Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Hịch tướng sĩ. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày dạy: Tiết: Văn bản : HỊCH TƯỚNG SĨ TRẦN QUỐC TUẤN A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm bắt vài nét về tác giả Trần Quốc Tuấn và công lao to lớn của ông đối với công cuộc chống quân Nguyên xâm lược. - Hiểu được khái niệm hịch, phân biệt hịch với các thể loại văn nghị luận trung đại khác. - Nắm cấu trúc của bài hịch và bước đầu phân tích để thấy được tội ác của quân giặc và tấm lòng của người chủ tướng. - Nắm bắt nghệ thuật nghị luận đặc sắc của bài hịch. - Biết vận dụng bài hịch để viết văn nghị luận, có sự kết hợp giưa lí lẽ và tình cảm. 2. Kĩ năng - Đọc - hiểu một văn bản viết theo thể Hịch. - Nhận biết được không khí thời đại sục sôi thời Trần ở thời điểm dân tộc ta chuẩn bị cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên xâm lược lần thứ hai. - Phân tích được nghệ thuật lập luận, cách dùng các điển tích, điển cố trong văn bản nghị luận trung đại. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp. 4. Thái độ - Qua bài hịch giáo dục học sinh lòng tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. * Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức các giá trị sống: trách nhiệm, hạnh phúc, đoàn kết, yêu thương, hợp tác, tôn trọng. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu, bảng phụ). - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp: dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP nghiên cứu trường hợp điển hình. - Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, động não, giao nhiệm vụ, trình bày một phút, KT hỏi và trả lời, KT tóm tắt tài liệu theo nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: (1 phút)Kiểm tra sĩ số Ngày giảng Lớp Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình luyện tập 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) Gv: Tổ chức cuộc thi" Nhanh như chớp" 1. Kể tên các nhân vật lịch sử nổi tiếng thời nhà Trần? Sáu đó dẫn dắt vô bài. 2. Kể tên những vị tướng vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới (VN có 2 người: Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp) 3. Kể tên các triều đại phong kiến phương Bắc bị đánh bại khi sang xâm lược nước ta (Hán, Đường, Tống, Nguyên- Mông, Minh, Thanh...) Câu hỏi nâng cao: Nêu hiểu biết của em về giặc Nguyên-Mông? (Là một đội quân hùng mạnh, đánh đâu thắng đó, đi đến đâu, cỏ không mọc được đến đấy...) Gv dẫn dắt vào bài: Một đội quân hùng mạnh như vậy mà 3 lần bại trận trước quân dân nhà Trần. Vậy sức mạnh nào đã giúp quân dân nhà Trần lập nên những kì tích vẻ vang đó? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: GV: Giới thiệu vài nét về tiểu sử của Trần Quốc Tuấn? GV: Bổ sung. H: Hoàn cảnh sáng tác của bài Hịch tướng sĩ ? H: Em hiểu như thế nào là thể Hịch? Hình thức? Mục đích? H: Bài hịch có bố cục như thế nào? H: Hãy xác định bố cục của bài “Hịch tướng sĩ”? ( dựa vào bố cục chung của một bài hịch) GV treo bảng phụ. GV: cho học sinh tìm hiểu các chú thích 17, 18, 21,22... GVgiới thiệu phần đầu văn bản qua các điển tích, điển cố được sử dụng . GV: hướng dẫn đọc to, rõ, chú ý nhấn mạnh ở những đoạn văn biền ngẫu . GV đọc - GV: gọi HS đọc tiếp - Nhận xét . GV: Những nhân vật được nêu gương có địa vị như thế nào? GV: Ở họ địa vị khác nhau nhưng có những điểm chung nào để thành gương sáng cho mọi người noi theo? GV: Tác giả sử dụng phương pháp thuyết minh nào? Tác dụng? GV: Phần mở bài đã đảm nhận được chức năng nào của bài Hịch ? GV: Tội ác, sự ngang ngược của kẻ thù được tác giả lột tả ntn? GV: Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng? GV: Thái độ của tác giả được thể hiện trong đoạn văn là thái độ ntn ? GV: HS đọc đoạn văn diễn tả lòng căm thù giặc. GV: Nhận xét gì về giọng điệu, cách dùng từ ngữ trong đoạn văn ? GV: Cách dùng từ diễn đạt ấy có tác dụng gì? GV: Tái hiện sự ngang ngược của kẻ thù và nỗi lòng mình, tác giả nhằm dụng ý gì? GV:Mối quan hệ giữa TQT với tướng sĩ là mối quan hệ trên dưới theo đạo thần chủ hay quan hệ bình đẳng giữa những người cùng cảnh ngộ ? GV: Mối quan hệ ấy đã khích lệ điều gì ở tướng sĩ ? GV: Những sai lầm của tướng sĩ được nhắc tới ntn? Tác giả sử dụng nghệ thuật nào ? GV: Thái độ của tác giả trong đoạn văn này? GV: Tác giả chỉ rõ hậu quả của cách sống này là gì? GV: Tác giả khuyên răn tướng sĩ điều gì ? GV: Nếu tướng sĩ làm theo lời khuyên ấy thì sẽ có kết quả ntn? Gọi HS đọc đoạn kết GV: Đoạn kết tác giả đã vạch rõ ranh giới giữa 2 con đường đó là con đường nào? GV: Để thuyết phục tướng sĩ, tác giả biểu lộ thái độ ntn? Thái độ đó có tác dụng gì? GV:Nêu những đặc sắc trong nghệ thuật của bài Hịch? GV: Em cảm nhận được những điều sâu sắc nào từ nội dung của bài Hịch? GV : Kết luận I. Tìm hiểu chung 1. Chú thích a. Tác giả - Trần Quốc Tuấn (1231- 1300) là người có phẩm chất cao đẹp, là người có tài năng, văn võ song toàn, là người có công lao lớn trong các cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên. - Là danh tướng kiệt xuất của dân tộc ta thế kỉ XIII. b. Tác phẩm - Được viết khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần II, nhằm mục đích khích lệ tinh thần của tướng sĩ - Hịch: là thể văn nghị luận do vua, hoặc tướng lính viết dùng để cổ động, thuyết phục hay kêu gọi đấu tranh. Hịch được viết theo thể văn biền ngẫu, có kết cấu chặt chẽ, có lí lẽ sắc bén. - Bố cục bài Hịch tướng sĩ : P1: từ đầu đến “còn lưu tiếng tốt”: nêu gương trung thần nghĩa sĩ trong lịch sử để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước. P2: Tiếp theo đến “vui lòng”: tội ác của kẻ thù đồng thời nói lên lòng căn thù giặc. P3: Tiếp theo đến “có được không”: phân tích phải trái để khích lệ tinh thần tướng sĩ. P4: Phần còn lại: nêu nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu. c. Từ khó. 2. Đọc II.Tìm hiểu văn bản 1. Nêu những tấm gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách - Phương pháp liệt kê -> Nêu gương -> khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước của quân sĩ. 2. Tội ác, sự ngang ngược của kẻ thù và lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn. a, Tội ác, sự ngang ngược của kẻ thù. được lột tả bằng những hành động cụ thể: - …đi lại nghênh ngang - uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình. - đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ. - …đòi ngọc lụa. - …thu bạc vàng, vét của kho. => Bằng những hình ảnh ẩn dụ, so sánh, tác giả đã làm nổi bật sự ngang ngược, hung hãn, tham lam, tàn bạo của quân giặc đồng thời thể hiện rõ sự khinh bỉ và lòng căm giận của tác giả đối với quân giặc. b, Lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn. - Ta thường…quên ăn…vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm csa chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù… -> giọng văn thống thiết, dường như tác giả dồn hết tâm huyết, bút lực vào đoạn văn, mỗi chữ mỗi lời như trực tiếp chảy từ trái tim qua ngòi bút lên trang giấy. -> Bằng một loạt các động từ mạnh và những từ ngữ gợi hình, gợi cảm, đoạn văn đã cho ta thấy nỗi đau xót đến quặn lòng, lòng căm thù giặc đến bầm gan tím ruột, mong rửa nhục đến mất ngủ, quên ăn, vì nghĩa lớn mà coi thường thân xác. => khơi gợi lòng căm thù quân giặc, sự đồng cảm của người tướng sĩ. TQT là tấm gương yêu nước bất khuất. 3. Phân tích phải trái. * Nêu mối ân tình giữa chủ soái - quân sĩ. - Vừa là quan hệ chủ-tướng (trên - dưới) -> khích lệ tinh thần trung quân ái quốc. - Vừa là quan hệ của những người cùng cảnh ngộ (bình đẳng) -> khích lệ lòng ân nghĩa thủy chung, đồng cam cộng khổ. * Phân tích những sai lầm của tướng sĩ: -...nhìn chủ nhục mà không biết lo -...nước nhục...không biết thẹn -đãi yến ngụy sứ...không biết căm -lấy việc chọi gà, đánh bạc… -lo làm giàu…ham săn bắn… -> Liệt kê, điệp ngữ -> chỉ ra lối sống cầu an hưởng lạc, quên danh dự, bổn phận mà chỉ mưu cầu lợi ích cá nhân của các tướng sĩ. - Hậu quả của những sai lầm: nước mất nhà tan, thanh danh ô nhục. *Khuyên răn tướng sĩ: - nhớ câu”đặt mồi lửa vào dưới đống củi” là nguy cơ. - “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội” làm răn sợ. -> biết cảnh giác, lo xa. - huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên.. ->tăng cường võ nghệ - Kết quả: chống được giặc ngoại xâm, giữ được nước nhà, thanh danh được lưu truyền. 4. Kêu gọi tướng sĩ - Vạch rõ hai con đường chính và tà, sống và chết để thuyết phục tướng sĩ. - Thái độ dứt khoát hoặc là địch hoặc là ta ->có giá trị động viên tới mức cao nhất ý chí và quyết tâm chiến đấu của quân sĩ. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: - Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén. 2. Nội dung: - Bài hịch là tiếng nói khích lệ lòng yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù. * Ghi nhớ/ SGK/51 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp: - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: ( ) ?Viết đoạn văn khoảng 4 – 5 câu trình bày suy nghĩ của em về một vấn đề mà em tâm đắc nhất trong Hịch tướng sĩ. Gợi ý: Qua Hịch tướng sĩ, ta có thể cảm nhận sâu sắc được tấm lòng yêu nước nồng nàn của Trần Quốc Tuấn. Trước tội ác của kẻ thù và nỗi nhục mất nước, trong ông uất hận sục sôi, cháy bỏng quyết tâm chiến đấu vì dân tộc. Những lời tâm sự giản dị mà dồn nén ấy như được trào ra từ một trái tim thiết tha yêu nước. Thực là một tấm lòng, một tinh thần đáng trân trọng, đáng tự hào! HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - Thời gian: Hiện nay, Trung Quốc nhiều lần đưa tàu đến biển Đông, xâm phạm lãnh thổ nước ta, là một công dân VN em thấy mình cần phải làm gì? HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: 1.Sưu tầm một số bài viết về tác giả Trần Quốc Tuấn và bài Hịch tướng sĩ. Ghi lại nội dung chính của những bài viết đó. 2. Tìm đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của HCM và chỉ ra điểm giống nhau của 2 văn bản này 4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới (1’) * Đối với bài cũ - Học thuộc nội dung chính - Phân tích được nội dung chính của bài.. * Đối với bài mới: Chuẩn bị: Hành động nói