Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Ôn tập văn bản thuyết minh. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Văn bản : ÔN TẬP VĂN BẢN THUYẾT MINH A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết thế nào là văn bản thuyết minh. - Hiểu về các phương pháp thuyết minh và yêu cầu cơ bản của bài văn thuyết minh. - Vận dụng vào làm văn bản thuyết minh. 2. Kĩ năng - Khái quát, hệ thống những kiến thức đã học. - Quan sát đối tượng cần thuyết minh. - Lập dàn ý viết đoạn văn và bài văn thuyết minh. 3. Định hướng phát triển năng lực a. Các năng lực chung: - Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ. b. Các năng lực chuyên biệt: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực cảm thụ văn học. 4. Thái độ HS có ý thức học tập nghiêm túc, có khoa học. * Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, HẠNH PHÚC, ĐOÀN KẾT, YÊU THƯƠNG, HỢP TÁC, TÔN TRỌNG. * Tích hợp môi trường: Bảo vệ biển đảo, giáo dục an ninh quốc phòng. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (bảng phụ, máy chiếu) - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: (1 phút)Kiểm tra sĩ số Ngày giảng Lớp Sĩ số Kiểm tra bài cũ và chuẩn bị bài: 3. Bài mới: - HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (1’): - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Hình thức: hoạt động cá nhân. - Phương pháp: tạo tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, động não HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu lí thuyết Gv: Văn bản thuyết minh có vai trò và tác dụng ntn trong cuộc sống ? Gv: Văn bản thuyết minh có những tính chất gì khác với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận? Gv: Muốn làm tốt bài văn thuyết minh cần phải chuẩn bị những gì? Bài văn thuyết minh phải làm nổi bật điều gì? Gv: Những phương pháp TM nào thường được chú ý vận dụng? I. Lý thuyết 1. Vai trò, tác dụng của văn bản thuyết minh trong đời sống - Là kiểu VB thường dùng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức, thông tin về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng cách trình bày, giới thiệu, giải thích vấn đề. 2. Tính chất của văn bản thuyết minh - Chủ yếu trình bày tri thức một cách khách quan, chính xác, đầy đủ giúp con người hiểu biết về đối tượng. 3. Yêu cầu, cách làm bài thuyết minh - Người viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng -> Trình bày theo trình tự thích hợp để người đọc dễ hiểu, làm nổi bật đặc điểm chủ yếu, quan trọng của đối tượng thuyết minh. - Sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh : nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu VD, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập GV: Nêu cách thuyết minh về 1 thứ đồ dùng? GV:Nêu cách lập dàn ý của kiểu bài này? GV: Khi thuyết minh về một thể loại văn học cần chú ý điều gì? GV: Khi thuyết minh gới thiệu về một phương pháp (cách làm) cần chú ý điều gì ? GV: Cách lập dàn ý của đề bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh? Cho HS lần lượt viết phần mở bài cho các đề b,d,g. II. Luyện tập BT1: Nêu cách lập dàn ý 1. Giới thiệu 1 đồ dùng a. MB: Giới thiệu khái quát đồ dùng b. TB: - Giới thiệu lần lượt những bộ phận tạo thành. - Giới thiệu tác dụng và cách sử dụng. - Cách bảo quản. c. KB: Nhấn mạnh ý nghĩa, tác dụng của đồ dùng. 2. Giới thiệu 1 thể loại văn học. - Thuyết minh đặc điểm 1 thể loại văn học phải quan sát, nhận xét, sau đó khái quát thành những đặc điểm. Cần lựa chọn những đặc điểm nổi bật. 3. Giới thiệu 1 phương pháp - Người thuyết minh phải tìm hiểu, nắm chắc phương pháp. - Cần trình bày rõ nguyên liệu, cách thức, trình tự để thực hiện và yêu cầu chất lượng với sản phẩm. 4. Giới thiệu 1 danh lam thắng cảnh a.MB: Giới thiệu về danh lam thắng cảnh b. TB: - Vị trí - S (mđộ rộng hẹp) - Giớithiệu cụ thể chi tiết về từng khu vực của danh lam. c. KB: Vị trí của danh lam thắng cảnh trong đời sống của con người HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - Thời gian: ( ) ?Lập dàn ý cho bài thuyết minh về một loài hoa ngày Tết. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: ? Vẽ sơ đồ tư duy cho bài học 4. Hướng dẫn về nhà (3’): * Đối với bài cũ: - Nắm chắc phần lí thuyết. - Hoàn thiện bài tập trong VBT. - Viết bài thuyết minh về loài hoa ngày Tết. * Đối với bài mới: - Chuẩn bị tiết 85: soạn bài Ngắm trăng + Tìm hiểu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác bài thơ. + Soạn bài theo câu hỏi SGK.