Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tập làm văn: LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hệ thống kiến thức về văn nghị luận. - Hiểu cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận. 2. Kĩ năng Xác định cảm xúc và biết cách diễn đạt cảm xúc đó trong bài văn nghị luận. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học. 4. Thái độ - Có ý thức sử dụng yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận một cách hợp lí. * Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức các giá trị sống: trách nhiệm, hạnh phúc, đoàn kết, yêu thương, hợp tác, tôn trọng. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu, tranh). - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan, tranh, usb + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: (1 phút)Kiểm tra sĩ số Ngày giảng Lớp Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình luyện tập 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: GV dẫn dắt vào bài HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ? Đọc đề bài SGK/ T108? - Gọi HS đọc, GV ghi lên bảng ? Bài cần làm sáng tỏ luận đề gì? Cho ai ? Cần phải làm theo kiểu bài nào? Quan sát đề: - Lợi ích của việc tham quan, du lịch - Kiểu bài: chứng minh ? Có một bạn cho rằng: gặp một đề văn như trên chỉ cấn tìm được dẫn chứng thích hợp rồi liệt kê ra có đúng không? Thảo luận nhóm: - Dẫn chứng có khi cốt yếu ở bài văn NL - Đã không có dẫn chứng thì luận đề hay luận điểm cũng không được CM. Tuy nhiên, CM không phải là liệt kê dẫn chứng. Bởi CM để làm rõ thật, giả, đúng, sai. Vì thế, người CM buộc phải đưa ra ý kiến quan điểm của mình -> nêu luận điểm. ? Việc sắp xếp các luận điểm theo trình tự SGK/ T108 có hợp lí không? Vì sao? Nên sửa như thế nào? ? Hãy sắp xếp lại các luận điểm này cho gọn gàng, mạch lạc? - Không, các LĐ được nêu ra dể CM không chỉ đúng, đầy đủ mà cần sắp xếp mạch lạc, hợp lí, chặt chẽ để có thể làm vấn đề nêu ra được sáng tỏ. - Đề bài: Sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch đối với học sinh 1. Tìm hiểu đề, tìm ý a. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Nghị luận chứng minh - Nội dung: Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch. - Phạm vi nghị luận: thực tiễn cuộc sống. b. Tìm ý: Hệ thống luận điểm: Đi tham quan du lịch - Năng cao sức khỏe - Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm - Hiểu biết về kiến thức - Bồi dưỡng ý thức con người 2. Sắp xếp lại: Dàn ý * MB: - Dẫn dắt và nêu vấn đề - Nêu lợi ích của việc tham quan * TB: Các lợi ích cụ thể - Về thể chất: Những chuyến tham, quan, du lịch có thể giúp chúng ta thêm khỏe mạnh - Về tình cảm: Những chuyến tham quan có thể giúp mỗi chúng ta: + Có thêm tình yêu đối với thiên nhiên, quê hương, đất nước. + Tìm thêm thật nhiều niềm vui mới cho bản thân - Về kiến thức: Mỗi chuyến tham quan du lịch có thể giúp mỗi c.ta: + Có thêm những hiểu biết về danh lam thắng cảnh của đất nước + Có thêm những hiểu biết về truyền thống văn hóa, lịch sử cả dân tộc + Đưa lại nhiều bài học thực tế mà trong sách vở, nhà trường không có được + Khiến ta hiểu cụ thể hơn, sâu sắc hơn những điều được học trong nhà trường. - Về ý thức: Những chuyến tham quan du lịch giúp chúng ta có ý thức tập thể, gần gũi, thông cảm và gắn bó với nhau hơn. * KB: Khẳng định tác dụng của hoạt động tham quan, du lịch. - yêu cầu HS đọc hai đoạn văn SGK ? Phát hiện yếu tố biểu cảm trong đoạn văn? ? Cảm xúc của tác giả là gì và được biểu hiện như thế nào trong từng câu của đoạn văn? ? Vậy luận điểm “e” này gợi cho em cảm xúc gì? Đọc Chưa có Thêm những từ ngữ gợi cảm xúc Thực hiện- Trình bày- Nhận xét Y/C Hs đọc đoạn: “Không chỉ...quen thuộc” ? ĐV có cảm xúc ấy không? ? Để ĐV có cảm xúc em phải làm gì? - Y/ c HS thực hiện ĐV trên có yếu tố biểu cảm nào ( Biết bao nhiêu, diệu kì thay...) GV treo bảng phụ ĐV hoàn chỉnh đối chiếu với ĐV ở SGK-> Nhận xét Chốt: Khi đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn NL, nó sẽ có sức thuyết phục và gợi cảm hơn không? ? Em có cần chọn luận điểm để đưa yếu tố biểu cảm vào không? Vì sao? ? Yếu tố biểu cảm thể hiện qua đâu? ? Những cảm xúc đó phải như thế nào? Trình bày và diễn đạt ra sao? Bài tập 2/ T108 a. Yếu tố biểu cảm: Niềm vui sướng, hạnh phúc tràn ngập vì đi bộ đem lại cho cơ thể, cho tâm hồn tác giả - Cảm xúc ấy biểu hiện tràn ngập trong đoạn văn, ở giọng điệu phấn chấn, vui tươi, ở từ ngữ biểu cảm, cấu trúc câu cảm thán. b. Cảm xúc: Thích thú, vui sướng, ngỡ ngàng, hài lòng… - Cần xác định LĐ gợi cho em c.xúc - Dùng các yếu tố biểu cảm: từ ngữ, câu thể hiện cảm xúc vào đoạn NL - Cảm xúc phải chân thật, trong sáng, được diễn tả rõ ràng, mạch lạc. 4. Hướng dẫn về nhà * Hướng dẫn học ở nhà - Học thuộc các nội dung về đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận - Hoàn chỉnh các bài tập * Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Kiểm tra 1 tiết phần văn bản - Ôn tập kĩ kiến thức + Thơ mới + Thơ ca cách mạng + Văn nghị luận trung đại + Văn nghị luận hiện đại