Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tập làm văn: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Hiểu cách xây dựng và trình bày luận điểm theo phương pháp diễn dịch, qui nạp. Vận dụng trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận. 2. Kĩ năng - Nhận biết sâu hơn về luận điểm. - Biết tìm các luận cứ, trình bày luận điểm thuần thục hơn. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp. 4. Thái độ - Tích cực, chủ động tìm hiểu các văn bản nghị luận. * Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức các giá trị sống: trách nhiệm, hạnh phúc, đoàn kết, yêu thương, hợp tác, tôn trọng. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu, bảng phụ). - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp: dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP nghiên cứu trường hợp điển hình. - Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, động não, giao nhiệm vụ, trình bày một phút, KT hỏi và trả lời, KT tóm tắt tài liệu theo nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: (1 phút)Kiểm tra sĩ số Ngày giảng Lớp Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình luyện tập 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Phương pháp: đàm thoại. - Kĩ thuật: trình bày một phút. GV: Công việc xây dựng và trình bày luận điểm có vai trò vô cùng quan trọng trong làm văn nghị luận. Muốn viết được bài văn nghị luận các em phải tìm đúng, đủ những luận điểm cần thiết và phải biết sắp xếp những luận điểm đó thành một bố cục hợp lí và biết cách trình bày luận điểm. Bài học hôm nay sẽ giúp các em luyện tập khâu quan trọng đó trước khi viết bài hoàn chỉnh. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (10’) - Mục tiêu: tìm hiểu cách trình bày luận điểm. - Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp. - Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu - Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,... Hoạt động 1: Chuẩn bị bài ở nhà. I. Chuẩn bị Nêu những điều cần chú ý khi viết đoạn văn trình bày luận điểm. H nhắc lại kiến thức cũ. Nhóm chuẩn bị thuyết trình bằng sơ đồ tư duy: G nhắc lại đề văn. Đề bài: Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (20’) - Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng làm bài tập của hành động nói. - Phương pháp: PP vấn đáp, thảo luận, - Kĩ thuật: động não, trình bày một phút... Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập. II. Luyện tập ? Đọc to, rõ đề bài luyện tập? ? Đề bài yêu cầu làm sáng tỏ vấn đề gì? HS: Cần phải học tập chăm chỉ. ? Đối tượng là ai? HS: Các bạn học sinh ? Mục đích của bài viết là gì? HS: Nhằm làm cho các bạn thấy được sự cần thiết phải chăm học. ? Để đạt được mục đích đó, em có nên sử dụng hệ thống luận điểm đã được nêu ra ở mục 1 không? Vì sao? HS: Không, vì có những luận điểm chưa phù hợp, chưa chính xác, thiếu sự mạch lạc. ? Em hãy chỉ ra những chỗ chưa hợp lí đó? HS: - ở luận điểm a: nội dung không phù hợp, lạc ý -> cần loại bỏ ý “lao động tốt”. - Còn thiếu những luận điểm cần thiết để vấn đề giải quyết được toàn diện, mạch lạc hơn. - Cần bổ sung những luận điểm như: + Đất nước rất cần những người tài giỏi + Phải chăm mới học giỏi, mới thành tài. ? Sự sắp xếp các luận điểm chưa hợp lí ntn? - Luận điểm b làm cho bài thiếu mạch lạc, luận điểm d không nên đứng trước luận điểm e. ? Theo em cần phải điều chỉnh , thêm bớt và sắp xếp lại hệ thống luận điểm ấy như thế nào HS: Thảo luận theo bàn-> phát biểu GV: Nhận xét, đánh giá, bổ sung cho hệ thông luận điểm đó. ? Đọc lại luận điểm e SGK/ T83 ? Các nêu luận điểm đó là do bạn đã học tập cách viết của ai? Trong văn bản nào? HS: Học tập cách viết của Trần Quốc Tuấn trong văn bản “Hịch tướng sĩ”. GV: Các học tập trong trường hợp này là thông minh , sáng tạo và phù hợp. ? Trong các câu đã cho, em có thể dùng câu nào để giới thiệu luận điểm e. HS: Câu 1+3. ? Tại sao cách 2 lại không được Vì xác định sai mối quan hệ giữa luận điểm cần trình bày với luận điểm đứng trên. Hai luận điểm ấy không có quan hệ nhân quả để có thể nối bằng “do đó”. ? Trong 2 cách ở câu 1 và 3, em thích câu nào hơn cả? Vì sao? HS: Tuỳ ý thích của các em ( Cả 2 đều được). GV: Nên sử dụng nhiều cách chuyển đoạn khác nhau trong một bài văn để bài làm đỡ đơn điệu nhàm chán. ? Em có thể nghĩ thêm cách chuyển đoạn và giới thiệu luận điểm nào khác không? HS: Nêu cách riêng của mình ? H đọc, nghiên cứu cách sắp xếp luận cứ ở mục b/ SGK và n.xét về cách sắp xếp đó? HS: Cách sắp xếp đó là tốt, chấp nhận dược vì trình tự đó đảm bảo yêu cầu rành mạch, sáng rõ. Bước trước, để tới bước cuối cùng thì luận điểm được làm rõ hoàn toàn. ? Bạn em muốn kết thúc đoạn văn bằng một câu hỏi giống câu kết trong đoạn “Hịch tướng sĩ” theo em nên kết đoạn như thế nào cho phù hợp với yêu cầu của bạn? HS: Có thể viết câu kết đoạn theo cách của TQT: - Lúc bấy giờ, các bạn muốn vui chơi nữa liệu có được không? - Lúc bấy giờ các bạn hối hận liệu có kịp không? GV: Kết đoạn có thể có, có thể không, tuỳ nội dung, tính chất, kiểu loại của đoạn văn không nên quá gò bó, máy móc khiến bài văn vừa khó làm, vừa trở nên đơn điệu. ? Ngoài cách vừa nêu, em còn có thể kết thúc đoạn văn ấy theo cách nào nữa VD: Bởi vậy, với người học sinh hôm nay, học chăm không chỉ là nhiệm vụ cần thiết,tự giác mà còn là niềm vui, niềm tin cho ngày mai, cho tương lai. ? Đoạn văn viết theo cách trên đây (b) là đoạn văn diễn dịch hay quy nạp? Vì sao? HS: Quy nạp, vì nội dung đi từ chi tiết -> Cụ thể.Câu chủ đề đứng ở cuối đoạn. ? Em có thể biến đổi đoạn văn ấy thành diễn dịch được không? HS: Có ? Muốn chuyển một đoạn văn quy nạp thành diễn dịch và ngược lại em làm thế nào? HS: - Thay đổi vị trí câu chủ đề. - Sửa lại câu văn sao cho mối liên kết trong đoạn, trong bài không bị mất đi. Hoạt động 3: học sinh đọc trước lớp luận điểm mà các em vừa thực hành. Gv : Nhận xét ưu điểm và khuyết điểm. H: Đọc bài tham khảo SGK. GV: Xác định VĐNL, cách trình bày luận điểm trong đoạn văn? H: - VĐNL: ý nghĩa của việc đọc sách. - LĐ: câu 1, câu “ đọc sách làm cho tâm hồn tràn đầy tinh thần lành mạnh và hăng hái” và lđiểm KL:câu cuối. ? Thực hành tập thay đổi, sắp xếp đoạn văn? HS: Đọc đoạn văn đã biến đổi, sắp xếp đoạn văn thành diễn dịch hoặc ngược lại. G: Nhận xét, sửa chữa, rút kinh nghiệm. Đề bài: Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ. 1. Xây dựng hệ thống luận điểm - Hệ thống luận điểm đã cho chưa đảm bảo yêu cầu chính xác, phù hợp, mạch lạc - Có thể điều chỉnh và sắp xếp lại như sau: a. Đất nước ta đang rất cần những người tài giỏi để đưa tổ quốc tiến lên sánh kịp với bè bạn năm châu. b. quanh ta đang có nhiều tấm gương của các bạn HS phấn đấu học giỏi đáp ứng được yêu cầu của đất nước. c. Muốn học giỏi, muốn thành tài thì trước hết phải học chăm d. Một số bạn ở lớp ta còn ham chơi, chưa chăm học. Làm cho các thầy cô giáo và cha mẹ phiền lòng e. Hậu quả của việc này rất tai hại, khó có được niềm vui trong cuộc sống g. Vậy nên, các bạn cần bớt vui chơi, chịu khó học tập chăm chỉ để trở thành người có ích và nhờ đó sẽ tìm được niềm vui chân chính lâu bền. 2. Trình bày luận điểm a. Có thể dùng câu 1 hoặc câu 3 để giới thiệu luận điểm e. * Câu giới thiệu luận điểm: - Câu 1 : Đơn giản . - Câu 3 : Giọng điệu gần gũi, thân thiết. => Có nhiều cách chuyển đoạn và giới thiệu luận điểm. b. Cách sắp xếp luận cứ ở mục b là có thể chấp nhận được, vì trình tự ấy phản ánh được các bước hợp lí của quá trình làm rõ dần luận điểm đảm bảo yêu cầu rõ ràng, rành mạch. - Sắp xếp luận cứ. - Mục 2(b): thứ tự hợp lý, làm rõ luận điểm. c. Có thể kết thúc đoạn văn theo cách của Trần Quốc Tuấn. Viết kết đoạn: - Lúc bấy giờ đẫu các bạn muốn vui vẻ phỏng có được không? - Tóm lại người HS học tập chăm chỉ không chỉ là nghiệm vụ trước mắt mà còn ví tương lai, vì ngày mai. - Ngoài ra, còn nhiều cách kết đoạn * Cách trình bày đoạn văn: - Đổi đv diễn dich <-> đoạn qui nạp: thay đổi vị trí câu chủ đề, sửa 1 số từ ngữ cần thiết… HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5’) - Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn. - Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại - Kĩ thuật: động não, viết sáng tạo, trình bày. ? Viết một đoạn văn để trình bày luận điểm: “ Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích, vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống”. Nêu cách trình bày và phương pháp lập luận của đoạn văn vừa viết.? - HS: Thực hiện. - HS nhận xét. - GV nhận xét. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI – MỞ RỘNG (2’) - Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học để lập bảng tổng kết . - Phương pháp: thuyết trình. - Kĩ thuật: trình bày một phút, động não. - Gv khái quát toàn bộ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy: 4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) * Đối với bài cũ: - Học thuộc phần ghi nhớ - Hoàn thành bài tập còn lại. * Chuẩn bị bài mới: Viết bài tập làm văn số 6 - Ôn luyện kĩ cách xây dựng hệ thống luận điểm và trình bày luận điểm, cách làm bố cục một bài văn nghị luận, giờ sau viết bài TLV số 6 tại lớp.