Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Đi đường. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Văn bản: ĐI ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Cảm nhận được ý nghĩa tư tưởng sâu sắc của bài “Đi đường”: từ đi đường núi mà gợi ra bài học đường đời, đường cách mạng. Hiểu được cách dùng biểu tượng có hiệu quả cao của bài thơ. 2. Kĩ năng - Đọc hiểu bản dịch tác phẩm. - Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ. - Năng lực viết sáng tạo, năng lực cảm thụ văn chương. 4. Thái độ - Qua bài thơ có thái độ tự hào và tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. * Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, HẠNH PHÚC, ĐOÀN KẾT, YÊU THƯƠNG, HỢP TÁC, TÔN TRỌNG. - Yêu quý, trân trọng, giữ gìn, phát huy những di sản văn hóa của dân tộc B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. + Hình ảnh minh họa các câu tục ngữ. + Cuốn Ca dao tục ngữ Việt Nam. - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. + Sưu tầm các câu tục ngữ liên quan đến bài. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) - Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:………………………………………………. - Kiểm tra sĩ số học sinh: Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng) 2. Kiểm tra bài cũ (2’) - GV yêu cầu các tổ báo cáo kết quả chuẩn bị bài. - GV nhận xét thái độ chuẩn bị của học sinh 2. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: GV dẫn dắt vào bài HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: Hoạt động 1: HD học sinh tìm hiểu chung Yêu cầu HS xem phần giải thích từng yếu tố Hán Việt để hiểu nghĩa bài thơ. - GV hướng dẫn HS đọc ngắt nhịp đúng, giọng điệu thoải mái, thể hiện tâm trạng sảng khoái. - GV đoc văn bản. - Gọi HS đọc Gv: Nêu thể thơ của bài? - Gọi HS đọc lại bài thơ Gv: Kết cấu bài thơ? (Khai, thừa, chuyển hợp). Gv: Nhận xét gì về lời thơ, giọng điệu câu thơ mở đầu? Gv: Câu thơ nói lên nội dung gì? Gv: Câu hai sử dụng nghệ thuật gì và hiệu quả của biện pháp nghệ thuật đó? Câu thừa có nhiệm vụ nâng cao, phát triển ý mà câu mở đầu đã mở ra, cụ thể hoá những nỗi gian lao khi đi đường. Điệp ngữ vừa có giá trị gợi hình, vừa có giá trị gợi cảm: Trước mắt người đọc như hiện lên những dãy núi trùng điệp tưởng như bất tận. Bước chân người không biết mỏi vẫn kiên nhẫn vững vàng từng bước vượt qua tất cả. Gv: Ngoài ý nghĩa đó theo em câu thơ còn hàm ý gì? - Bác muốn nói đến con đường đời, con đường đấu tranh cách mạng cũng lắm chông gai, gian lao nối tiếp gian lao, khó khăn chồng chất khó khăn. Gv: Mạch thơ ở câu 3 có gì khác so với mạch thơ ở 2 câu đầu? Gv: Câu thơ nêu ra quy luật gì? Không có con đường nào là vô tận, đi là sẽ tới đích, khó khăn gian khổ sẽ vượt qua, sẽ giành thắng lợi. Gv: Câu hợp có vai trò thể hiện ý thơ chính. Em hãy chỉ ra ý chính chứa đựng trong câu thơ này? Gv: Câu thơ còn ngụ ý gì? - Nói lên niềm hạnh phúc lớn lao của người chiến sĩ cách mạng khi cách mạng hoàn toàn thắng lợi sau bao gian khổ hi sinh. Gv: Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ? Gv: Bài thơ có 2 lớp nghĩa. Em hãy chỉ ra 2 lớp nghĩa này? I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Chú thích 2. Đọc 3. Tìm hiểu văn bản - Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt. - Bản dịch của Nam Trân: thơ lục bát. II. Đọc hiểu văn bản Câu 1: Đi đường mới biết gian lao (Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan) -> Lời thơ giản dị chân thực nhưng mang nặng suy tư nói lên nỗi gian lao khổ cực của người đi đường (đi giải lao). Câu thơ như sự đúc rút trải nghiệm thực tế. Câu 2: - Núi cao rồi lại núi cao trập trùng (Trùng san chi ngoại hiệu trường san). -> Điệp ngữ, phụ từ -> nhấn mạnh, khẳng định con đường Bác phải trải qua đầy khó khăn gian khổ, những dãy núi cứ nối tiếp trùng điệp tưởng chừng như không dứt. Câu 3: - Núi cao lên đến tận cùng (Trùng san đăng đáo cao phong hậu) - Câu thơ chuyển mạch. Bao nhiêu núi non trùng điệp và khó khăn chồng chất đều đã vượt qua. Người đi đường cuối cùng đã lên đến đỉnh cao -> đó là quy luật của tự nhiên. Câu 4: - Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non (Vạn lí dư đồ cố miện gian) -> Niềm vui sướng đặc biệt, bất ngờ của người đã trèo qua bao dãy núi vô vàn gian lao -> một phong thái ung dung làm chủ thiên nhiên đất trời. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Bài thơ thiên về suy ngẫm, triết lí và không nặng nề, khô khan. - Sử dụng điệp ngữ có hiệu quả cao, hình tượng thơ vừa có ý nghĩa xác thực vừa có ý nghĩa biểu tượng gợi liên tưởng sâu xa. 2. Nội dung: Bài thơ có hai lớp nghĩa: - Nghĩa đen: Nói về đi đường núi, đi giải lao của Bác đầy gian lao, vất vả - Nghĩa bóng: ngụ ý sâu xa về đường đời của mỗi con người và con đường cách mạng. Bác Hồ muốn nêu lên một chân lí, một bài học rút ra từ thực tế: Con đường đời, con đường CM không bằng phẳng mà chồng chất khó khăn, gian lao, nhưng nếu thiếu kiên trì, bền gan vững chí vượt qua thì nhất định sẽ đạt tới đỉnh cao thắng lợi vẻ vang. Bài thơ mang tính triết lí sâu sắc. * Ghi nhớ/ SGK/40 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp: - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: ( ) Dựa vào kết cấu của bài thơ Đi đường (khai – thừa – chuyển – hợp), mối liên hệ lô – gic giữa các câu thơ và vị trí của câu thơ thứ ba, hãy hoàn thành bảng sau: Câu thơ Nội dung chính Câu thứ nhất Câu thứ hai Câu thứ ba Câu thứ tư Bài làm: Câu thơ Nội dung chính Câu thứ nhất Câu khai mở ra ý thơ: Có đi đường mới biết đường khó đi, ý thơ thấm thía từ sự trải nghiệm của người đang trên hành trình gian nan. Câu thứ hai Câu thừa mở rộng, triển khai, cụ thể hoá ý đã được mở ra ở câu khai: Hết lớp núi này lại tiếp lớp núi khác. Câu thơ khắc họa rõ nét những khó khăn gian khổ, những chông gai trên đường mà người tù phải trải qua Câu thứ ba Câu chuyển, chuyển ý, câu này rất quan trọng trong việc bộc lộ tứ thơ: Khi đã vượt hết các lớp núi lên đến đỉnh cao chót vót. Hàm ý của bài tứ tuyệt bộc lộ bất ngờ ở câu này. Câu thứ tư Câu hợp, quan hệ chặt chẽ với câu chuyển thành một cặp câu thể hiện rõ ý chuyển và thâu tóm lại ý tứ của toàn bài : Thì muôn dặm nước non thu cả vào trong tầm mắt. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - Thời gian: ? Viết đoạn văn cảm nhận về nội dung bài thơ HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: Đọc phần đọc thêm SGK. 4. Hướng dẫn về nhà (3’): * Đối với bài cũ: - Học thuộc lòng bài thơ - Phân tích được nội dung chính của bài.. * Đối với bài mới: - Chuẩn bị tiết .....: soạn bài Câu cảm thán