp, thảo luận, - Kĩ thuật: động não, trình bày một phút... Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập. II. Luyện tập ? Yêu cầu bài tập 1 Lựa chọn luận điểm cho phù hợp với đoạn văn. Đọc đoạn văn ? Nội dung của đoạn văn? - Ca ngợi Nguyễn Trãi - tinh hoa của đất nước - dân tộc - thời đại lúc bấy giờ. ? Hai luận điểm SGK đưa ra có phù hợp với nội dung đoạn văn hay không? Vì sao? - Không phù hợp. ? Em sẽ đưa ra luận điểm nào? - Nguyễn Trãi là tinh hoa của dân tộc của thời đại. ? Nêu yêu cầu bài tập? Thực hiện nhóm. + Lựa chọn luận điểm. + Sắp xếp luận điểm theo trình tự hợp lí. ? Xác định vấn đề nghị luận? - Giáo dục góp phần mở ra tương lai cho loài người trên trái đất (luận điểm trung tâm) ? Vì sao giáo dục được coi là chìa khoá của tương lai? - Giáo dục là yếu tố quyết định đến việc điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số. - Giáo dục trang bị kiến thức và nhân cách. - Giáo dục là chìa khoá cho sự tăng trưởng. - Cũng do đó giáo dục là chìa khoá chỉ sự phát triển chính trị. Bài 1 (75) Luận điểm của phần văn bản ấy không phải là “ Nguyễn Trãi là một ông tiên”; cũng không hẳn là Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc; mà là: Nguyễn Trãi là tinh hoa của dân tộc của thời đại. Bài 2 (75) HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5’) - Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn có sử dụng luận điểm t. - Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại - Kĩ thuật: động não, viết sáng tạo, trình bày. ? Hãy viết một đoạn văn với chủ đề bàn về tác hại của việc làm ô nhiễm môi trường. - HS: Thực hiện. - HS nhận xét. - GV nhận xét. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI – MỞ RỘNG (2’) - Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học để lập bảng tổng kết . - Phương pháp: thuyết trình. - Kĩ thuật: trình bày một phút, động não. - Gv khái quát toàn bộ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy: 4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) * Đối với bài cũ: - Học thuộc phần ghi nhớ - Hoàn thành bài tập còn lại. * Chuẩn bị bài mới: Bàn luận về phép học - Có những hiểu biết bước đầu về thể tấu. - Hiểu được quan điểm tư tưởng tiến bộ của tác giả về mục đích, phương pháp học và mối quan hệ của việc học với sự phát triển của đất nước. - Nắm được đặc điểm hình thức lập luận của văn bản.