Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Liên kết các đoạn văn trong văn bản. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tập làm văn: LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm được sự liên kết giữa các đoạn, các phương tiện liên kết đoạn (từ liên kết và câu nối) - Hiểu tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong quá trình tạo lập văn bản. 2. Kĩ năng - Nhận biết sử dụng được các câu, các từ có chức năng tác dụng liên kết các đoạn trong một văn bản. 3. Định hướng phát triển năng lực - - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - - Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học. 4. Thái độ Giáo dục ý thức liên kết các đoạn trong một văn bản. * Tích hợp giáo dục đạo đức: - Có ý thức sử dụng kiến thức trong khi nói và viết cho phù hợp, đạt hiệu quả. - Tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao. - Tình yêu tiếng Việt, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (bảng phụ, phiếu ht). - Học sinh: + Đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan. + Soạn bài và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp: dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP nghiên cứu trường hợp điển hình. - Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, động não, giao nhiệm vụ, trình bày một phút, KT hỏi và trả lời, KT tóm tắt tài liệu theo nhóm… D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC - Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:………………………………………………. - Kiểm tra sĩ số học sinh: Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng) - GV yêu cầu các tổ báo cáo kết quả chuẩn bị bài. - GV nhận xét thái độ chuẩn bị của học sinh, đánh giá cao học sinh. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (1’): - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Hình thức: hoạt động cá nhân. - Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ. G H G Cho học sinh chơi trò chơi. “Liên kết” Liên kết, liên kết Kết mấy kết mấy GV: (kết mấy tùy theo yêu cầu của giáo viên) Kết 3. thì 3 học sinh sẽ chụm vào nhau. Nếu bạn nào thừa mà không tìm được chổ liên kết sẽ bị phạt hát một bài. Trong trò chơi thì không có liên kết bị phạt, còn trong văn bản mà không có liên kết thì nội dung của câu văn, đoạn văn, bài văn có ảnh hưởng không chúng ta sẽ chú ý vào bài học. “Liên kết đoạn văn”. *Dẫn dắt: Trong quá trình tạo lập văn bản, khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác, ta cần phải thể hiện các phương tiện liên kết. Ngoài thể hiện quan hệ ý nghĩa của chúng có tác dụng gì? Tiết học hôm nay… HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (25’) - Mục tiêu: tìm hiểu về tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản. - Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp. - Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu - Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,... Hoạt động 1: Hoạt động: Tìm hiểu tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản. I. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản: G G H G G H G H G G H 2 HS đọc 2 VD (50) ? Hai đoạn văn ở VB1 có mối liên hệ gì không? Tại sao? - Đ1: Tả cảnh sân trường Mĩ Lý trong ngày tựu trường. - Đ2: Cảm giác của”tôi”1 lần ghé thăm trường trước đây. => Cùng nói về ngôi trường nhưng việc tả Đ1 (hiện tại) và cảm nhận Đ2 (Quá khứ) không cùng thời điểm (Theo lô gíc thông thường phải có sự móc nối về thời gian để tạo sự gắn bó) -> Liên kết giữa 2 đoạn lỏng lẻo, mạch văn gãy => người đọc hụt hẫng. ? Xét VB2 và cho biết cụm từ”trước đó mấy hôm”viết thêm vào đầu đoạn văn 2 có tác dụng gì? ? Hai đoạn văn liên kết với nhau như thế nào? - Tạo sự liên kết về ý (ND): Từ hiện tại nhớ về quá khứ -> Sự liên tưởng này tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa 2 đoạn văn với nhau -> liền ý, liền mạch. - Tạo sự liên kết về hình thức: Nối ý 2 đoạn. ? Cụm từ này là phương tiện liên kết của 2 đoạn văn. Vậy tác dụng của nó trong văn bản ntn ? Dùng để chuyển đoạn trong vbản, tạo sự liên kết giữa các đoạn văn trong văn bản. *Bổ sung: Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác, người ta thường sử dụng các từ ngữ thể hiện qhệ ý nghĩa giữa các đoạn văn -> các từ đó được coi là những phương tiện liên kết. ? Khi văn bản có nhiều đoạn văn, để tạo tính mạch lạc cho văn bản, chúng ta phải làm gì? Đọc ghi nhớ (SGK- T52) 1. Phân tích ngữ liệu: 2 đoạn văn (T50) - VB1: + Đ1: tả cảnh sân trường Mĩ Lý ngày tựu trường->Tả ngôi trường thời hiện tại. + Đ2: cảm giác của”tôi”1 lần ghé thăm trường -> cảm giác về ngôi trường trong quá khứ. -> Liên kết giữa 2 đoạn lỏng lẻo, mạch văn gãy -> không có sự liên kết. - VB2: Cụm từ”trước đó mấy hôm”làm cho 2 đoạn văn liền ý, liền mạch. - Cụm từ”trước đó mấy hôm” -> Dùng để nối 2 đoạn văn, nhờ đó 2 đoạn trở nên liền mạch, làm cho 2 đoạn văn gắn bó với nhau, tạo tính hoàn chỉnh cho văn bản. -> là phương tiện liên kết 2. Ghi nhớ 1 (SGK trang 52) Hoạt động: Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản. II. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản. G H G H G H G G H G H G H G H G H H G H G H G ? Hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học, đó là khâu nào? Tìm từ ngữ (phương tiện liên kết) trong 2 đoạn văn trên? a) Bắt đầu... Liệt kê ý trình bày... Sau khâu tìm hiểu ? Đó là những từ ngữ có tác dụng liệt kê. Hãy kể một số phương tiện liên kết có tác dụng liệt kê khác? Trước hết, đầu tiên, sau nữa, cuối cùng, một là, hai là. Đọc VD b ? Tìm quan hệ ý nghĩa giữa 2 đoạn văn trên? Cùng nói về ngôi trường Mỹ lý ở 2 thời điểm khác nhau, cảm nhận khác nhau. ? Tìm từ có chức năng liên kết ý đối lập ở 2 đoạn? ? Tìm những từ ngữ (phương tiện liên kết) có quan hệ đối lập? Trái lại, tuy vậy, ngược lại... H: Đọc VD c Theo dõi 2 đoạn văn BT2(T50-51) ? Từ”đó”thuộc từ loại nào?”Trước đó”chỉ thời gian nào? - Từ”đó”là chỉ từ -> Chỉ thời gian hiện tại khi”sân trường Mỹ Lý dày đặc cả người”. - Từ Trước đó là thời gian xảy ra trước khi”sân trường Mỹ Lý dày đặc cả người”(Thời gian quá khứ) -> có tác dụng liên kết 2 đoạn văn. ? Tìm những chỉ từ khác có tính liên kết (Làm phương tiện liên kết) Này, kia, ấy, nọ H đọc thầm VD d ? Tìm từ ngữ liên kết hai đoạn văn ? Đ1: ý cụ thể. Đ2: Tổng kết ý trình bày ở trước. Từ”Nói tóm lại”có tính Lkết 2 đoạn bằng cách chuyển ý. ? Tìm các từ mang ý khái quát, tổng kết ý trình bày trước? Nhìn chung, tổng kết lại, nói một cách khái quát... HS đọc VD 2 (53) ? Xác định câu nối dùng để liên kết 2 đoạn văn? Vì sao nói câu đó có tác dụng liên kết ? -> nối tiếp, phát triển ý ở cụm từ”bố đóng sách cho mà đi học”ở đoạn văn trên. ? Qua phân tích các VD, em thấy các đoạn văn trong văn bản có cần liên kết không? Có mấy cách liên kết? 2 HS phát biểu. Chốt: Trong văn bản, cần sử dụng từ ngữ có tác dụng liên kết hoặc dùng câu nối (câu liên kết) để tạo tính hoàn chỉnh, liền mạch cho văn bản. Người ta gọi chung là những phương tiện Lkết ->1 HS đọc ghi nhớ. 1. Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn - Phân tích ngữ liệu: a) Bắt đầu Sau khâu tìm hiểu Liệt kê. b) Đ1: Cảm nhận thời hiện tại. Đ2: cảm nhận thời quá khứ. Nhưng: gợi sự đối lập cảm nhận. c) Từ”đó”là chỉ từ chỉ thời gian hiện tại Từ Trước đó”-> chỉ thời gian quá khứ. -> có tác dụng liên kết 2 đoạn văn. d) Từ”Nói tóm lại” Lkết 2 đoạn bằng cách chuyển ý. 2. Dùng câu nối để liên kết đoạn văn - Phân tích ngữ liệu: SGK T53 Câu nối ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy? -> nối tiếp, phân tích ý đoạn văn trước. 3. Ghi nhớ: SGK (53) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (15’) - Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng viết đoạn văn. - Phương pháp: PP vấn đáp, thuyết trình. - Kĩ thuật: động não, phân tích... Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập III. Luyện tập G H G H G G Chiếu bài tập (Bảng phụ) ? Tìm từ có tác dụng liên kết đoạn ? H làm bài tập nhóm bàn-> trình bày. ? Tìm từ ngữ liên kết ? Xác định mối quan hệ ý nghĩa? - Nhóm 1: đoạn a. - Nhóm 2: đoạn b. - Nhóm 3: đoạn c. Đại diện nhóm trình bày bài tập. Chốt, nhận xét. Bài tập 1 (53): Tìm từ ngữ có tác dụng liên kết trong đoạn văn: a. Nói như vậy: Tổng kết b. Thế mà: Tương phản c. Cũng: nối tiếp, liệt kê Tuy nhiên: tương phản (nối Đ2, Đ3) G G H ? Bài tập 2 yêu cầu chúng ta phải làm gì? Hãy chỉ ra những phương tiện liên kết mà em đã sử dụng ? Gợi ý: Chọn phương tiện liên kết phù hợp để điền vào chỗ trống thích hợp. - Dùng SGK làm bài tập. - Thực hiện theo cá nhân. Bài tập 2 (54): Chọn các từ ngữ hoặc câu thích hợp điền vào chỗ trống: a. Từ đó c. Tuy nhiên b. Nói tóm lại d. Thật khó trả lời G G G H ? Bài tập 3 yêu cầu gì? ? Em trình bày ý kiến như thế nào? ?Nên sử dụng phương tiện liên kết đoạn nào ? - Có thể chọn: Tóm tắt ý đoạn trước, phát triển ý đoạn sau. - Viết đoạn văn có sử dụng phương tiện liên kết -> phân tích phương tiện liên kết. - Tuỳ thời lượng, thời gian, hướng dẫn học sinh làm bài tập. - Thực hiện nhóm. Bài tập 3 (54) Viết 2 đoạn văn ngắn CM ý kiến của đồng chí Vũ Ngọc Phan:”Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (4’) - Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn. - Phương pháp: vấn đáp. - Kĩ thuật: động não, trình bày một phút... ? Trình bày đoạn văn em đã chuẩn bị ở nhà và nêu phép liên kết mà em đã sử dụng trong đó ? Lí giải ? H trình bày phần chuẩn bị. GV giao bài tập Cho đoạn văn: “Nhận ra Bé đang xúc động ngắm nhìn mình, từ rất xa, những cây bàng khẽ dung đưa, vẫy vẫy những chiếc lá đỏ tía lên chào Bé. Cứ thế, cây bàng lặng lẽ thắp sáng suốt cả mùa đông. Rồi những chiếc lá đỏ thắm lại lần lượt rời cành. Đằng sau những thân bàng đen thẫm, Bé lại nhận ra thấp thoáng ánh đỏ của những bông hoa gạo đầu mùa.” a. Phân tích mối quan hệ ý nghĩa giữa 2 đoạn văn trong phần trích trên. b. Tìm các từ ngữ liên kết các đoạn văn trong phần trích. Bước 4. Hướng dẫn về nhà ( 2 phút ) * Đối với bài cũ: - Học bài theo nội dung - Tìm và chỉ ra tác dụng của các từ ngữ và câu văn được dùng để liên kết các đoạn văn trong một văn bản theo yêu cầu. - Bài tập them: 1. Tìm một số ví dụ về phương tiện liên kết đóng vai trò liên kết đoạn văn trong các văn bản học: tôi đi học, trong lòng mẹ, lão Hạc. 2. Viết hai đoạn văn tự sự (hoặc biểu cảm) sử dụng hình thức liên kết đoạn chỉ quan hệ nhân quả. * Đối với bài mới: Chuẩn bị”Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội” + Thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội? + Cách sử dụng chúng cho phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp + Tìm các từ ngữ địa phương nơi em ở.