Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Câu phủ định. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tiếng Việt : CÂU PHỦ ĐỊNH A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm vững đặc điểm hình thức của câu phủ định. - Nắm vững chức năng của câu phủ định. 2. Kĩ năng - Nhận biết câu phủ định trong các văn bản - Sử dụng câu phủ định phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp. 4. Thái độ - Có ý thức sử dụng đúng câu phủ định trong mục đích diễn đạt cụ thể - Giáo dục ý thức học tập, tự giác, tích cực. * Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức các giá trị sống: trách nhiệm, hạnh phúc, đoàn kết, yêu thương, hợp tác, tôn trọng. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu, bảng phụ). - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp: dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP nghiên cứu trường hợp điển hình. - Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, động não, giao nhiệm vụ, trình bày một phút, KT hỏi và trả lời, KT tóm tắt tài liệu theo nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm tra sĩ số Ngày giảng Lớp Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình luyện tập 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: Giáo viên cho học sinh nghe bài " Con heo đất" Và nhấn mạnh các câu: " Heo không đòi ăn cơm, heo không đòi ăn cá, Em không thèm mua kem, em không thèm mua bánh" Đây là kiểu câu chúng ta thường xuyên sử dụng trong cuộc sống. Vậy kiểu câu này có đặc điểm gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: - Gọi HS đọc các VD GV: Trong VD1 các câu b,c,d có đặc điểm gì khác so với câu a? GV: Những câu này có gì khác với câu a về chức năng? GV: HS đọc đoạn truyện GV: Câu nào có từ ngữ phủ định? GV: Dùng những câu có từ ngữ phủ định để làm gì? GV: Qua VD cho biết đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định? GV: Căn cứ vào chức của câu phủ định vừa tìm hiểu trong 2 VD trên, em hãy cho biết câu phủ định được chia thành mấy loại? GV lưu ý thêm cho HS: trong câu phủ định có hai lần phủ định thì sẽ mang ý khẳng định. VD: Nó không phải là không biết. I. Đặc điểm hình thức và chức năng 1.Ví dụ1,2:SGK/52 2.Nhận xét. VD1: - Về hình thức: Câu b,c,d khác câu a có các từ phủ định: không, chưa, chẳng - Về chức năng: a: Khẳng định sự việc b: Phủ định (thông báo, xác nhận sự việc đó là không diễn ra.) VD2: - Câu có từ phủ định: không phải…; đâu có… - Dùng để phủ định (bác bỏ ý kiến, nhận định.) * Ghi nhớ: SGK/ 53. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp: - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: ( ) GV: Gọi HS xác định yêu cầu bài tập 1 . H: Làm thế nào để xác định được câu phủ định bác bỏ? GV: gọi HS lên bảng thực hiện bài tập. Nhận xét, bổ sung. - Gọi HS đọc bài tập 2. GV: Câu a,b,c có ý nghĩa phủ định không? + Có chứa từ phủ định nhưng nó lại không mang ý phủ định, vì có chứa đến hai từ phủ định. + Câu tương đương : câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song vẫn có ý nghĩa. ý khẳng định của nó thấp hơn. - Gọi HS đọc bài tập 3. GV: Hãy thay từ “không” trong câu đó bằng từ “chưa” . và xem thử dùng từ nào thì hợp lí hơn? ( cần chú ý đặt câu vào tình huống ) GV : nhận xét , bổ sung. - GV đọc bài tập 4 : H: Các câu trên có phải là câu phủ định không ? Vì sao? + Không phải là câu phủ định, bởi vì nó không có chứa từ phủ định. + Nhưng nó dùng để phủ định một vấn đề nào đó. H: Những câu này có chức năng gì ? GV:Bài tập 5,6 về nhà hoàn thành II. Luyện tập Bài tập 1- : Xác định câu phủ định bác bỏ: b, Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! -> phản bác suy nghĩ của lão Hạc về cậu vàng. c, Không , chúng con không đói nữa đâu. -> phản bác điều mà cái Tí cho là mẹ nó đang nghĩ: mấy đứa con đói quá. a, Phủ định miêu tả Bài tập 2 : - a,b,c đều là câu phủ định nhưng có ý nghĩa khẳng định. Câu có chứa hai từ phủ định thì ý khẳng định mạnh hơn. Bài tập 3: - Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Viết lại : “Dế Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp”->ý nghĩa thay đổi. Dùng từ như vậy không phù hợp với tình huống, vì sau vụ tấn công của mụ Cốc thì Dế Choắt bị thiệt mạng, nên không dùng từ “ chưa” mà phải là từ “không” Bài tập 4 : Các câu này không phải là câu phủ định nhưng lại dùng để phủ định một vấn đề nào đó. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - Thời gian: Câu sau đây có phải là câu phủ định không ? Vì sao? Đặt lại câu có ý nghĩa tương đương? a. Đẹp gì mà đẹp! b. Bài thơ này mà hay à? Không phải câu phủ định nhưng mang ý nghĩa phủ định a. Không có gì là đẹp! b. Bài thơ này không hay. ? Viết một đoạn hội thoại có sử dụng một câu phủ định miêu tả và bác bỏ? HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: ( ) 4. Hướng dẫn HS về nhà * Đối với bài cũ: - Học thuộc phần ghi nhớ - Hoàn thành bài tập còn lại. * Chuẩn bị bài mới: Chương trình địa phương