Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Bàn về phép học. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Văn bản: BÀN VỀ PHÉP HỌC A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Có những hiểu biết bước đầu về thể tấu. - Hiểu được quan điểm tư tưởng tiến bộ của tác giả về mục đích, phương pháp học và mối quan hệ của việc học với sự phát triển của đất nước. - Nắm được đặc điểm hình thức lập luận của văn bản. 2. Kĩ năng - Biết Đọc - Hiểu một văn bản viết theo thể tấu. - Nhận biết, phân tích cách trình bày luận điểm trong đoạn văn diễn dịch và quy nạp, cách sắp xếp và trình bày luận điểm trong văn bản. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp. 4. Thái độ - Xác định giá trị bản thân: sống có trách nhiệm với vận mệnh đất nước, dân tộc. * Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức các giá trị sống: trách nhiệm, hạnh phúc, đoàn kết, yêu thương, hợp tác, tôn trọng. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (bảng phụ, máy chiếu) - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhpóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: (1 phút)Kiểm tra sĩ số Ngày giảng Lớp Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình luyện tập 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (1’): - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Hình thức: hoạt động cá nhân. - Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ. Gv chia lớp thành 2 nhóm. Các nhóm thi đọc những câu nói về tầm quan trọng của việc học (ca dao, tục ngữ, ngạn ngữ...) • Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học • Học, học nữa, học mãi • Đi một ngày đàng, học một sàng khôn • Đời sống thì có hạn, sự học thì vô hạn • Hỏi một câu chỉ dốt chốc lát. Nhưng không hỏi sẽ dốt cả đời • Học ăn, học nói, học gói, học mở • Dốt đến đâu học lâu cũng biết GV dẫn dắt: Học hành có tầm quan trọng đặc biệt trong cuộc đời của mỗi con người. Để học tập có hiệu quả, phương pháp học là nhân tố cần phải lưu tâm nhiều nhất. Chính vì thế, từ xưa đến nay, có không ít người đã đề cập, bàn bạc đến việc này. Một trong những người luôn quan tâm đến cũng có nhiều tâm huyết đối với sự nghiệp giáo dục và với đất nước, đó là La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Với “ Thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu”, ông đã có bài tấu dâng lên vua Quang Trung- Nguyễn Huệ trong đó có bàn luận về phép học. Nội dung bài tấu đó như thế nào? Vấn đề về phép học của người xưa được thể hiện ra sao? và còn có ý nghĩa đối với ngày nay hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu văn bản: Bàn về phép học. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (10’) - Mục tiêu: tìm hiểu về câu cảm thán và chức năng. - Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp. - Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu - Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,... Hoạt động 1: GV giới thiệu cho HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. I. Giới thiệu chung ? Giới thiệu những nét khái quát về Nguyễn Thiếp? Hs : Trình bày theo chú thích sách giáo khoa. * Gv: - Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ 1771 do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ lãnh đạo, lúc đầu đánh đổ chế độ chính trị của họ Nguyễn ở Đàng Trong và đánh tan giặc Xiêm (1785). Sau đó kéo quân ra Bắc đánh đổ họ Trịnh và đánh giặc Thanh. Trước khi đại phá quân Thanh cuối 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế ở Phú Xuân lấy hiệu là Quang Trung. Mùa xuân 1789, dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Quang Trung đa lập nên chiến công vĩ đại quét sạch 20 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi. Từ một lãnh tụ nông dân kiệt xuất, Quang Trung đã trở thành một anh hùng dân tộc vĩ đại. Và sau khi đất nước được thống nhất, Quang Trung xây dựng đất nước, ban bố khuyến nông, chiếu lập học. - Chúng ta sẽ biết thêm về Ng.Huệ ở chương trình học lớp 9. 1. Tác giả - Nguyễn Thiếp (1723-1804) : - Là người đức trọng, tài cao được vua Quang Trung mến mộ tài năng. ? Văn bản ra đời trong hoàn cảnh nào Hs: Ngày 10 /7/1791, Vua Quang Trung viết chiếu mời Nguyễn Thiếp vào Phú Xuân hội kiến. Và lần này ông đã làm bài tấu bàn về ba việc bậc quân vương nên biết: + Bàn về Quân đức (Đức của vua ): Mong bậc đế vương một lòng tu đức, lấy học vấn mà tăng thêm tài, bởi sự học mà có đức. + Bàn về Dân tâm (Lòng dân): Khẳng định dân là gốc, gốc vững nước mới yên. + Bàn về học pháp (Phép học). Gv: Văn bản thuộc việc thứ ba mà Nguyễn Thiếp viết trong bản tấu. 2. Tác phẩm - Một phần bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung (8.1791). Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản II. Đọc - hiểu văn bản Gv : Hướng dẫn học sinh đọc bài : - Đọc rõ ràng, giáo viên đọc mẫu 1 lần, học sinh đọc lại lần 2. ? Em hiểu từ "phép học" trong nhan đề văn bản như thế nào? H: phương pháp học. H: giải thích chú thích số 2, 3, 6, 7, 8. 1. Đọc - chú thích ? Văn bản là một phần của bài tấu mà Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791, vậy tấu là thể loại như thế nào ? Hs : Đặc điểm thể tấu (SGK) ? Tấu khác với chiếu, hịch, cáo ở điểm nào? H: - Chiếu, hịch, cáo là thể văn do vua chúa ban truyền xuống thần dân còn tấu thì ngược lại, do thần dân gửi lên vua chúa. - Vua chúa bề trên thì dùng chiếu, cáo, hịch, mệnh còn quan lại, thần dân thì dùng tấu, nghị, biểu, khải, sớ. G: phân biệt tấu - thể văn cổ với tấu- một loại hình kể chuyện trong văn học hịên đại thường biẻu diễn trước công chúng và mang ý nghĩa thời sự, có yếu tố hài hước, mua vui. ? Nêu phương thức biểu đạt ở bài tấu này? Nguyễn Thiếp đã trình bày lên vua Quang Trung điều gì? H: - PTBĐ: NL . - VĐNL: Bàn luận về phép học chân chính. ? Văn bản bao gồm những nội dung nào? HS: 3 phần - P1:Từ đầu -> “ điều tệ hại ấy”: Mục đích của việc học, phê phán những cách học sai trái - P2: Tiếp theo- bỏ qua: Khẳng định quan điểm và ph¬ương pháp học chân chính; - P3: Còn lại- tác dụng của ph¬ương pháp học chân chính. 2. Kết cấu, bố cục - Thể loại: Tấu. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích 3. Phân tích H: đọc phần đầu của văn bản. ? Nội dung 3 câu mở đầu của bài viết đó như thế nào? H: nêu như bảng chính. ? Mục đích việc học là gì? Nhận xét cách diễn đạt ở đây? Hs: Ngọc không mài … rõ đạo - mục đích của việc học được diễn đạt bằng một câu châm ngôn cổ, bằng hình ảnh so sánh thật cụ thể, tác giả cho thấy mục đích của việc học là biết rõ đạo và ông đã định nghĩa “ đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người” để khẳng định một lần nữa “kẻ đi học là học điều ấy”. G: Khái niệm đạo vốn trừu tượng, phức tạp được giải thích thật ngắn gọn, rõ ràng. Như vậy mục đích chân chính của việc học là học đạo- đạo làm người, làm người có tri thức, đạo đức. ? Theo tác giả mục đích của việc học là để học đạo, em có đồng ý như vậy không? Từ định nghĩa về đạo của tác giả, ngày nay ta nên mở rộng và hoàn chỉnh khái nịêm đạo ấy là như thế nào? Hs: Học đạo làm người nhưng không nên bó hẹp trong các nghĩa đạo đức, đối xử hàng ngày giữa con người với nhau mà hiểu theo nghĩa rộng của nó bao gồm cả đạo đức và kiến thức, bởi có kiến thức thì mới biết hành đạo à Hai yếu tố đó đã được người xưa gói gọn trong chữ đạo. H: đọc tiếp -> tệ hại ấy. ? Tác giả soi vào thực tế để phê phán những lối học sai trái nào? Hs: Tác giả đau xót vì từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học bị thất truyền => lối học lệch lạc sai trái lúc bấy giờ, đó là lối học chuộng hình thức hòng cầu danh lợi, không biết đến tam cương, ngũ thường. ? Giải thích từ thất truyền? Em hiểu thế nào là lối học chuộng hình thức? Và vì sao lối học này lại không biết đến tam cương ngũ thường.? Hs : - Giải thích theo chú thích 1/sgk - Đó là lối học không cần đến nội dung mà chỉ chuộng cái vẻ bóng bảy, mỹ miều bên ngoài của văn chương, thù tạc ngâm vịnh để mọi người biết mình là sỹ tử, thư sinh. Mục đích của việc học chỉ cầu danh hưởng lợi tức là để tiến thân, vừa có danh vừa có lợi cho mình. - Đã học hình thức thì không thể biết cái đạo để hành đạo. ? Tác giả đã thẳng thắn chỉ ra tác hại của lối học ấy là gì ? Nhận xét cách viết ở đây? Hs: Chúa tầm thường, thần nịnh hót à nước mất, nhà tan.Câu chữ khắc sâu, câu viết cô đúc như một lời tổng kết sâu sắc, thấm thía tác hại của lối học đáng lên án. Thế mà người ta lại đua nhau chạy theo lối học hình thức thì tác hại sẽ ghê gớm biết nhường nào. 3.1. Bàn về mục đích của việc học * Mục đích chân chính của việc học: - Diễn đạt bằng câu châm ngôn ngắn gọn, hình ảnh so sánh cụ thể. -> Học để trở thành người tốt có tri thức, đạo đức. * Phê phán lối học lệch lạc, sai trái: - Chuộng theo lối học hình thức, cầu danh, hưởng lợi . à Nước mất, nhà tan. => lời văn ngắn gọn, liên kết chặt chẽ, ý văn mạch lạc, lời văn chân thật, cách viết cô đúc, sâu sắc, thấm thía. ? Để khuyến khích việc học tác giả đã khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách gì? Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, lời khuyên của Nguyễn Thiếp có ý nghĩa như thế nào? HS: Khuyến khích mở rộng trường học trong cả nước với nhiều loại trường để con em tuỳ đâu tiện đấy mà đi học. à đây là chính sách khuyến khich học đúng đắn, tiến bộ xuất phát từ lợi ích của nước, của dân. Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ có ý nghĩa lớn và đáng trân trọng. ? Bài tấu có đoạn bàn về “phép học”. Đó là những “phép học” nào? Tác dụng và ý nghĩa của những phép học ấy? Hs: - Phép học (phưong pháp học) mà tác giả đề xuất ở đây quy về hai vấn đề lớn: + Trình tự học: lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc, tuần tự tiến lên học đến Tứ thư, Ngũ kinh, Chư sử + Cách học: học rộng rồi tóm lược cho gọn theo điều học mà làm. Học cần rộng nhưng lại phải nắm cho gọn ? Hãy nêu một vài những đánh giá của em về phương pháp học mà Nguyễn Thiếp đã đề ra? ( Có thể liên hệ với thực tế ngày nay để thấy được sự tiến bộ về phương pháp học mà Nguyễn Thiếp đã đưa ra?) H: TD pbyk. G: Phương pháp học mà Nguyễn Thiếp đã đưa ra phù hợp với tinh thần hiếu học của nhân dân ta, phù hợp với chính sách khuyến học của nhà nước. - Xét về khoa học đây là một trình tự khoa học, hợp lí từ thấp đến cao . - Đây là những điều gần gũi với phương châm, phương pháp học của ngày nay à Nguyễn Thiếp có con mắt nhìn cách tân về phép học: sự mới mẻ, mạnh dạn, tiến bộ đúng đắn, thực tiễn, khoa học. 3.2. - Phạm vi học: Việc học phải được phổ biến rộng khắp. - Phương pháp học : + Trình tự học: Bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, có tính chất nền tảng -> tuần tự tiến lên, từ thấp -> cao. + Cách học: Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất, học phải biết kết hợp với hành. à Nguyễn Thiếp có con mắt nhìn cách tân về phép học: sự mới mẻ, tiến bộ, đúng đắn, thực tiễn, khoa học. ? Theo tác giả đạo học thành sẽ có tác dụng như thế nào? H: Đất nước nhiều nhân tài, chế độ vững mạnh, quốc gia hưng thịnh. ? Tại sao đạo học thành sẽ khiến thiên hạ thịnh trị? H: Có nhiều người tài giỏi đỗ đạt làm quan sẽ khiến triều đình ngay ngắn. ?Nếu nói theo cách hiểu ngày nay thì việc học tập có tác dụng như thế nào? H: Cải tạo con người cải tạo xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển ? Theo em đằng sau lí lẽ bàn về tác dụng của việc học tác giả đã thể hiện thái độ như thế nào? H: Đề cao tác dụng của việc học, tin tưởng ở đạo học. ? Từ việc phân tích trên em hiểu gì về tấm lòng của Nguyễn Thiếp? H: Trung quân, ái quốc, thiên tư sáng suốt, học rộng, hiểu sâu”. Nhân tài của đất nước. 3.3. Tác dụng của phép học chân chính. - Đất nước nhiều nhân tài, chế độ vững mạnh, quốc gia hưng thịnh. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết ? Nghệ thuật đặc sắc của văn bản? H: - Lập luận đối lập 2 quan niệm về việc học. - Luận điểm rõ ràng, lí lẽ chặt chẽ, lời văn khúc chiết. ? Cảm nhận được điều sâu sắc nào về sự học sau khi học xong bài tấu của NT? H: Văn bản giúp ta hiểu mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, tri thức góp phần làm hưng thịnh đất nước chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn đặc biệt học phải đi đôi với hành. ? Văn bản " Bàn luận về phép học" đã nói lên quan niệm nào của Nguyễn Thiếp? ? Đọc ghi nhớ SGK/ T51 4. Tổng kết 4.1. Nghệ thuật - Lập luận đối lập 2 quan niệm về việc học. - Luận điểm rõ ràng, lí lẽ chặt chẽ, lời văn khúc chiết. 4.2. Nội dung, ý nghĩa - Nội dung: văn bản giúp ta hiểu mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, tri thức góp phần làm hưng thịnh đất nước chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt học phải đi đôi với hành. - Ý nghĩa: Bằng hình thức lập luận chặt chẽ, sáng rõ, Nguyễn Thiếp nêu lên quan niệm tiến bộ của ông vế sự học. 4.3. Ghi nhớ: SGK/ T51 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10’) - Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng làm bài tập. - Phương pháp: PP vấn đáp, thảo luận, - Kĩ thuật: động não, trình bày một phút... ? Đọc diễn cảm đoạn em thích nhất? III. Luyện tập HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (4’) - Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn. - Phương pháp: thuyết trình, giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật: động não, trình bày. ? Đọc những lời tấu trình của Nguyễn Thiếp về phép học, em hiểu thêm được ? ? Theo em quan điểm dạy học nào của chúng ta nay rất gần với quan điểm của Nguyễn Thiếp trong văn bản Bàn luận về phép học? HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO (2’) - Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học. - Phương pháp: đàm thoại, thuyết trình. - Kĩ thuật: trình bày một phút, động não. ? Từ thực tế việc học của bản thân, em hãy liên hệ việc học ngày nay?Từ đó em hãy nêu bài học rút ra sau khi học văn bản? Hs : Trình bày: - Học vẹt, chống đối, học lệch, học tủ, nặng về lí thuyết … - Học để lấy tấm bằng để xin việc dễ, để oai, hoặc mua bằng nhưng thực chất không có kiến thức… => tác hại không nhỏ cho đất nước khi tương lai của đất nước được trao vào tay những người không có kiến thức, thiếu đạo đức... - GV khái quát nội dung bài học bằng bản đồ tư duy. 4. Hướng dẫn về nhà (3’): * Đối với bài cũ: - Tìm hiểu thêm về con người, cuộc đời Nguyễn Thiếp. - Nhớ 10 yếu tố HV sử dụng trong bài. - Viết một đoạn văn ( 15 câu) trình bày suy nghĩ của em về việc "học vẹt, học tủ" của một số học sinh hiện nay. * Đối với bài mới: Viết đoạn văn trình bày luận điểm. - Ôn bài: Cách trình bày nội dung đoạn văn, câu chủ đề, khái niệm đoạn văn.