Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Hội thoại. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tiếng Việt : HỘI THOẠI A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm được vai xã hội trong hội thoại. 2. Kĩ năng - Biết xác định các vai xã hội trong cuộc hội thoại. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp. 4. Thái độ - Có ý thức tìm tòi tích cực trong học tập. * Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức các giá trị sống: trách nhiệm, hạnh phúc, đoàn kết, yêu thương, hợp tác, tôn trọng. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu, bảng phụ). - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp: dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP nghiên cứu trường hợp điển hình. - Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, động não, giao nhiệm vụ, trình bày một phút, KT hỏi và trả lời, KT tóm tắt tài liệu theo nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: (1 phút)Kiểm tra sĩ số Ngày giảng Lớp Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình luyện tập 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (1’): - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Phương pháp: đàm thoại. - Kĩ thuật: trình bày một phút. Cách 1: Gv cho học sinh xem một đoạn phim hoặc phim hài - Đoạn trao đổi giữa các nhân vật đó được gọi là gì? (Hội thoại) GV dẫn dắt vào bài: Trong cuộc sống hàng ngày người nào cũng có mối quan hệ rộng hẹp thân sơ khác nhau. Ví dụ như các em, ở trong gia đình các e là con cái, nhưng khi ra xã hội (trường học) thì các em lại là những người học trò, những người bạn của nhau... Những vị trí trong XH, gia đình ấy được gọi là vai của mỗi người khi tham gia hội thoại. Vậy vai XH trong hội thoại là gì? HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (10’) - Mục tiêu: tìm hiểu về hội thoại. - Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp. - Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu - Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,... Hoạt động 1: Tìm hiểu vai xã hội trong hội thoại. I. Vai xã hội trong hội thoại ? Em hiểu thế nào là hội thoại HS: Là những cuộc nói chuyện giữa người với người (đời thường) hoặc giữa nhân vật với nhân vật (trong tác phẩm) GV: trong đời sống xã hội, con người luôn có nhu cầu giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ âm thanh lời nói). Người ta sử dụng lời nói để giao tiếp với nhau bằng nhiều cách. Cách thứ nhất là độc thoại ( hay còn gọi là giao tiếp một chiều). Đó là cách chỉ có một bên nói, còn bên kia nghe: mệnh lệnh, diễn văn khai mạc, lời nói của phát thanh viên đài phát thanh, truyền hình... Cách thứ hai là giao tiếp hai chiều hay còn gọi là hội thoại – Đó là cách giao tiếp xảy ra khi có từ hai người nói trở lên, người này nói, người kia nghe và phản hồi trở lại bằng lời nói. Lúc này vai giao tiếp đã thay đổi, người nghe ban đầu trở thành người nói và cứ thế luân phiên nhau ( lượt lời) => Hội thoại. Hội thoại tồn tại dưới hai dạng: Hội thoại trong sinh hoạt hàng ngày và hội thoại trong văn học. - Trong cuộc sống nếu chỉ có hai bên trao đáp lời là song thoại, nếu có ba bên trở lên giao tiếp với nhau gọi là đa thoại. ? Đọc ví dụ SGK/ T92, 93 ? Vậy trong ví dụ có mấy nhân vật tham gia hội thoại? Đó là những nhân vật nào? H: Hai nhân vật đó là: Bà cô và bé Hồng ? Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích trên (? Ai là vai trên, ai là vai dưới)? H: Quan hệ gia tộc. -> Vai trên: bà cô, vai dưới: bé Hồng ? Trong cách cử xử của người cô có điều gì đáng chê trách? HS: Cách cư xử thiếu thiện chí GV: Lẽ ra phải là thái độ thân tình gần gũi, yêu thương. ? Thái độ của bé Hồng trước lời lẽ của bà cô HS: Cố nén sự bất bình để giữ quan hệ lễ phép. ? Tìm những chi tiết cho thấy bé Hồng cố nén sự bất bình để giữ quan hệ lễ phép H: Cúi đầu không đáp - Im lặng - cười dài trong tiếng khóc - cổ họng nghẹn ứ khóc không ra tiếng ? Em hãy giải thích tại sao bé Hồng làm như vậy HS: Hồng làm như vậy để chứng tỏ người vai dưới phải tôn trọng lễ phép với người vai trên. - Gv đưa ví dụ lên bảng phụ - Hs phân tích ? Qua ví dụ em hiểu thế nào là vai xã hội ? Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ nào? H: Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. GV: Vai xã hội được xác định bằng quan hệ rất đa dạng. + Quan hệ Trên – dưới hay ngang hàng ( theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội...) + Quan hệ thân – sơ: ( theo mức độ quen biết, thân tình). ? Khi tham gia hội thoại cần chú ý điều gì? HS: Cần chú ý xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp. GV: Trong xã hội vai của người tham gia hội thoại rất linh hoạt, đa dạng tùy theo quan hệ tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp mà chọn từ ngữ xưng hô cho phù hợp. Khi tham gia hội thoại cần có sự hiểu biết về người đối thoại. Điều dó không chỉ xác định được vai của mình trong xưng hô mà còn thể hiện bản thân mình là người có văn hóa, có trình độ, lịch thiệp, tôn trọng người khác, qua đó góp phần đạt hiệu quả cao trong giao tiếp. Rút ra ghi nhớ SGK/ T93 1. Phân tích ngữ liệu: a. Hai nhân vật tham gia hội thoại có quan hệ gia tộc. - Vai trên: Bà cô - Vai dưới: Bé Hồng b. Cách cư xử của người cô có điều đáng chê trách: thiếu thiện chí, vừa không phù hợp với quan hệ ruột thịt (cô – cháu), vừa không thể hiện đúng mực của người trên với người dưới (quan hệ trên - dưới) -> Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. - Vai xã hội được xác định bằng quan hệ rất đa dạng. + Quan hệ trên – dưới hay ngang hàng ( theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội...) + Quan hệ thân – sơ: ( theo mức độ quen biết, thân tình). -> Khi tham gia hội thoại cần chú ý xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp. 2. Ghi nhớ: SGK (93) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10’) - Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng làm bài tập liên quan đến hội thoại. - Phương pháp: PP vấn đáp, thảo luận, - Kĩ thuật: động não, trình bày một phút... Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập. II. Luyện tập ? Đọc và nêu yêu cầu của bài tập 1: H: Tìm chi tiết trong văn bản “Hịch tướng sĩ” thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa khoan dung của Trần Quốc Tuấn đối với binh sĩ dưới quyền. - Thể hiện sự nghiêm khắc: phần chỉ ra lỗi lầm của tướng sĩ, chê trách tướng sĩ. - Khoan dung: lời khuyên bảo tướng sĩ. - HS nêu – Gv cho HS bổ sung hoàn chỉnh. ? Đọc và nêu yêu cầu của bài tập 2: H: -Xác định vai xã hội trong đoạn văn. - Tìm những chi tiết cho thấy thái độ vừa kính trọng vừa thân tình của nhân vật ông giáo với lão Hạc. -Tìm những chi tiết cho thấy thái độ vừa kính trọng vừa thân tình lão Hạc đối với ông giáo. - Chi tiết nào thể hiện sự không vui và sự giữ ý của lão Hạc. GV: đoạn văn đồng thời cho thấy tâm trạng buồn và sự giữ ý của lão Hạc lúc này, các chi tiết chứng tỏ điều đó như: lão chỉ cười đưa đà, cười gượng, khoái thác việc ăn khoai, không tiếp tục ở lại uống nước và nói chuyện tiếp với ông giáo.=> những chi tiết này thể hiện rất phù hợp với tâm trạng day dứt của lão Hạc sau khi bán chó. Bài tập 1 – ( Tr – 94) 1. Tìm chi tiết trong văn bản “Hịch tướng sĩ” thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa khoan dung của Trần Quốc Tuấn đối với binh sĩ dưới quyền. - Chi tiết thể hiện sự nghiêm khắc: + Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo... + Khoan dung: Bài tập 2/ T94- 95 a. Xác định vai XH: - Về địa vị xã hội: Ông giáo vai trên – lão Hạc vai dưới ( Ông giáo ( giáo chức) – Lão Hạc (nông dân nghèo) - Về tuổi tác: Lão Hạc vai trên – Ông giáo vai dưới. b. Chi tiết cho thấy thái độ vừa kính trọng vừa thân tình của ông giáo đối với lão Hạc: - Thân tình: nói với lão Hạc những lời an ủi rất thân tình ( nắm lấy vai lão, mời lão uống nước, ăn khoai, hút thuốc..) - Kính trọng: xưng “tôi” (không coi mình có địa vị cao hơn), gọi lão Hạc là “cụ”, gọi gộp mình với lão Hạc là “ông con mình” (thể hiện sự kính trọng người già. c. Tìm những chi tiết cho thấy thái độ vừa kính trọng vừa thân tình lão Hạc đối với ông giáo. + Kính trọng: gọi “ ông giáo”, dùng từ “dạy” thay từ “ nói” ( thể hiện sự kính trọng người có vai xã hội cao hơn); + Thân tình: trong cách nói của mình lão Hạc dùng những từ như: “chúng mình”, “nói đùa thế” ...thể hiện sự giản dị, thân tình trong mối quan hệ giữa lão và ông giáo. - Chi tiết nào thể hiện sự không vui và sự giữ ý của lão Hạc: lão chỉ cười đưa đà, cười gượng, thoái thác việc ăn khoai, không tiếp tục ở lại uống nước và nói chuyện tiếp với ông giáo. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5’) - Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn có sử dụng hội thoại. - Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại - Kĩ thuật: động não, viết sáng tạo, trình bày. ? Hãy viết một đoạn văn với chủ đề bàn về tác hại của việc làm ô nhiễm môi trường có sử dụng hội thoại. - HS: Thực hiện. - HS nhận xét. - GV nhận xét. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI – MỞ RỘNG (2’) - Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học để lập bảng tổng kết . - Phương pháp: thuyết trình. - Kĩ thuật: trình bày một phút, động não. - Gv khái quát toàn bộ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy: 4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) * Đối với bài cũ: - Học thuộc phần ghi nhớ - Hoàn thành bài tập còn lại. * Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận - Xem lại yếu tố biểu cảm trong bài văn biểu cảm ( Lớp 7) - Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong VB: Thuế máu, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến