Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Từ tượng hình, từ tượng thanh. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tiếng Việt: TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nhận diện được từ tượng hình, từ tượng thanh. - Hiểu đặc điểm, nắm được công dụng của từ tượng hình, tượng thanh. - Có ý thức sử dụng hai loại từ này để tăng thêm tính hình tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp. 2. Kĩ năng - Biết cách sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh và giá trị của chúng trong văn miêu tả. - Biết cách lựa chọn, sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh nói, viết. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ. - Năng lực viết sáng tạo, năng lực cảm thụ văn chương. - Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin. 4. Thái độ Trân trọng vẻ đẹp và sự phong phú của Tiếng Việt. * Tích hợp giáo dục đạo đức: - Có ý thức sử dụng từ tượng hình, tượng thanh trong khi nói và viết cho phù hợp, đạt hiệu quả. - Tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao. - Tình yêu tiếng Việt, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu). - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não,”trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Bước 1. Ổn định lớp - Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:………………………………………………. - Kiểm tra sĩ số học sinh: Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng) Bước 2. Kiểm tra bài cũ Bước 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (1’): - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Hình thức: hoạt động cá nhân. - Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ. G Tạo trò chơi với tên gọi “Ai nhanh” có thể cho các em thi tìm từ láy bằng cách chia lớp thành hai nhóm lên bảng nghi trong một thời gian nhất định. Bên nào ghi được nhiều hơn sẽ thắng cuộc. Sau đó GV chỉ ra một từ và hỏi HS từ đó tạo ra cho em ấn tượng gì? Các từ có tên gọi là từ tượng hình , tượng thanh . Đó cũng là tên bài mà các em học hôm nay HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (17’) Mục tiêu: tìm hiểu về đặc điểm, công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh. - Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp. - Pương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu - Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,... HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm, công dụng của từ tượng thanh, tượng hình. I. Đặc điểm, công dụng của từ tượng hình, tượng thanh G G H G H G H G G H G H G G H G H Thảo luận: Nhóm bàn - Thời gian: 3 phút - Hết thời gian đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, GV nhận xét và chốt kiến thức. - Câu hỏi: Liệt kê các từ in đậm và cho biết từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ trạng thái sự vật? Những từ ấy gợi ra dáng vẻ, trạng thái sự vật như thế nào? - Móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, sòng sọc - Móm mém: Gợi ra khuôn mặt khốn khổ của Lão Hạc với cái miệng rụng hết răng, nói thì hóp lại, cằm hơi nhô - Xồng xộc: Gợi hành động chạy thẳng vào một cách nhanh chóng, đột ngột - Vật vã, sòng sọc, rũ rượi -> Gợi tả h/ả đau đớn quằn quại dữ dội trong cái chết bằng bả chó của LH. ? Tất cả những từ này có phải là từ láy không? - Là từ láy gợi hình ảnh dáng vẻ, trạng thái của người, sự vật -> từ tượng hình. ? Các từ Hu hu, ư ử”có gợi tả như các từ”Móm mén, xồng xộc”không? hay đây là các từ mô phỏng âm thanh của con người con vật trong tự nhiên? Trả lời. ? Từ Hu hu gợi tả âm thanh như thế nào? Gợi ra tiếng khóc to và liên tiếp ngoài ra còn biểu thị trạng thái đau đớn xót xa của Lão Hạc sau khi phải buộc lòng bán cậu Vàng. GV: Ta tiếp tục tìm hiểu về công dụng của hai loại từ tượng hình và tượng thanh. (Nhóm bàn) Câu hỏi b) T49 - Để tìm hiểu tác dụng của từ tượng hình và tượng thanh trên, ta cần đặt vào đoạn trích, đồng thời có thể so sánh các từ gần nghĩa với các từ mà ta cần tìm hiểu. VD: chạy xồng xộc - chạy: nói về hoạt động nhanh và đột ngột-> không gợi tả dáng điệu - chạy xồng xộc: nói về hoạt động nhanh và đột ngột-> có gợi tả dáng điệu vội vàng và hấp tấp. Có giá trị biểu cảm (gắn với văn bản, thể hiện thái độ lo lắng, quan tâm của ông giáo với lão Hạc) ? Từ”móm mém, hu hu”gợi tả hình ảnh về lão Hạc như thế nào? "móm mém: Gợi hình dáng khuôn mặt khốn khổ của lão Hạc với cái miệng rụng hết răng, còn má thì hõm vào, cằm thì nhô ra... Hu hu: đọc lên thì âm thanh của nó gợi ra tiếng khóc to và liên tiếp -> biểu thị trạng thái tâm lý đau đớn, xót xa của lão Hạc sau khi buộc lòng phải bán con chó Vàng - một kỷ vật của con trai lão để lại và cũng là con vật gắn bó với lão như một người bạn tri kỷ. ? Ta thường gặp các từ tượng hình, tượng thanh trong các loại văn bản nào? Văn tự sự và miêu tả. ? Hãy nêu nhận xét đầy đủ về công dụng của từ tượng hình, tượng thanh? ? Các từ đó được sử dụng trong đoạn văn có tác dụng gì? Gợi được hình ảnh cụ thể, sinh động về hình ảnh Lão Hạc. sự đau đớn, ân hận của Lão khi bán chó. Sự đau đớn của Lão Hạc trong cái chết  mô tả cụ thể, rõ nét cái chết đau đớn, thê thảm của Lão Hạc. ? Em hãy tìm những VD tương tự trong văn bản”Tức nước vỡ bờ”. lật đật, rón rén, om sòm, sầm sập, run rẩy,... 1. Phân tích ngữ liệu: SGK -49 - Những từ móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, sòng sọc: gợi tả h/ả, dáng vẻ, hoạt động của sự vật -> từ tượng hình. - Các từ hu hu, ư ử: mô phỏng âm thanh của con người, con vật. -> từ tượng thanh. - Từ tượng hình-> gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái. - Từ tượng thanh-> mô phỏng âm thanh tự nhiên của con người. - Tác dụng: + Gợi tả hình ảnh âm thanh cụ thể -> sinh động, có giá trị biểu cảm cao. + Thường sử dụng trong văn miêu tả tự sự. 2. Ghi nhớ (SGK - 49) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (15’) - Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng làm các dạng bài tập liên quan đến từ tượng hình, từ tượng thanh. - Phương pháp: PP vấn đáp, nghiên cứu trường hợp điển hình, nêu và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật: động não, chia nhóm.. Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập III. Luyện tập G G H G G H G H G H ? Nêu yêu cầu bài 1 ? Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh? Làm việc cá nhân. Bài tập 2: Hoạt động theo nhóm Cách thức: + Bước 1: Giao nhiệm vụ ? Tìm 5 từ tượng hình gợi tả dáng đi - Đặt câu (Thời gian: 2 phút Học sinh: cá nhân sử dụng phiếu học tập hoạt động theo nhóm bàn. Nội dung: Điền vào phiếu học tập Phân công: Bàn...) + Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. + Bước 3: Trao đổi thảo luận. + Bước 4: Đánh giá chốt kiến thức. VD: Đủng đỉnh, khệnh khạng, lẫm chẫm, lừng lững, lững thững, thướt tha - Nó đi lò dò bây giờ mới tới nơi. ? Bài tập 3 yêu cầu như thế nào? ? Phân biệt nghĩa của 1 số từ tượng thanh tả tiếng cười? (hoạt động nhóm bàn) Trả lời. ? Đặt câu với từ tượng hình, từ tượng thanh? GV Giải nghĩa sau đó gọi 6 HS lên bảng đặt câu - Lã chã: nước mắt rơi, chảy thành giọt nhiều và không dứt - Lạch bạch: mô phỏng những tiếng giống như tiếng bàn chân bước đi nặng nề, chậm chạp trên đất mềm - Lấm tấm: ở trạng thái nhiều hạt, nhiều điểm nhỏ và đều - Lắc rắc: Gợi tả tiếng mưa rơi thưa thớt, mô phỏng tiếng động nhẹ, giòn, thưa và liên tiếp - Khúc khuỷu: Có nhiều đoạn gấp khúc ngắn nối nhau liên tiếp - Ồm ồm: Gợi tả giọng nói to, trầm, nghe không rành rọt. ? Đọc bài thơ có từ tượng hình, từ tượng thanh? HS có thể tìm trong các bài: Lượm, Qua đèo Ngang, mưa... - H đọc diễn cảm và chỉ ra các từ tượng hình, từ tượng thanh trong bài thơ vừa đọc. II. Luyện tập (20’) Bài tập 1 a, Từ tượng hình: Rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo b, Từ tượng thanh: Xoàn xoạt, bịch, bốp Bài tập 2 VD: Đủng đỉnh, khệnh khạng, lẫm chẫm, lừng lững, lững thững, thướt tha. - Nó đi lò dò bây giờ mới tới nơi. Bài tập 3 - Ha ha: Gợi tả tiếng cười to, tỏ ý tán thưởng hoặc sảng khoái. - Hì hì: Mô phỏng tiếng cười phát ra đằng mũi, thường bộc lộ sự thích thú bất ngờ, hiền lành - Hô hố: Mô phỏng tiếng cười to và thô lỗ, gây cảm giác khó chịu cho người khác. Bài tập 4 a, Giải nghĩa b, Đặt câu Ví dụ: Mưa lắc rắc rơi. - Nước mắt lã chã, nó vừa đi vừa mếu máo. -”Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm” Bài tập 5 Ví dụ: a. Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác ven sông chơ mấy nhà b.Thân gầy guộc lá mong manh Mà sao lên luỹ, lên thành tre ơi HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (4’) - Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để vận dụng viết đoạn văn. - Phương pháp: vấn đáp, nghiên cứu trường hợp điển hình - Kĩ thuật: viết sáng tạo, phân tích... ? Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng từ tượng hình, thượng thanh (5-7 câu) ? H hoàn thành phiếu. G thu 10 phiếu, chấm và trả sau. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm - HS vẽ sơ đồ bài học Từ tượng hình, từ tượng thanh. - Tìm đọc bài thơ "Lượm" của Tố Hữu, chỉ ra các từ tượng hình và tượng thanh và đặt câu với ít nhất 2 từ tìm được Bước 4. Hướng dẫn về nhà ( ) * Đối với bài cũ: - Học ghi nhớ, hoàn thành các bài tập trong văn bản. - Viết 1 đoạn văn tự sự có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh với đề tài tự chọn? * Đối với bài mới: Chuẩn bị bài: Liên kết các đoạn văn trong văn bản: + Đoạn văn, liên kết trong văn bản. + Các cách trình bày nội dung đoạn văn. + Tác dụng của việc liên kết đoạn văn trong văn bản + Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản.