Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Nói giảm nói tránh. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: NÓI GIẢM NÓI TRÁNH A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của các biện pháp tu từ nói giảm nói tránh, nói quá. - Biết cách sử dụng biện pháp tu từ nói trên trong những tình huống nói và viết cụ thể. 2. Kỹ năng: - Phân biệt được nói giảm nói tránh với nói không đúng sự thật. - Sử dụng nói giảm nói tránh đúng lúc, đúng chỗ để tạo lời nói trang nhã, lịch sự. 3. Thái độ: - Giáo dục đạo đức: Biết yêu tiếng Việt, trân trọng và giữ gìn tiếng mẹ đẻ, phê phán những lời nói khoác, nói sai sự thật. 4. Định hướng phát triển năng lực: * Năng lực chung: - Năng lực tự học: học sinh soạn bài, tìm hiểu qua tư liệu tham khảo để khám phá kiến thức trước khi lên lớp và theo yêu cầu chuẩn bị của giáo viên, tự hoàn thành các bài tập hoặc các nhiệm vụ của nhóm và giáo viên. - Năng lực giải quyết vấn đề: có suy nghĩ và tìm ra các phương án giải quyết vấn đề khi vận dụng các kiến thức về từ vựng vào làm bài tập. - Năng lực sáng tạo: được trau dồi trong quá trình tự học, hoạt động nhóm, khi giải quyết các tình huống và đưa ra các phương án mới, hiệu quả. - Năng lực giao tiếp: năng lực giao tiếp trong chủ đề “các biện pháp tu từ” cần được chú trọng vì đây là cơ hội để các em hoàn thiện vốn hiểu biết của bản thân về các biện pháp tu từ. Năng lực này được vận dụng linh hoạt khi các em trao đổi tích cực với giáo viên, với bạn học. - Năng lực hợp tác: Năng lực này thể hiện chủ yếu trong bước chuyển giao nhiệm vụ học tập của giáo viên. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ : Việc sử dụng vốn từ vựng trong giao tiếp cũng như trong viết bài, đoạn văn, câu văn giúp cho năng lực này phát triển. Thường thì năng lực này được thể hiện trong khi sử dụng kĩ thuật trình bày một phút, hoạt động nhóm. - Sử dụng công nghệ thông tin: thu thập kiến thức xã hội có liên quan; * Năng lực chuyên biệt: - Năng lực viết, phân tích, đánh giá, làm việc độc lập, chủ động. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (phiếu học tập....) - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Bước 1. Ổn định lớp - Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:………………………………………………. - Kiểm tra sĩ số học sinh: Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng) Bước 2. Kiểm tra bài cũ Bước 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG: - Mục tiêu: + Huy động các kiến thức đã có về các biện pháp tu từ đã học + HS tiếp cận nội dung bài học, tạo hứng thú cho HS. - Phương pháp/kĩ thuật: PP vấn đáp, KTgiao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, trình bày một phút Yêu cầu các nhóm hãy liệt kê những bài ca dao, tục ngữ khuyên nhủ mọi người về cách nói năng đúng mực: -Chó 3 khoanh mới nằm, người 3 năm mới nói - Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe - Học ăn, học nói, học gói, học mở -Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau ... GV dẫn dắt: Lời dạy của ông bà chớ có sai bao giờ bởi vì khi đánh giá con người, lời ăn tiếng nói là một trong những tiêu chí đầu tiên.Người ăn nói đàng hoàng, có duyên, có phép tắc lễ nghĩa chắc chắn sẽ nhận được thiện cảm từ người đối diện. Để có thể làm được điều đó, chúng ta cần phải nắm chắc nghệ thuật " Nói giảm, nói tránh". Đây chính là nội dung bài học hôm nay HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: tìm hiểu về biện pháp nói giảm nói tránh - Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp. - Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu - Kĩ thuật: KT chia nhóm, KT đặt câu hỏi, KT trình bày một phút, động não,... HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Gv định hướng cho hs hình thành kiến thức về Nói giảm nói tránh. Gv yêu câu 2-3 hs báo cáo kết quả chuẩn bị bài ở nhà với việc trả lời các câu hỏi: ? Ở ngữ liệu 1, cho biết những từ ngữ in đậm trong các đoạn trích có nghĩa gì? H trình bày. ? Tại sao người viết lại dùng cách diễn đạt này? H trình bày. ? Thử thay thế từ bầu sữa bằng một từ ngữ khác rồi rút ra nhận xét vì sao tác giả Nguyên Hồng lại dùng từ ngữ này? H trình bày. ? Cho biết cách nói nào dưới đây nhẹ nhàng, tế nhị hơn đối với người nghe ? H trình bày. ? Những cách dùng từ ngữ trong các câu trên được gọi là phép tu từ Nói giảm nói tránh, em hãy cho biết thế nào là nói giảm nói tránh và tác dụng của cách nói này ? Thảo luận nhóm: Hoạt động nhóm Cách thức: 4 bước + Bước 1: Giao nhiệm vụ (Thời gian: 5 phút Học sinh: cá nhân sử dụng phiếu học tập hoạt động theo nhóm bàn. Nội dung: điền vào bảng hai cột Phân công: Bàn ...) + Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Bước 3: Trao đổi thảo luận + Bước 4: Đánh giá chốt kiến thức Sử dụng cách nói giảm, nói tránh cho những câu sau và cho biết em đã dùng cách gì để nói giảm nói tránh ? a. Ông ấy ăn cắp tài sản của nhà nước. .............................................................................. .............................................................................. b. Cái nón của bạn xấu quá. .............................................................................. .............................................................................. c. Ông ấy sắp chết. .............................................................................. .............................................................................. Công bố đáp án: a. Ông ấy ăn cắp tài sản của nhà nước. -> Ông ấy tham ô tài sản của nhà nước (dùng từ đồng nghĩa). b. Cái nón của bạn xấu quá. -> Cái nón của bạn không được đẹp (dùng cách nói phủ định trong cặp từ trái nghĩa). c. Ông ấy sắp chết. -> Ông ấy chỉ nay mai thôi (dùng cách nói trống). * Gv lưu ý hs: Những cách nói giảm, nói tránh: - Dùng từ đồng nghĩa (đồng nghĩa, đồng nghĩa ngữ cảnh - từ Hán Việt) - Dùng cách nói phủ định trong cặp từ trái nghĩa. - Dùng cách nói trống. GV: Khi chê trách một điều gì, để người nghe dễ tiếp nhận, người ta thường nói giảm, nói tránh bằng cách phủ định đều ngược lại với nội dung đánh giá. VD: Bài thơ của anh dở lắm bài thơ của anh chưa được hay lắm. nói giảm nói tránh còn nhằm tránh cảm giác nặng nề, thiếu lịch sự.. Cho hs theo dõi tình huống: 1. Trong một cuộc họp lớp kiểm điểm bạn Hải hay đi học muộn, bạn Loan nói: “Từ nay cậu không được đi học muộn nữa vì như vậy không những ảnh hưởng đến việc rèn luyện đạo đức của bản thân cậu mà còn ảnh hưởng đến phong trào thi đua của lớp”. Bạn Trinh cho rằng Loan nói như vậy là quá gay gắt, chỉ nên nhắc nhở bạn Hải : “Cậu nên đi học đúng giờ”. Em đồng tình với ý kiến nào? Vì sao? 2. Trong khi nhận xét về những nhược điểm của các bạn với cô giáo chủ nhiệm, bạn lớp trưởng chỉ nêu như sau: “Tuần qua, một số bạn đi học không được đúng giờ lắm” Nói như vậy có nên không? Vì Sao? Hs: Đọc tình huống Từ 2 tình huống trên em hãy cho biết khi nào thì không nên nói giảm, nói tránh? * Không nói giảm nói tránh khi: - Cần phê bình nghiêm khắc, nói thẳng, nói đúng mức độ sự thật. - Cần thông tin chính xác, trung thực Em hãy đặt ít nhất là một câu sử dụng một trong các cách nói giảm nói tránh trên ? Hoạt động cá nhân trả lời - Sức học của con không đựơc như bố nghĩ. - Bạn ấy không thông minh lắm. - Phòng học của cậu chưa được ngăn nắp lắm I. Định hướng hình thành kiến thức về nói giảm nói tránh 1. Phân tích ngữ liệu: * Ngữ liệu 1: - đi, chẳng còn nói về cái chết -> Giảm nhẹ, tránh sự đau buồn. * Ngữ liệu 2: - Bầu sữa -> Tránh thô tục, tăng cảm giác êm dịu. * Ngữ liệu 3: - Con dạo này không được chăm chỉ lắm. -> Tế nhị, nhẹ nhàng. 2. Ghi nhớ: sgk/ 108 * Lưu ý: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5’) Mục tiêu: củng cố kiến thức - Phương pháp: PP vấn đáp. - Hình thức tổ chức: học theo cá nhân. - Phương tiện: máy chiếu. - Kĩ thuật: động não... Gv hướng dẫn học sinh giải quyết các bài tập II. Luyện tập Đọc và xác định yêu cầu của bài tập - Hoạt động cá nhân - 3 hs lên bảng làm bài tập: mỗi hs làm 1 phần - Hs khác nhận xét - Gv nhận xét chốt đáp án đúng. Bài tập 2 Đọc và xác định yêu cầu của bài tập Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi tiếp sức : 3 đội chơi, mỗi đội 5 hs. Lần lượt mỗi hs viết 1 câu lên bảng, đội nào xong trước và nhiều câu đúng là chiến thắng. Bài tập 3 HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG - Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức đã học vào làm các dạng bài tập '- Phương pháp: PP vấn đáp, trình bày một phút. - Kĩ thuật: động não, trình bày một phút. ?Viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) về chủ đề môi trường trong đó có sử dụng biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh. Hoạt động cá nhân viết đoạn văn vào giấy nháp Cho hs xem hướng dẫn chấm. Trong bàn trao đổi bài cho nhau dựa vào hướng dẫn chấm để nhận xét, đánh giá cho điểm bài làm của bạn. Vấn đáp kiểm tra bài làm của hs HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, SÁNG TẠO - Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học. - Phương pháp: PP vấn đáp, hoạt động nhóm, trình bày một phút, thuyết trình. - Kĩ thuật: động não, trình bày một phút Nhiệm vụ 1: Vận dụng cách nói giảm nói tránh theo mẫu sau để đặt 5 câu đánh giá trong những trường hợp khác nhau Vd: Bạn ấy béo quá-> Bạn ấy không được gầy Nhiệm vụ 2: Hãy so sánh nói giảm nói tránh với nói quá? Bước 4. Hướng dẫn về nhà (2 phút ) * Đối với bài cũ - Học thuộc phần ghi nhớ - Hoàn thành bài tập còn lại. - Sưu tầm các đoạn văn, bài thơ có sử dụng biện pháp nói quá, nói giảm nói tránh. - Vẽ sơ đồ tư duy chủ đề các biện pháp tu từ gồm 2 bài: Nói quá, nói giảm nói tránh. * Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: - Ôn tập các văn bản đã học từ đầu năm để tiết sau kiểm tra 45 phút. Cụ thể: Nắm được nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật của vb truyện kí Việt Nam trước 1945.