Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Hoạt động ngữ văn Thi làm thơ bảy chữ (tiếp). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: THI LÀM THƠ BẢY CHỮ (tiếp) A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết cách làm thơ bảy chữ với những yêu cầu tối thiểu đặt câu thơ 7 chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần. - Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo, vui vẻ. - Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ. - Làm được bài thơ bảy chữ. 2. Kĩ năng - Nhận biết thơ bảy chữ. - Đặt được câu thơ bảy chữ với các yêu cầu đối, nhịp, vần. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp. 4. Thái độ - Có lòng yêu thơ ca, ham muốn sáng tạo. - Giáo dục ý thức trách nhiệm với môi trường thiên nhiên; Hưởng ứng bảo vệ môi trường. * Tích hợp giáo dục đạo đức: - Có ý thức sử dụng kiến thức trong khi nói và viết cho phù hợp, đạt hiệu quả. - Tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Bảng phụ, phiếu học tập. + Những bài thơ thất ngôn tứ tuyệt mẫu mực.. - Học sinh: + Xem lại kiến thức đã học + Sưu tầm một số bài thơ, thực hành làm một số bài thơ. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp: Nghiên cứu trường hợp điển hình, vấn đáp, thuyết trình… - KT hoạt động: KT hoạt động cá nhân, KT hoạt động nhóm, KT động não, KT hỏi và trả lời, KT thực hành có hướng dẫn, ... D. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định tổ chức Ngày giảng Lớp Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sơ lược sự chuẩn bị của học sinh GV: Nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới * GV giới thiệu bài: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Mục tiêu: củng cố kiến thức - Phương pháp: PP vấn đáp. - Hình thức tổ chức: học theo cá nhân. - Phương tiện: máy chiếu. - Kĩ thuật: động não... HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG * HĐ1( 39 phút): Tập làm thơ - Mục tiêu: hs vận dụng tập làm thơ bảy chữ - Phương pháp: nêu vấn đề, phát vấn, thuyết trình, thảo luận nhóm - Phương tiện: bảng phụ - Kĩ thuật: động não, trình bày một phút Hướng dẫn HS làm thơ G: chép 2 câu thơ mục 2( a) / 166 lên bảng phụ 1. ? Đọc hai câu thơ của Tú Xương? ?Theo em đề tài của bài thơ này xoay quanh câu chuyện nào? H: Xoay quanh câu chuyện thằng cuội ở cung Trăng. - Kĩ thuật hoàn thành nhiệm vụ G: Hai câu cuối viết tiếp như thế nào? Vì sao em viết như vậy? ( Gợi ý: 2câu cuối phải phát triển đề tài đó có thể nghiêm túc, hóm hỉnh hoặc nghịch ngợm nhưng phải theo luật: BB TT BB T TT BB TT B H: Thảo luận – lên bảng điền tiếp vào bài thơ. G: Nhận xét, sửa -> đưa ra những câu thơ của 1 số nhà thơ: ( ghi lên bảng phụ) + Chứa ai chẳng chứa chứa thằng cuội Tôi gớm gan cho cái chị Hằng + Đáng cho cái tội quân lừa dối Già khấc nhân gian vẫn gọi thằng + Cung trăng chỉ toàn đất cùng đá Hít bụi suốt ngày có sướng chăng + Cõi trần ai cũng chướng mặt nó Nay đến cung trăng bỡ chị Hằng G: đưa BT2( b)/ 166 lên bảng phụ 2: G: Đọc bài 2: ? Bài thơ này theo em làm tiếp chủ đề gì? Nếu phải viết tiếp ta sẽ làm như thế nào? G: gợi ý: Luật B- T của 2 câu tiếp phải là: TT BB B TT BB TT T BB H: Viết về chủ đề mùa hạ. Phải tuân đúng luật bằng trắc, gieo vần ngắt nhịp. H: Thảo luận nhóm, tiếp tục làm 2 câu cuối bài thơ- ghi lên bảng. G: NX, sửa, đưa ra những câu thơ khác để HS tham khảo: Phất phới trong lòng bao tiếng gọi Thoảng hương lúa chín gió đồng quê H tự làm bài thơ 7 chữ với chủ đề tự chọn. HS viết, đọc bài -> HS khác nhận xét, giáo viên uốn nắn. GV Giới thiệu bài mẫu: Quê em Quê em đẹp lắm bao thơ mộng Rặng núi xanh xanh cạnh bến sông Trời đất ngất ngây say ánh mắt Vườn ai khoe sắc vạn bông hồng II. Tập làm thơ 1. Làm tiếp bài thơ còn dở dang của Tú Xương Tôi thấy người ta có bảo rằng Bảo rằng thằng cuội ở cung trăng Chứa ai chẳng chứa, chứa thằng cuội Tôi gớm gan cho cái chị Hằng .................................................................. 2. Làm tiếp bài thơ theo ý mình Vui sao ngày đã chuyển sang hè Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi Thoảng hương(gió) lúa chín gió đồng quê c. HS đọc bài thơ bốn câu bảy chữ của mình đã làm ở nhà. HOẠT ĐỘNG :VẬN DỤNG - Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức đã học vào làm các dạng bài tập '- Phương pháp: PP vấn đáp, trình bày một phút. - Kĩ thuật: động não, trình bày một phút. G hệ thống lại toàn bộ nội dung kiến thức bài học cần ghi nhớ. ? Đọc bài thơ 7 chữ sưu tầm được hoặc tự sáng tác. HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, SÁNG TẠO - Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học. - Phương pháp: PP vấn đáp, hoạt động nhóm, trình bày một phút, thuyết trình. - Kĩ thuật: động não, trình bày một phút ?Tập sáng tác bài thơ 7 chữ hoàn chỉnh. 4. Hướng dẫn về nhà * Hướng dẫn học ở nhà - Ôn kĩ lại đặc điểm thơ 7 chữ - Sưu tầm thêm các bài thơ 7 chữ. - Tập làm thơ 7 chữ theo yêu cầu mục II SGK/ 166. * Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Trả bài kiểm tra Tiếng Việt. - Làm lại đề kiểm tra tiếng Việt vào vở bài tập.