Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Ôn tập truyện kí Việt Nam. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: ÔN TẬP TRUYỆN KÍ VIỆT NAM A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm, hiểu và so sánh được sự giống và khác nhau cơ bản của các truyện kí đã học về các phương diện thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật. - Cảm nhận những nét độc đáo về nghệ thuật của từng văn bản. - Nắm, phân tích được những đặc điểm của nhân vật trong các tác phẩm truyện. 2. Kĩ năng - Biết khái quát, hệ thống hóa và nhận xét về các tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể. - Biết cảm thụ nét riêng, độc đáo của tác phẩm đã học 3. Định hướng phát triển năng lực -- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân, ra quyết định. -- Năng lực giao tiếp, cảm thụ văn học. 4. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích văn học nước nhà... B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu). - Học sinh: + Đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan. + Soạn bài và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp: dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP nghiên cứu trường hợp điển hình. - Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, động não, giao nhiệm vụ, trình bày một phút, KT hỏi và trả lời, KT tóm tắt tài liệu theo nhóm… D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Bước 1. Ổn định tổ chức (1’) - Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:………………………………………………. - Kiểm tra sĩ số học sinh: Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng) Bước 2. Kiểm tra bài cũ (4’): 2.1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh - GV yêu cầu các tổ báo cáo kết quả chuẩn bị bài. - GV nhận xét thái độ chuẩn bị của học sinh, đánh giá cao học sinh. 2.2. Kiểm tra nội dung bài * Câu hỏi: ? Trình bày những đặc sắc nội dung, nghệ thuật của văn bản “Hai cây phong”? Nêu ý nghĩa của văn bản? * Đáp án (sơ lược): + Nội dung: Từ việc ca ngợi vẻ đẹp của 2 cây phong, tác giả khẳng định tấm lòng gắn bó thiết tha của con người với quê hương yêu dấu và sự trân trọng trước tình thầy trò cao đẹp. + Nghệ thuật: Ngòi bút miêu tả xen lẫn tự sự, biểu cảm, cách dùng ngôi kể linh hoạt, nghệ thuật nhân hoá, so sánh làm câu chuyện thêm sống động. + Ý nghĩa văn bản : Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng Ku-ku-rêu. ? Trong mạch kể chuyện của nhân vật “tôi”, hai cây phong có ý nghĩa như thế nào? Vì sao? - Là nơi hội tụ những ký ức tuổi thơ, những kỷ niệm xa xưa của tuổi học trò -> Khơi nguồn cảm hứng cho người kể. -> Gắn tình yêu quê hương, kỉ niệm tuổi thơ sâu sắc. - Là nơi người kể chuyện được nhìn thấy “thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng”, là nơi nâng cánh ước mơ cho những em bé khám phá vũ trụ bao la và thế giới. - Là nơi ghi dấu nhân chứng của một câu chuyện cảm động về tình thầy trò -> Gắn tình yêu quê hương, kỉ niệm về người thầy sâu sắc. Bước 3. Bài mới Hoạt động 1: I. Thống kê những văn bản truyện ký VN đã học từ đầu năm học. - Kiểm tra bài tập giao về nhà của các nhóm. - GV đánh giá, ghi điểm. TÊN VB T. GIẢ T.LOẠI NỘI DUNG NGHỆ THUẬT Tôi đi học 1941 Thanh Tịnh (1911-1988) Truyện ngắn - Những kỉ niệm trong sáng về ngày đầu tiên đi học. - Tự sự kết hợp trữ tình, kể chuyện + miêu tả, biểu cảm - Nghệ thuật so sánh. Trong lòng mẹ (Những ngày thơ ấu) 1940 Nguyên Hồng (1918-1982) Hồi kí - Nỗi đắng cay, tủi cực và tình yêu mẹ mãnh liệt của bé Hồng khi xa mẹ và trong lòng mẹ. - Tự sự + miêu tả, biểu cảm - Diễn biến tâm lí nhân vật: cảm xúc nồng nàn, mãnh liệt - Hình ảnh so sánh, liên tưởng táo bạo. Tức nước vỡ bờ (Tắt đèn) 1939 Ngô Tất Tố (1893-1954) Tiểu thuyết - Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ phong kiến. - Tố cáo chính sách thuế khoá vô nhân đạo. - Ca ngợi phẩm chất cao quí, sức mạnh tiềm tàng, phản kháng mạnh mẽ của chị Dậu - người PN nông dân trước CMT8. - Xây dựng tình huống truyện bất ngờ, cao trào và giải quyết hợp lí. Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ, hành động trong thế tương phán của các nhân vật - Ngòi bút hiện thực khoẻ khoắn, lạc quan. Lão Hạc (Lão Hạc) 1943 Nam Cao (1915-1951) Truyện ngắn - Số phận đau thương và phẩm chất cao đẹp của nông dân trước cách mạng -Thái độ trân trọng của tác giả với họ. - Tự sự + miêu tả, biểu cảmcảm - Cách miêu tả, khắc hoạ t/c nhân vật qua miêu tả, phân tích diễn biến tâm lí nhân vật - Ngôn ngữ kể chuyện chân thực, giản dị, tự nhiên, đậm đà chất nông thôn... HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 2: Tìm hiểu điểm giống nhau và khác nhau của các đoạn trích: Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc. ? Hãy nêu những điểm giống nhau về thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật? (Thảo luận nhóm 3 phút) ? Lấy VD minh họa? - Số phận người phụ nữ bị trói buộc bởi lễ giáo phong kiến cổ hủ: mẹ bé Hồng. - Số phận khổ cực, bế tắc của người nông dân: chị Dậu, lão Hạc. VD: - Yêu thương, trân trọng những tình cảm, phẩm chất đẹp đẽ của con người: chị Dậu, lão Hạc. - Tố cáo những gì xấu xa, tàn ác: bộ mặt của giai cấp thống trị trong xã hội cũ. ? Căn cứ vào bảng hệ thống, em hãy đối chiếu và chỉ ra những điểm khác nhau về nghệ thuật của các văn bản? - HS tự rút ra những nét riêng của mỗi VB. * Giá trị tư tưởng, nội dung: + Giá trị hiện thực: Phản ánh hiện thực xã hội Việt Nam trước năm 1945: bộ mặt xấu xa của tầng lớp thống trị: địa chủ phong kiến cấu kết với thực dân Pháp. Chúng không chỉ bỏ ngoài tai tất cả những lời van xin thống thiết của nhân dân lao động đói rách mà còn đàn áp nhân dân bằng những dụng cụ đánh, bắt, trói và giết người. Đời sống nhân dân trong tình trạng một cổ hai tròng, túng quẫn, bế tắc, đường cùng, không lối thoát. + Đều chan chứa tinh thần nhân đạo: Thể hiện sự đồng cảm, yêu thương, sự trân trọng, ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của tác giả đối với những người nghèo khổ, bất hạnh. * Giá trị nghệ thuật: - Những sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật tự sự: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, lựa chọn ngôi kể, xây dựng nhân vật. - Đều có lối viết chân thực, gần đời sống, sinh động (bút pháp hiện thực). c. Lão Hạc: - Chủ đề - đề tài: Ông già giàu lòng tự trọng dằn vặt đau khổ vì trót lừa 1 con chó.... tự tử để giữ mảnh vườn cho con. - ND: Số phận bi thảm và nhân phẩm cao đẹp của người nông dân. - NT: Miêu tả nhân vật qua diễn biến tâm lý sâu sắc, giọng văn trầm buồn, chi tiết chân thực kết hợp với trữ tình và triết lý. GV Kết luận: Rút ra đặc điểm của dòng văn xuôi hiện thực trước CM tháng Tám (so với truyện trung đại). Hoạt động 3: Tìm hiểu các nhân vật chính và các đoạn văn đặc sắc. ? Trong các văn bản trên, em thích nhất nhân vật nào? Vì sao? - HS tự trình bày ý kiến. ? Trong các VB đó, em thấy đoạn văn nào là đặc sắc? Vì sao? Hoạt động 4: Luyện tập GV tổ chức HS luyện tập. Phân nhóm: Mỗi tổ thực hiện một yêu cầu. - Tổ 1 - câu1 - Tổ 2 - câu 2 - Tổ 3 - câu 3. Trao đổi - viết bài. Mỗi tổ chọn một bài tốt nhất nộp. * Yêu cầu: Viết theo mẫu sau: - Đó là đoạn văn... nhân vật nào?... trong văn bản nào? - Lí do em thích a) Về nội dung? b) Về nghệ thuật? c) Lí do khác? * Lưu ý: Không viết chung chung, lựa chọn tự do, tuỳ tiện, không có căn cứ. II. Điểm giống nhau và khác nhau của các đoạn trích: Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc. 1. Giống nhau: - Thể loại: Đều là văn tự sự, truyện kí hiện đại giai đoạn 1930 – 1945. - Đề tài: Đều lấy đề tài về con người và cuộc sống xã hội đương thời của tác giả. + Số phận của những con người cực khổ bị xã hội thực dân nửa phong kiến vùi dập. * Giá trị tư tưởng, nội dung: + Giá trị hiện thực: Phản ánh hiện thực xã hội Việt Nam trước năm 1945: + Đều chan chứa tinh thần nhân đạo 2. Khác nhau - Về thể loại: Trong lòng mẹ (hồi kí), Tức nước vỡ bờ (tiểu thuyết), Lão Hạc (Truyện ngắn). - Nội dung: a. Trong lòng mẹ: - Chủ đề - đề tài: Tình cảnh khốn khổ của chú bé mồ côi, mẹ đi lấy chồng xa - ND: Nỗi đau và tình yêu thương mẹ của chú bé Hồng, cảm xúc hạnh phúc khi được ở trong lòng mẹ.... - NT: Giọng văn chân thành tha thiết, cảm xúc tuôn trào, liên tưởng tưởng tượng mới mẻ… b. Tức nước vỡ bờ: - Chủ đề - đề tài: Người nông dân cùng khổ bị áp bức đè nén vùng lên. - ND: Phê phán chế độ bất nhân, ca ngợi phẩm chất và sức sống tiềm tàng của người PN nông thôn trước CMT8. - NT: XD nhân vật qua cử chỉ hành động trong thế đối lập, tương phản…Kể chuyện và miêu tả sinh động. c. Lão Hạc: * Đặc điểm chung của văn xuôi hiện thực trước CM: - Ra đời vào thời kì 1900-1945 (Truyện trung đại TK 10 - 19). - Đổi mới sâu sắc theo hướng hiện đại hóa (từ 1930). - Viết bằng chữ quốc ngữ (Truyện TĐ viết bằng chữ Hán). - Nội dung phản ánh trung thực c/s XH đương thời, tố cáo, phê phán XH (Truyện TĐ có yếu tố hư cấu và mang tính giáo huấn). III. Các nhân vật chính và các đoạn văn đặc sắc: 1. Nhân vật: - Nhân vật bé Hồng: Lòng thương mẹ vô bờ. - Nhân vật chị Dậu: Là hình ảnh đẹp về người phụ nữ VN. - Nhân vật lão Hạc: Hình ảnh người cha thương con hết mực và nhân cách cao thượng. 2. Đoạn văn đặc sắc: - Đoạn bé Hồng ở trong lòng mẹ. - Đoạn chị Dậu đánh tên cai lệ. - Đoạn tâm trạng của lão Hạc khi bán chó. - Đoạn cái chết dữ dội của lão Hạc. IV. Luyện tập 1. Chỉ ra các chi tiết tiêu biểu của thể loại truyện kí trong một tác phẩm đã học. 2. Phát hiện các chi tiết góp phần khắc họa vẻ đẹp của các nhân vật bé Hồng, lão Hạc, chị Dậu. 3. Phân tích lời văn tự sự giàu cảm xúc ở một văn bản truyện kí đã học. Trong văn bản 2, 3, 4 em thích nhất nhân vật nào? Đoạn văn nào? Vì sao? 4. Củng cố: 2p - Điểm giống và khác nhau về văn bản. Văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX. Trò chơi ô chữ: Từ chìa khóa: nhân đạo. 5. Hướng dẫn học sinh ở nhà: 3p * Học bài cũ: - Học bài ôn tập, học thuộc những đoạn văn hay trong các văn bản. * Chuẩn bị bài mới: Văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” + Học sinh phân công đóng tiểu phẩm “ Tiếng kêu cứu”. + Đọc, tìm bố cục. + Thể loại, PTBĐ. + Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu, vẽ tranh về đề tài bảo vệ môi trường. + Thảo luận, trao đổi, phân tích tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và những việc cần làm ngay để bảo vệ môi trường. + Chuẩn bị băng hình, ảnh minh họa về nguy cơ sử dụng bao bì ni lông. + Viết sáng tạo về việc sử dụng bao bì ni lông và ý thức bả vệ môi trường.