Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Câu cảm thán. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tiếng Việt : CÂU CẢM THÁN A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm được đặc điểm hình thức của câu cảm thán. - Biết được chức năng của câu cảm thán. 2. Kĩ năng - Nhận biết câu cảm thán trong các văn bản. - Sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp. 4. Thái độ - Có ý thức sử dụng đúng câu cảm thán trong mục đích diễn đạt cụ thể. - Giáo dục ý thức học tập, tự giác, tích cực. * Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức các giá trị sống: trách nhiệm, hạnh phúc, đoàn kết, yêu thương, hợp tác, tôn trọng. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu, bảng phụ). - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp: dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP nghiên cứu trường hợp điển hình. - Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, động não, giao nhiệm vụ, trình bày một phút, KT hỏi và trả lời, KT tóm tắt tài liệu theo nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC - Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:………………………………………………. - Kiểm tra sĩ số học sinh: Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng) - GV kiểm tra sự chuẩn bị của các tổ. - Lớp phó học tập nhắc lại yêu cầu bài tập về nhà và báo cáo kết quả kiểm tra - GV nhận xét phần chuẩn bị của học sinh -> có biện pháp động viên khích lệ. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3’): - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Phương pháp: đàm thoại. - Kĩ thuật: trình bày một phút. Cách 2: Cho học sinh nghe một vài đoạn của bài hát nào đó ( Nhật kí của mẹ/ Việt Nam ơi!,....) sau đó nêu cảm xúc Câu văn các em vừa đặt để bộc lộ cảm xúc của mình được gọi là câu cảm thán. Vậy loại câu này có đặc điểm như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (17’) - Mục tiêu: tìm hiểu về câu cảm thán và chức năng. - Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp. - Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu - Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,... Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán. I. Đăc điểm hình thức và chức năng chính. ? Trong các đoạn trích trên, câu nào là câu cảm thán? Dựa vào đâu để xác định đó là câu cảm thán? - Hỡi ôi lão Hạc! Than ôi! -> Có từ ngữ cảm thán + kết thúc câu bằng dấu! ? Khi đọc câu cảm thán đọc với giọng ntn? -> Đọc diễn cảm, bộc lộ cảm xúc. ? Câu cảm thán dùng để làm gì? - Bộc lộ trực tiếp cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói đối với sự vật, sự việc * GV: Khác với các loại câu khác (cầu khiến, NVấn, trần thuật) Câu cảm thán cảm xúc được biểu thị bằng phương tiện đặc thù là từ ngữ cảm thán, giọng điệu cảm xúc. ? Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng, trình bày kết quả, giải bài toán...có thể dùng câu cảm thán không? Vì sao? - Không. Vì các văn bản này dùng ngôn ngữ của tư duy lôgic. Đòi hỏi sự chính xác. ? Trường hợp nào người ta dùng từ ngữ cảm thán? * Lưu ý: GV lưu ý một số cấu trúc thường gặp của câu cảm thán và một số lưu ý khác + Các từ: còn thay, biết bao, xiết bao...đứng sau từ ngữ mà nó bổ sung + biết bao người -> chỉ lượng người + đẹp biết bao -> từ ngữ cảm thán ? Qua các ví dụ trên, em hãy cho biết đặc điểm, chức năng của câu cảm thán? - 2 HS nêu -> 1 HS đọc ghi nhớ. Bài tập nhanh: GV ghi bảng phụ – HS làm theo nhóm. Thêm từ ngữ cảm thán và dấu chấm than để chuyển đổi câu sau thành câu cảm thán. a. Anh đến muộn quá. -> Trời ơi ! Anh đến muộn quá. b. Những đêm trăng lên. -> Ôi! Những đêm trăng l 1. Phân tích ngữ liệu: * Câu cảm thán: a) Hỡi ơi lão Hạc! b) Than ôi! - Hình thức nhận biết: + Từ ngữ cảm thán: Hỡi ôi, than ôi. + kết thúc câu bằng dấu (!) + Đọc diễn cảm - Mục đích (chức năng): Bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người nói, viết bằng ngôn ngữ văn chương. * Lưu ý: - Các thán từ biểu thị cảm xúc có thể tách thành câu đặc biệt hoặc đứng ở đầu câu - Xác định cảm xúc phải dựa vào từ ngữ cảm thán và nội dung câu 2. Ghi nhớ: SGK (44) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10’) - Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng làm bài tập của câu cảm thán. - Phương pháp: PP vấn đáp, thảo luận, - Kĩ thuật: động não, trình bày một phút... Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập II. Luyện tập ? Hãy cho biết các câu trong đoạn trích có phải là câu cảm thán không? - HS làm miệng Bài tập 1 : Nhận biết câu cảm thán Các câu cảm thán (có từ ngữ cảm thán, dấu chấm than) a)Than ôi! Lo thay! Nguy thay! b) Hỡi ....ơi! c) Chao ôi...mình thôi! - Dấu chấm hỏi ở cuối câu. Bài tập 2,3 Thảo luận: Nhóm bàn Cách thức: + Bước 1: Giao nhiệm vụ - Thời gian: 5 phút Học sinh: cá nhân sử dụng phiếu học tập hoạt động theo nhóm bàn. Nội dung: ? Phân tích cảm xúc thể hiện trong những câu sau ? Phân công: làm theo nhóm bàn. + Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. + Bước 3: Trao đổi thảo luận. + Bước 4: Đánh giá chốt kiến thức. Bài tập 2 Các câu đều bộc lộ tình cảm, cảm xúc a) Lời than thở của người nông dân dưới chế độ phong kiến b) Lời than thở của người chinh phụ trước nỗi truân chuyên do chiến tranh gây ra c) Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sống (trước cách mạng tháng 8) d) Sự ân hận của Dế Mèn trước cái chết thảm thương, oan ức của Dế Choắt. => Các câu trên không phải là câu cảm thán vì không có hình thức đặc trưng của câu cảm thán. Bài tập 3: - HS làm ra phiếu học tập -> Chấm chéo -> Đại diện trình bày -> GV sửa Bài tập 3 Mẫu: 1) Mẹ ơi, tình mẫu tử thiêng liêng biết bao! 2) Kì diệu thay cảnh mặt trời lúc bình minh! HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5’) - Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn sử dụng câu cảm thán. - Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại - Kĩ thuật: động não, viết sáng tạo, trình bày. Bài tập 6: Thảo luận nhóm bàn: 2p Viết đoạn văn ngắn có ít nhất 2 câu cảm thán. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI – MỞ RỘNG (2’) - Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học để lập bảng tổng kết . - Phương pháp: thuyết trình. - Kĩ thuật: trình bày một phút, động não. Lập bảng hệ thống chức năng và đặc điểm các kiểu câu đã học theo mẫu: CÂU CHỨC NĂNG ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC Nghi vấn Dùng để hỏi ( ch.năng chính) - Có chứa từ nghi vấn: ai, gì, nào, tại sao, hay... - Kết thúc bằng dấu hỏi (?) Cầu khiến Dùng để yêu cầu, ra lệnh, đề nghị, khuyên bảo - Có chứa từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào... - Kết thúc bằng dấu chấm than(!) hoặc dấu chấm (.) Cảm thán Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói, viết (trong giao tiếp và văn chương) - Có chứa từ cảm thán: Ôi, than ôi, hỡi ôi... - Kết thúc bằng dấu chấm than (!) 4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) * Đối với bài cũ: - Học thuộc phần ghi nhớ - Hoàn thành bài tập còn lại. - Tìm trong các văn bản đã học có chứa câu cảm thán, phân tích tác dụng. - Liên hệ thực tế giao tiếp hàng ngày. * Chuẩn bị bài mới: Câu trần thuật + Hiểu được hình thức và chức năng của câu trần thuật + Đặt câu trần thuật + Làm bài tập SGK.