Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tập làm văn: TÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu được lập luận là phương thức biểu đạt chính trong văn nghị luận. - Hiểu được biểu cảm là yếu tố hỗ trợ cho lập luận, góp phần tạo nên sức lay động, truyền cảm của bài văn nghị luận. 2. Kĩ năng - Nhận biết yếu tố biểu cảm và tác dụng của nó trong bài văn nghị luận. - Biết đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận hợp lí, có hiệu quả, phù hợp vơi lô- gic lập luận của bài văn nghị luận. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học. 4. Thái độ - Có ý thức sử dụng yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận một cách hợp lí. * Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức các giá trị sống: trách nhiệm, hạnh phúc, đoàn kết, yêu thương, hợp tác, tôn trọng. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu, tranh). - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan, tranh, usb + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: (1 phút)Kiểm tra sĩ số Ngày giảng Lớp Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình luyện tập 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Phương pháp: đàm thoại. - Kĩ thuật: trình bày một phút. ? Trong bài văn nghị luận, ngoài yếu tố nghị luận là chủ yếu còn phải thêm những yếu tố nào nữa? Những yếu tố đó đóng vai trò gì? Y/C: Còn cần yếu tố miêu tả và biểu cảm. Những yếu tố này không phải là chủ yếu nhưng góp phần làm cho bài văn NL thêm sinh động, cụ thể, thuyết phục. GV: Vậy, văn NL có cần đưa yếu tố biểu cảm như thế nào ? Làm thế nào để có yếu tố biểu cảm? Biểu cảm trong văn NL có giống như biểu cảm trong văn biểu cảm không? Đó chính là nội dung của bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (10’) - Mục tiêu: tìm hiểu về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận. - Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp. - Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu - Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,... Hoạt động 1: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận. I. Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận Hoạt động 1: tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận. ? Kể tên các văn bản nghị luận đã học? - Chiếu dời đô - Hịch tướng sĩ - Nước Đại Việt ta - Bàn luận về phép học - Thuế máu ?Mục đích chung của các văn bản nghị luận đó là gì HS: Thuyết phục người đọc, người nghe về vấn đề mà tác giả nêu ra ?Các văn bản thuyết phục người đọc, người nghe bằng yếu tố nào HS: Luận điểm, luận cứ GV: Ngoài ra các tác phẩm còn chan chứa tình cảm của các tác giả (được biểu hiện chân thành qua từng câu, chữ) -> VB thuyết phục hơn - Đó chính là yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận. ? Đọc đoạn văn Lời kêu gọi.... ? Hãy tìm những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả trong đoạn văn trên HS: tìm các từ ngữ biểu cảm ? Tìm những câu cảm thán trong đoạn văn trên? HS: tìm các câu cảm thán. ? Về mặt sử dụng từ ngữ và đặt câu có tính chất biểu cảm “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”- Hồ Chí Minh có giống với “Hịch tướng sĩ”- Trần Quốc Tuấn không? ? Vì sao 2 văn bản ấy vẫn được coi là những văn bản nghị luận chứ không phải là văn bản biểu cảm ? GV: Hai văn bản đều tràn ngập yếu tố biểu cảm sâu sắc và mãnh liệt, rất rung động lòng người nhưng vẫn không phải là biểu cảm mà là nghị luận: nêu quan điểm, ý kiến, trình bày để nghị luận, giải quyết vấn đề, tác động mạnh nào trí tuệ của người đọc Phân tích rõ đúng sai - Yếu tố biểu cảm chỉ là yếu tố phụ trợ cho quá trình nghị luận mà thôi. Nhưng nhờ yếu tố biểu cảm lại giúp cho bài nghị luận trở nên hay hơn hẳn. - Yêu cầu HS đọc mục (c)-> Bảng phụ ? Vì sao những câu ở cột (2) hay hơn cột (1) ?Từ đó nêu tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận GV: Nếu bỏ yếu tố biểu cảm-> bài nghị luận sẽ khô khan, không gây cảm xúc tình cảm, hấp dẫn người đọc, người nghe. ? Vậy trong văn nghị luận có cần yếu tố biểu cảm không? Nó giữ vai trò gì trong bài nghị luận HS: Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn. Vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc nghe. ? Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận ? Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thật sự xúc động trước điều mình đang nói tới ? Chỉ có rung cảm không thôi đã đủ chưa ? Vậy để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao người làm văn phải chú ý những yêu cầu gì GV: Để bài nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải thật sự có cảm xúc trước những điều mình nói, viết và phải biết diễn đạt cảm xúc đó bằng những từ ngữ, câu văn có sức truyền cảm. Cảm xúc cần chân thực, không phá vỡ mạch nghị luận của bài văn. ? Có bạn cho rằng càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm trong văn nghị luận càng cao. Nêu ý kiến của em ? Ghi nhớ SGK/ T95 - Gv chốt kiến thức. 1. Phân tích ngữ liệu: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến a. Từ ngữ biểu cảm: Hỡi, muốn, phải, nhân nhượng, lấn tới, quyết tâm cướp, không tha, chứ nhất định không chịu. - Câu cảm thán. + Hỡi đồng bào toàn quốc ! + Hỡi đồng bào! + Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! + Dù phải...dân tộc ta ! + Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm! + Kháng chiến thắng lợi muôn năm! - “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”- Hồ Chí Minh giống với “Hịch tướng sĩ”- Trần Quốc Tuấn + Có nhiều từ ngữ, nhiều câu văn có giá trị biểu cảm + Khích lệ lòng yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc b. Văn bản “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”- Hồ Chí Minh giống với “Hịch tướng sĩ”- Trần Quốc Tuấn không là văn biểu cảm vì tác phẩm được viết nhằm mục đích nghị luận; nêu quan điểm, ý kiến. c. Cột (1) - Không có từ biểu cảm - Không có câu cảm thán -> Không có yếu tố biểu cảm -> chỉ đúng, chưa hay Cột (2) - Có nhiều từ ngữ biểu cảm - Có câu cảm thán -> Có yếu tố biểu cảm -> Vừa đúng vừa hay => Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn. Vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc nghe. (2) a/ Người làm văn nghị luận phải thực sự có cảm xúc với những điều mình nói ( viết). b/ Người làm văn nghị luận phải biểu lộ được cảm xúc của mình qua ngôn ngữ. (diễn tả cảm xúc bằng từ ngữ, câu văn có sức truyền cảm) c/ Tình cảm cảm xúc phải chân thực và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn. 2. Ghi nhớ: SGK/ T97 Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập II. Luyện tập Thảo luận: Nhóm bàn - Thời gian: 3 phút - Nội dung câu hỏi: ? Hãy tìm yếu tố biểu cảm sử dụng bài? ? Hãy xác định biện pháp biểu cảm? ? Tác dụng của việc sử dụng ấy như thế nào?- Cách tến hành: + Các nhóm thảo luận viết câu trả lời vào phiếu học tập. + Hết thời gian đại diện nhóm báo cáo. + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, chấm điểm + GV nhận xét và chốt kiến thức. Bài tập 1 : * Yếu tố biểu cảm trong phần I- Chiến tranh và ‘‘Người bản xứ’’ - Xây dựng hình ảnh đối lập, tương phản + những tên da đen bẩn thỉu, những tên “An-nam-mít” bẩn thỉu > < những đứa “con yêu” những người “bạn hiền”, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do; + chiến tranh vui tươi, vinh dự đột ngột > < đột ngột xa lìa vợ con, phơi thây trên các bãi chiến trường... - Giọng điệu châm biếm, mỉa mai + bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng + lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế, lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy; + khạc ra từng miếng phổi... -> Yếu tố biểu cảm đặc sắc đã làm tính mỉa mai, trào phúng của bài viết mạnh mẽ hơn; phơi bầy bản chất dối trá, thâm độc, giả nhân, giả nghĩa cũng như âm mưu quỷ quyệt của thực dân Pháp. ? Yêu cầu bài tập 2? ? Những cảm xúc gì đã được biểu hiện qua đoạn văn? ?Tác gỉa đã làm thế nào để đoạn văn đó không chỉ có sức thuyết phục mà còn gợi cảm? Bài tập 2 - Thể hiện cảm xúc: nỗi buồn và khổ tâm của một người thầy tâm huyết, chân chính trước vấn nạn học vẹt, học tủ. - Dùng yếu tố biểu cảm, từ ngữ câu cảm thán và giọng điệu tâm tình thân mật, gần gũi, chân tình. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5’) - Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn nghị luận sử dụng yếu tố biểu cảm. - Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại - Kĩ thuật: động não, viết sáng tạo, trình bày. ?Viết một đoạn văn nghị luận để trình bày luận điểm " Chúng ta không nên học vẹt và học tủ" sao cho đoạn văn ấy vừa có lí lẽ chặt chẽ vừa có sức thuyết phục" H hoàn thành ra phiếu học tập. G thu 10 phiếu chấm và chữa. Luận cứ: - Giải thích học vẹt? học tủ? - Biểu hiện - Nguyên nhân - Tác hại - Giải pháp HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI – MỞ RỘNG (2’) - Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học để lập bảng tổng kết . - Phương pháp: thuyết trình. - Kĩ thuật: trình bày một phút, động não. GV: Qua tiết học ngày hôm này, em đã nắm được những nội dung gì? HS chia sẻ. GV nhận xét buổi học. 4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) * Đối với bài cũ: - Học thuộc phần ghi nhớ - Hoàn thành bài tập còn lại. * Chuẩn bị bài mới: Hội thoại ( tiếp) Đọc ngữ liệu ? Hãy xác định vai XH (ai vai trên, ai vai dưới?) ? Xác định những lời nói của người cô, chú bé Hồng? ? Người cô thực hiện mấy lời, bé Hồng mấy lời? ? Có bao nhiêu lần bé Hồng không thực hiện lượt lời của mình? ? Vì sao? Hai lần im lặng của bé Hồng biểu hiện thái độ gì? ? Tại sao Hồng không cắt lời bà cô khi bà nói những lời không muốn nghe? ? Vậy lịch sự trong giao tiếp là làm như thế nào? ? Trong cuộc hội thoại người ta im lặng là thể hiện điều gì? ? Lượt lời là gì? ? Để giữ lịch sự trong giao tiếp ta phải làm gì?