Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Hội thoại (tiếp). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tiếng Việt : HỘI THOẠI (tiếp theo) A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm được khái niệm lượt lời. - Hiểu việc lựa chọn lượt lời góp phần thể hiện thái độ và phép lịch sự trong giao tiếp. 2. Kĩ năng - Xác định được các lượt lời trong các cuộc hội thoại. - Biết sử dụng đúng lượt lời trong giao tiếp. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp. 4. Thái độ - Có ý thức học tập, tự giác, tích cực. * Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức các giá trị sống: trách nhiệm, hạnh phúc, đoàn kết, yêu thương, hợp tác, tôn trọng. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu, bảng phụ). - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp: dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP nghiên cứu trường hợp điển hình. - Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, động não, giao nhiệm vụ, trình bày một phút, KT hỏi và trả lời, KT tóm tắt tài liệu theo nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: (1 phút)Kiểm tra sĩ số Ngày giảng Lớp Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình luyện tập 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (1’): - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Phương pháp: đàm thoại. - Kĩ thuật: trình bày một phút. G: - Gọi 2 HS thực hiện cuộc hội thoại ? Nhận xét vai XH? Mỗi bạn có bao nhiêu lời? Yêu cầu: - Thực hiện được cuộc hội thoại - Nhận xét vai XH, lượt - Phân biệt được số lượt lời Lời nói mà các em thực hiện trong cuộc hội thoại gọi là lượt lời. Vậy lượt lời là gì ? Tiết học hôm nay sẽ tìm hiểu! HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (10’) - Mục tiêu: tìm hiểu về hội thoại. - Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp. - Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu - Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,... Hoạt động 1: Tìm hiểu lượt lời trong hội thoại. I. Lượt lời trong hội thoại ? Đọc đoạn trích? phân vai 3 HS đọc theo 3 vai. ? Hãy xác định vai XH (ai vai trên, ai vai dưới?) HS: - Bà cô : vai trên - Bé Hồng: vai dưới ? Xác định những lời nói người cô, chú bé Hồng? ? Người cô thực hiện mấy lời, bé Hồng mấy lời? Người cô: 5 lời - G: Trong HT, mỗi người đều được nói. Mỗi lần có 1 người tham gia HT nói gọi là lượt lời Bé Hồng (2 lời) ? Có bao nhiêu lần bé Hồng không thực hiện lượt lời của mình? HS: Có 2 lần bé Hồng im lặng không nói -> Tỏ thái độ bất bình. ? Vì sao? Hai lần im lặng của bé Hồng biểu hiện thái độ gì? GV: Đáng lẽ ra bé Hồng được quyền nói nhưng sự im lặng của bé đã thể hiện sự bất bình trước những lời lẽ thiếu thiện chí của bà cô. ? Tại sao Hồng không cắt lời bà cô khi bà nói những lời không muốn nghe? HS: Vì Hồng là người vai dưới, bà cô vai lớn-> Cần giữ thái độ lịch sự. HS: Hai lần im lặng không cắt ngang lời bà cô vì Hồng phải giữ thái độ đúng đễ giữ lễ phép ngời dưới đối với người trên. ? Vậy lịch sự trong giao tiếp là như thế nào? HS: Chọn đúng vai XH, lên tiếng đúng lúc, không nên cắt ngang lời người khác khi đang nói, nhất là đối với người trên. GV: Hãy tìm những câu nói lời khuyên về việc dùng lời nói như: “Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.. Việc nói chen vào lời người khác lúc đang nói còn gọi là “ăn cơm hớt”. ? Lượt lời là gì? ? Để giữ lịch sự trong giao tiếp ta phải làm gì? H: Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi lần một người tham gia hội thoại nói là một lượt lời - Để giữ lịch sự cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh, ngắt lời, chêm vào lời người khác ? Trong cuộc hội thoại người ta im lặng là thể hiện điều gì? GV: Nhiều khi im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ. ? Đọc ghi nhớ SGK/ T102? - GV chốt kiến thức 1. Phân tích ngữ liệu: a. Lời người cô b. Lời bé Hồng - Hồng! ... mày không ? - Không cháu … - Sao lại … đâu ! - Mày dại quá … tàu - Sao cô biết... - Vậy mày hỏi …. - Mấy lại... -> 5 lượt lời -> 2 lượt lời => lượt lời. b. Hai lần bé Hồng im lặng thể hiện thái độ bất bình. c. Hồng không cắt lời người cô để giữ thái độ lễ phép, lịch sự khi giao tiếp. - Trong hội thoại ai cũng được nói, mỗi lần nói là một lượt lời 2. Ghi nhớ: SGK (102) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10’) - Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng làm bài tập liên quan đến hội thoại. - Phương pháp: PP vấn đáp, thảo luận, - Kĩ thuật: động não, trình bày một phút... Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập. II. Luyện tập ? Đọc yêu cầu bài tập 1? ? Xác định số lượt lời của từng nhân vật trả lời 4 nhân vật (6,5,2,1)? - Quan sát lượt lời cai lệ ? X.định vai XH cai lệ? Ngôn ngữ, tính cách? - Ngôn ngữ: độc địa - Tính cách: hống hách ? Cai lệ không tôn trọng người khác ở chỗ nào? GV: Nói xen vào lời của chị Dậu ? Tính cách của người nhà lí trưởng? GV: Hống hách, có phần giữ gìn hơn cai lệ ? Xác định lượt lời của anh Dậu? Anh lên tiếng khi nào? Thể ghiện tính cách gì? Bài tập 1 Tính cách nhân vật thể hiện qua cuộc hội thoại: - Chị Dậu: + Lúc đầu thể hiện đúng vị trí của mình là người nông dân thấp cổ bé họng; +Về sau không chịu được đã vùng lên chống lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng. -> Chị Dậu là một người phụ nữ mạnh mẽ, đảm đang có lòng tự trọng và nhân cách cao thượng. - Cai lệ: Hung hăng, hống hách, cậy quyền thế, không có tính người. - Người nhà lí trưởng: tính cách tên tay sai, nhát gan nhưng còn tình người. - Anh Dậu: Nhút nhát, bạc nhược, cam chịu. ? Đọc yêu cấu BT 2/? Xác định yêu cầu của BT? ? Sự chủ động tham gia cuộc hội thoại của chị cái Tí phát triển ngược chiều nhau như thế nào? ? Tác giả miêu tả diễn biến cuộc thoại như vậy có hợp diễn biến tâm lí nhân vật không? Vì sao? ? Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc thoại làm tăng kịch tính của câu chuyện như thế nào? a/ Sự chủ động tham gia cuộc hội thoại của chị Dậu với cái Tí phát triển ngược chiều nhau: - Thoạt đầu cái Tí nói rất nhiều, rất hồn nhiên chị Dậu chỉ im lặng - Về sau cái Tí nói ít hẳn còn chị Dậu nói nhiều hơn. b. Rất phù hợp tâm lí nhân vật vì: - Lúc đầu cái Tí với tư cách chưa biết mình bị bán, còn chị Dậu đau lòng vì phải bán con nên im lặng - Về sau cái Tí nói ít vì sợ hãi, đau buồn khi biết bị bán, còn chị Dậu nói nhiều để thuyết phục con c. Tác giả miêu tả như vậy càng làm cho chị Dậu đau lòng khi phải bán đứa con hiếu thảo, càng tô đậm rõ nét sự bất hạnh sắp đến với cái Tí. - Yêu cầu đọc và xác định yêu cầu của đề bài ? Đoạn trích nhân vật “Tôi” im lặng mấy lần? Biểu thị điều gì? Bài tập 3/ SGK/ T 106 Trong đoạn trích nhân vật “Tôi” im lặng hai lần - Lần 1: Ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ. - Lần 2: Xúc động trước tấm lòng nhân hậu của cô em gái. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5’) - Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn có sử dụng hội thoại. - Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại - Kĩ thuật: động não, viết sáng tạo, trình bày. ? Hãy viết một đoạn văn với chủ đề tự chọn có sử dụng hội thoại, phân tích lượt lời và vai xuất hiện trong hội thoại đó? - HS: Thực hiện. - HS nhận xét. - GV nhận xét. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI – MỞ RỘNG (2’) - Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học để lập bảng tổng kết . - Phương pháp: thuyết trình. - Kĩ thuật: trình bày một phút, động não. - GV khái quát toàn bộ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy:\ - GV hệ thống lại toàn bộ nội dung kiến thức bài học cần ghi nhớ. - Học kĩ nội dung, phần ghi nhớ, chú ý vai XH, phân tích vai XH trong hội thoại à cho VD ? Qua tiết học ngày hôm này, em đã nắm được những nội dung gì? H chia sẻ. G nhận xét buổi học. 4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) * Đối với bài cũ: - Học thuộc phần ghi nhớ - Hoàn thành bài tập còn lại. * Chuẩn bị bài mới: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận - Xem lại yếu tố biểu cảm trong bài văn biểu cảm ( Lớp 7) - Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong VB: Thuế máu, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.