Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Hoạt động ngữ văn Thi làm thơ bảy chữ. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: THI LÀM THƠ BẢY CHỮ A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết cách làm thơ bảy chữ với những yêu cầu tối thiểu đặt câu thơ 7 chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần. - Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo, vui vẻ. - Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ. - Làm được bài thơ bảy chữ. 2. Kĩ năng - Nhận biết thơ bảy chữ. - Đặt được câu thơ bảy chữ với các yêu cầu đối, nhịp, vần. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp. 4. Thái độ - Có lòng yêu thơ ca, ham muốn sáng tạo. - Giáo dục ý thức trách nhiệm với môi trường thiên nhiên; Hưởng ứng bảo vệ môi trường. * Tích hợp giáo dục đạo đức: - Có ý thức sử dụng kiến thức trong khi nói và viết cho phù hợp, đạt hiệu quả. - Tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Bảng phụ, phiếu học tập. + Những bài thơ thất ngôn tứ tuyệt mẫu mực.. - Học sinh: + Xem lại kiến thức đã học + Sưu tầm một số bài thơ, thực hành làm một số bài thơ. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp: Nghiên cứu trường hợp điển hình, vấn đáp, thuyết trình… - KT hoạt động: KT hoạt động cá nhân, KT hoạt động nhóm, KT động não, KT hỏi và trả lời, KT thực hành có hướng dẫn, ... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) - Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:………………………………………………. - Kiểm tra sĩ số học sinh: Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng) 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (2’): Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Tiến trình (36’) HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG: - Mục tiêu: + Huy động các kiến thức đã có về các biện pháp tu từ đã học + HS tiếp cận nội dung bài học, tạo hứng thú cho HS. - Phương pháp/kĩ thuật: PP vấn đáp, KTgiao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, trình bày một phút Thơ ca là tiếng hói của tâm hồn, là nơi người ta hay mượn để giãi bày những tâm tư, tình cảm của bản thân. Vì thế, chúng ta nên tập làm thơ, đặc biệt là thơ 7 chứ để có thể bộc bạch những tâm tư , tình cảm của mình vào đó. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: tìm hiểu cách làm bài thơ 7 chữ - Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp. - Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu - Kĩ thuật: KT chia nhóm, KT đặt câu hỏi, KT trình bày một phút, động não,... HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Nhận diện luật thơ (8p) ? Thơ 7 chữ các em đã được học cụ thể những thể loại nào? HS: Thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt. ? Thuyết minh lại đặc điểm của thể thơ đó? * Số câu, dòng, chữ: - 8 câu ( 4 câu) - 8 dòng ( 4 dòng) - Số chữ (tiếng)trong mỗi dòng: 7 chữ (tiếng). * Luật và niêm - Luật bằng trắc + Bằng: thanh huyền, không dấu + Trắc: Thanh sắc, hỏi, ngã, nặng - Luật đối : + Dòng 3- 4, 5- 6 ( Hoặc chỉ 1- 2, 3-4) + Dòng trên là bằng, dòng dưới là trắc - Niêm( dính nhau) + Ở các cặp câu 2-3, 4- 5, 6-7 ( 2-3 ) + Dòng trên và dưới đều là bằng hay trắc * Vần - Có bộ phận vần giống nhau ( Trừ dấu và phụ âm đầu) - Vần bằng, trắc cùng thanh - Nằm ở cuối các dòng thơ 1, 2, 4, 6, 8 đều là vần bằng ( 1, 2, 4) * Nhịp - Nhịp 4/ 3 GV: Treo bảng phụ ghi bài thơ “Chiều” ? Đọc bài thơ trên bảng phụ? ? Nhận diện thể thơ? ? Một em hãy lên bảng gạch nhịp của bài thơ? HS: Trình bày. GV: Có thể là nhịp 3/ 4 ? Chỉ ra các tiếng gieo vần cũng như mối quan hệ bằng trắc của 2 câu thơ kề nhau trong bài thơ? HS: Trình bày. GV: Tổng kết về luật thơ 7 chữ ( Số câu, số chữ, ngắt nhịp, gieo vần, luật B - T theo 2 mô hình sau( Bằng kí hiệu B, Trắc kí hiệu T). B B T T T B B T T B B T T B T T B B B T T B B T T T B B Chú ý : - Luật đối và niêm chỉ xét ở các chữ nhị, tứ, lục ? Nhận xét về luật bằng trắc của các bài thơ? - Chữ thứ hai của bài thơ có thể là vần bằng và vần trắc. Nếu chữ thứ hai là vần bằng thì gọi bài thơ đó là vần bằng, chữ thứ hai là vần trắc thì gọi bài thơ đó là vần trắc. GV giới thiệu mô hình luật bằng trắc B B T T T B B T T B B T T B T T B B B T T B B T T T B B T T B B T T B B B T T T B B B B T T B T T T T B B T B B ? Đọc bài thơ và chỉ ra và nêu lí do chỗ sai trong bài thơ Tối của Đoàn Văn Cừ? + Sai ngắt nhịp do dấu phẩy đặt sau ngọn đèn mờ + Hiệp vần sai chữ xanh cuối câu hai ? Sửa lại như thế nào cho đúng? HS: Bỏ dấu phẩy ở câu 2... ? Chép lại bài thơ đúng sau khi đã sửa lỗi? I. Nhận diện luật thơ 1. Bài thơ: Chiều (Đoàn Văn Cừ) - Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt - Ngắt nhịp: 4/3 - Gieo vần: Tiếng cuối của câu 1, 2, 4 (Vần bằng) - Mối quan hệ B – T - Đối: Câu 1- 2, 3- 4 - Niêm: Câu 2- 3 (bằng) - Luật bằng trắc: Xét chữ thứ hai của bài thơ: + Chữ thứ hai là vần bằng thì gọi bài thơ đó là vần bằng + Chữ thứ hai là vần trắc thì gọi bài thơ đó là vần trắc. 2. Bài thơ: Tối (Đoàn Văn Cừ) - Sai luật: + Câu 2: sau “ngọn đèn mờ” không có dấu phẩy, dấu phẩy gây đọc sai nhịp. + Hiệp vần ở chữ cuối của câu 2 sai - Sửa lại: + Bỏ dấu phẩy ở câu 2 + Thay chữ “xanh” cuối câu 2 bằng chữ “lè” hoặc cả hai chứ xanh xanh bằng chữ vàng khè. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG - Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức đã học vào làm các dạng bài tập - Phương pháp: PP vấn đáp, trình bày một phút. - Kĩ thuật: động não, trình bày một phút. GV: Ôn kĩ lại đặc điểm thơ 7 chữ? Tập làm thơ 7 chứ theo chủ đề tự chọn HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, SÁNG TẠO - Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học. - Phương pháp: PP vấn đáp, hoạt động nhóm, trình bày một phút, thuyết trình. - Kĩ thuật: động não, trình bày một phút ?Sưu tầm thêm các bài thơ 7 chữ. 4. Hướng dẫn về nhà * Hướng dẫn học ở nhà Đọc lại bài * Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ - Tập làm thơ 7 chữ theo yêu cầu mục II SGK/ 166. - Tập sáng tác bài thơ 7 chữ hoàn chỉnh.