Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Khi con tu hú. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Văn bản : KHI CON TU HÚ - Tố Hữu - A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Có được những hiểu biết bước đầu về tác giả Tố Hữu - Hiểu nghệ thuật khác họa hình ảnh (thiên nhiên, cái đẹp của cuộc đời tự do) - Hiểu được niềm khao khát cuộc sống tự do, lí tưởng cách mạng. - Cảm nhận được bài thơ. 2. Kĩ năng - Biết đọc diễn cảm một tác phẩm thơ thể hiện tâm tư người chiến sĩ cách mạng bị giam giữ trong ngục tù. - Nhận ra và phân tích được sự nhất quán về cảm xúc giữa hai phần của bài thơ; thấy được sự vận dụng tài tình thể thơ truyền thống của tác giả ở bài thơ này. 3. Định hướng phát triển năng lực a. Các năng lực chung: - Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ. b. Các năng lực chuyên biệt: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực cảm thụ văn học. 4. Thái độ - Cảm phục tinh thần yêu nước của người chiến sĩ cánh mạng . * Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, HẠNH PHÚC, ĐOÀN KẾT, YÊU THƯƠNG, HỢP TÁC, TÔN TRỌNG. * Tích hợp môi trường: Bảo vệ biển đảo, giáo dục an ninh quốc phòng. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (bảng phụ, máy chiếu) - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhpóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: (1 phút)Kiểm tra sĩ số Ngày giảng Lớp Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình dạy 3. Bài mới: - HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (1’): - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Hình thức: hoạt động cá nhân. - Phương pháp: tạo tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, động não Gv: Theo các em, điều gì quan trọng nhất trong cuộc sống mỗi người? Hs: Thảo luận, trình bày và bảo vệ ý kiến (Sức khỏe, tiền bạc, tình yêu, hạnh phúc, gia đình....) Gv: Mỗi người chúng ta sinh ra vốn là một sắc màu riêng, thế nên, quan niệm của mỗi người là khác nhau. Với riêng Tố Hữu, có lẽ, tự do là điều quan trọng nhất, là khát vọng mãnh liệt nhất. Đây cũng là khao khát của nhiều người. Bác Hồ đã khẳng định: "Trên đời ngàn vạn điều cay đắng Cay đắng chi băng mất tự do?” Tuy nhiên quan niệm về tự do và cách thể hiện khát vọng đó của mỗi người lại khác. Vậy khát vọng đó của ngưòi chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi Tố Hữu ntn? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay: văn bản "Khi con tu hú". HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (23’) - Mục tiêu: tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. - Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp. - Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu - Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, trình bày một phút,... Hoạt động 1: GV giới thiệu cho HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. I. Giới thiệu chung * Cho HS quan sát chân dung... ? Hãy giới thiệu những nét tiêu biểu về tác giả? Trình bày. 1. Tác giả - Tố Hữu ( 1920 - 2002) - Có nhiều cống hiến cho cách mạng và cuộc đời thơ - Là nhà thơ của lí tưởng cộng sản; thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị. * Bổ sung: Bổ sung: Tố Hữu (1920- 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế. - Giác ngộ cách mạng khi đang còn là học sinh. - Tháng 4/ 1939 bị thực dân Pháp bắt giamvào nhà lao Thừa Phủ (Huế), sau đó trải qua các nhà lao ở miền Trung và Tây Nguyên, cho đến tháng 3/ 1942 ông vượt ngục tiếp tục hoạt động. - Ông có nhiều cống hiến cho cách mạng và cuộc đời thơ - Là nhà thơ của lí tưởng cộng sản; thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị. - Con đường thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với các giai đoạn cách mạng Việt Nam, được đánh dấu bởi các tập thơ: Từ ấy ( 1937- 1946), Việt Bắc (1947- 1954), gió lộng (1955- 1961), Ra trận (1962- 1971), máu và hoa (1972- 1977), một tiếng đờn (1992), Ta với ta (1999)... ? Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? H: Lúc này nhà thơ đang ở trong nhà lao Thừa Phủ ( Huế), lúc đã hơn ba tháng trời bị giam cầm. - Bài thơ nằm trong phần “xiềng xích” của tập thơ “từ ấy” - Bài thơ là tiếng lòng của người thanh niên 19 tuổi say mê lý tưởng, tha thiết yêu đời và hăng hái hoạt động nhưng bị giam cầm, cách biệt hoàn toàn với cuộc sống bên ngoài. GV: Bài thơ ra đời trong những ngày đầu tiên bị bắt giam trong nhà lao Thừa Phủ, in trong tập thơ Từ ấy- tập thơ đầu tiên của Tố Hữu. Trước khi bị bắt giam Tố Hữu cảm thấy sung sướng vì bắt gặp lý tưởng cách mạng. Đang say mê hoạt động cách mạng với tâm hồn bồng bột, lãng mạn; với niềm vui phơi phới bỗng bị nhốt, bị giam cầm trong nhà tù bưng bít, cách biệt hoàn toàn với cuộc sống bên ngoài, người chiến sĩ trẻ ấy cảm thấy ngột ngạt, không thể chịu nổi. "Khi con tu hú" nằm trong một số bài thơ sáng tác trong tù của Tố Hữu. 2. Tác phẩm - Bài thơ được sáng tác tháng 7 năm 1939 khi tác giả đang bị giam cầm trong nhà lao Thừa Phủ. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản. II. Đọc - hiểu văn bản ? Nêu cách đọc bài thơ? - 6 câu đầu giọng vui, náo nức, phấn chấn - 4 câu sau: giọng bực bội, nhấn mạnh các từ ngữ cảm thán. - GV đọc mẫu - Gọi 2 HS đọc - Nhận xét đọc - GV: Hướng dẫn H giải thích một số từ khó "Chim tu hú”. GV: Hướng dẫn H giải thích các từ khó trong bài. 1. Đọc - chú thích ? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? HS: Lục bát. ? Bài thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Đâu là phương thức chính? HS: Biểu cảm + miêu tả. ? Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Giới hạn và nội dung từng phần? HS: - 6 câu đầu: Bức tranh mùa hè sinh động. - 4 câu kết: Tâm trạng người tù cách mạng. 2. Kết cấu, bố cục - Thể thơ: Lục bát - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm + miêu tả. - Bố cục: 2 phần: Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích 3. Phân tích ? Khung cảnh làng quê vào hè được diễn tả qua những chi tiết nào ( âm thanh, màu sắc, hương vị, khung cảnh)? - Cách tiến hành: + Các nhóm thảo luận viết câu trả lời vào phiếu học tập. + Hết thời gian đại diện nhóm báo cáo. + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, chấm điểm. + GV nhận xét và chốt kiến thức. - Âm thanh: + Tu hú gọi bầy + Tiếng ve ngân + Tiếng sáo diều ? Em có nhận xét gì về âm thanh ở đây? HS: Tưng bừng, rộn rã.. - Màu sắc: + Lúa chín (vàng) + Bắp rây vàng hạt + Nắng đào + Trời xanh -> Màu sắc tươi vui, lộng lẫy đấy sức sống. - Hương vị: Mùi thơm của lúa chín, của trái ngọt. + Trái cây ngọt... -> ngọt ngào - Khung cảnh: + Trời cao + Diều sáo lộn nhào từng không -> Khoáng đạt, tự do. ? Em có nhận xét gì về trình tự miêu tả của tác giả? HS: Miêu tả theo trình tự không gian. ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật sử dụng từ ngữ để miêu tả? HS: Từ ngữ chỉ thời gian hiện tại, chỉ vận động đang diễn ra: đang, chín, ngọt, dần, dậy, ngân, rây, vàng, càng, nhào lộn... ? Qua đó em cảm nhận khung cảnh vào hè như thế nào? GV: Những từ ngữ này kiến cho người đọc hình dung bức tranh mùa hè sống động như đang hiện ra trước mắt... ? Từ đó em hiểu thêm được điều gì về tâm hồn người chiến sĩ? HS: Tâm hồn tinh tế, trẻ trung, yêu đời. GV: Điều đáng nói ở đây là hoàn cảnh sáng tác của bài thơ: tác giả đang ở trong tù. Như vậy toàn bộ bức tranh thiên nhiên được miêu tả là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú và sự cảm nhận mãnh liệt, tinh tế của một tâm hồn trẻ trung, yêu đời và đang khao khát tự do đến cháy ruột, cháy lòng. 3.1. Bức tranh mùa hè - Âm thanh: + Tu hú gọi bầy + Tiếng ve ngân + Tiếng sáo diều -> Tưng bừng, rộn rã. - Màu sắc: + Lúa chín (vàng) + Bắp rây vàng hạt + Nắng đào + Trời xanh -> Tươi vui, lộng lẫy, đầy sức sống. - Hương vị: + Trái cây ngọt... -> Ngọt ngào - Khung cảnh: + Trời cao + Diều sáo lộn nhào từng không -> Khoáng đạt, tự do. => Từ ngữ chỉ thời gian hiện tại đang diễn ra, trí tưởng tượng phong phú và sự cảm nhận mãnh liệt, tinh tế. => Cảnh mùa hè thật rực rỡ, tươi đẹp tràn đầy sức sống, rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị... Tất cả được thức dậy từ tiếng chim tu hú. => Tâm hồn tinh tế, trẻ trung yêu đời khao khát tự do. ? Đọc 4 câu thơ tiếp theo của bài. ? Các từ ngữ nào trực tiếp bộc lộ cảm xúc của tác giả? ? Tâm trạng của người tù được thể hiện như thế nào? HS: Đau khổ, uất ức ngột ngạt. ? Ngoài những từ ngữ mạnh tác giả còn sử dụng những từ cảm thán, câu cảm thán, em hãy chỉ ra những từ và câu đó? HS: Ôi, thôi, làm sao. ? Em có nhận xét gì về cách ngắt nhịp của các câu thơ này? HS: ngắt nhịp bất thường: 2/2/2; 6/2; 3/3; 6/2. ? Cách ngắt nhịp và từ ngữ đó có tác dụng gì? HS: Cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khát khao chảy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh tù ngục trở về với cuộc sống tự do bên ngoài. ? Qua phân tích, em cảm nhận được gì qua hai khung cảnh trên? HS: Đối lập nhau. ? Tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ có gì giống và khác với tiếng tu hú ở đầu bài thơ? - Giống nhau: Đều là tiếng gọi tha thiết của tự do, của thế giới sự sống. - Khác nhau: ở đầu bài thơ, tiếng tu hú gợi ra cảnh trời đất bao la, tưng bừng sự sống lúc vào hè. Đến cuối bài tiếng tu hu lại khiến cho người chiến sĩ đang bị giam cầm cảm thấy hết sức đau khổ bực bội. ? Kết cấu đầu cuối tương ứng này em đã gặp ở bài thơ nào? HS: Ông đồ. 3.2. Tâm trạng người tù cách mạng - Cảm xúc: + đạp tan phòng + ngột, chết uất... -> Đau khổ, uất ức. - Nhịp thơ bất thường, động từ mạnh, từ cảm thán. -> Tâm trạng bực bội, ngột ngạt khao khát tự do đến cháy bỏng muốn đạp tan phòng giam để trở về với cuộc sống tự do. => Tiếng chim tu hú mở đầu và kết thúc bài thơ thể hiện sự thay đổi diễn biến tâm trạng của tác giả một cách logic và hợp lí. Tiếng chim ấy đã tạo cho bài thơ sự mở đầu và kết thúc tự nhiên, gợi mở. Tiếng chim chính là tiếng gọi thiết tha của cuộc sống, của tự do. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết ? Những yếu tố nghệ thuật nào tạo nên cái hay, cái đẹp cuả cảnh và tình trong bài thơ? HS: - Thể thơ lục bát giàu nhạc điệu, uyển chuyển. - Từ ngữ gợi tả, hình ảnh thơ đẹp, chọnlọc, tiêu biểu. ? Bài thơ giúp em cảm nhận được gì về tình cảm của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đầy? ? Đọc ghi nhớ SGK/ T20 4. Tổng kết 4.1. Nghệ thuật - Thơ lục bát bình dị, tha thiết pha giọng vui đùa. - Giọng thơ tự nhiên 4.2. Nội dung – Ý nghĩa - Lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng. - Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện lòng yêu đời, yêu lí tưởng của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi trong cảnh tù đày. 4.3. Ghi nhớ: SGK/ T20 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10’) - Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng làm bài tập. - Phương pháp: PP vấn đáp, thảo luận, - Kĩ thuật: động não, trình bày một phút... III. Luyện tập ? Em hiểu như thế nào về tiêu đề của bài thơ? HS: Là vế phụ của câu khi con tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến, người tù c.mạng càng cảm thấy ngột ngạt trong phòng giam chật chội, càng thèm khát cháy bỏng c.sống tự do tưng bừng ở bên ngoài. GV: Tên bài thơ đã gợi mở mạch cảm xúc của toàn bài HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (4’) - Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn thuyết minh. - Phương pháp: thuyết trình, giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật: động não, trình bày. ? Cái hay của bài thơ được thể hiện nổi bật ở điểm nào? - Đoạn 1: Tả cảnh vào hè - Đoạn 2: Tả tâm trạng của người tù cách mạng -> Hai đoạn tạo nên kết cấu đối lập trong sự thống nhất: cảnh sắc bên ngoài đối lập với cuộc sống gò bó ngột ngạt trong tù của tác giả, càng say sưa với cuộc sống làng quê vòa hè thì càng căm tức cuộc sống đày đọa của nhà tù. - Thể thơ lục bát linh hoạt - Giọng điệu tự nhiên thay đổi phù hợp - Ngôn ngữ trong sáng, giàu hình ảnh, nhạc điệu. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO (2’) - Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học. - Phương pháp: đàm thoại, thuyết trình. - Kĩ thuật: trình bày một phút, động não. ? Em có biết những câu thơ nào về quê hương hãy đọc lại? ?Tìm đọc những bài thơ viết về khát vọng tự do 4. Hướng dẫn về nhà (3’): * Đối với bài cũ: - Học thuộc lòng bài thơ - Phân tích được nội dung chính của bài.. - Phân tích được bức tranh mùa hè và tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ * Đối với bài mới: Câu nghi vấn (tiếp)