Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939). Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết giáo án lịch sử 8 ba cột bài Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (giữa thế kỉ XVI đến năm 1917), giáo án chi tiết lịch sử 8 bài Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (giữa thế kỉ XVI đến năm 1917), giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (giữa thế kỉ XVI đến năm 1917), giáo án 5 bước lịch sử 8 bài Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (tiếp), giáo án 5 hoạt động lịch sử 8 Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (giữa thế kỉ XVI đến năm 1917).
Ngày soạn…………………………………..Ngày dạy……………..……… CHƯƠNG III CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI ( 1918-1939) TIẾT 28 BÀI 19 NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI( 1918-1939) I-Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: HS nêu được kiến thức cơ bản sau: - Khái quát tình hình KT-XH Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất. - Phân tích nguyên nhân chính dẫn đến quá trình phát xít hoá ở Nhật và hậu quả của quá trình nầy đối với lịch sử Nhật Bản cũng như lịch sử thế giới. 2. Tư tưởng: - Giúp HS nhận thức rõ bản chất phản động ,hiếu chiến ,tàn bạo của chủ nghĩa phát xít Nhật. - Giáo dục tư tưởng chống phát xít, căm thù tội ác mà chủ nghĩa phát xít gây ra cho nhân loại. 3. Kĩ năng: - Bồi dưởng khả năng sử dụng khai thác tư liệu, tranh ảnh lịch sử để hiểu những vấn đề lịch sử. 4- Định hướng năng lực hình thành: - Năng lực hình thành: Năng lực khai thác kênh hình 70,71 trong SGK. Đưa ra nhận xét về những hình ảnh đó. - Năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích đánh giá. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Gíao án, tranh ảnh trong SGK. - Các tư liệu nước Nhật trong những năm 1918-1939. - Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK sách tham khảo, mạng để trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước. - Sưu tầm tranh ảnh liên quan nước Nhật trong những năm 1918-1939. - Tập thuyết trình trước lớp. III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: 1. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề… động não, kĩ thuật mãnh ghép. 2. Kĩ thuật: Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học, chia sẻ nhóm đôi, chia nhóm, đặt câu hỏi giao nhiệm vụ, mảnh ghép… IV.Phương tiện dạy học: - SGK, SGV lịch sử 8, bảng phụ trắng, bút dạ, phiếu học tập. - Tranh ảnh có liên quan đến nước Nhật trong những năm 1918-1939. V.Tiến trình tổ chức hoạt động: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ : * Hãy điền chữ Đ hoặc S vào các ô trống về tình hình nước Mỹ từ 1918 đến 1939: 1 Kinh tế Mỹ phát triển không ngừng . 2. Tình hình nước Mỹ cũng giống như các nước châu Âu trong thời kỳ này . 3. Mỹ được lợi trong chiến tranh TG thứ nhất nên nền k/tế phát triển nhanh 4 Mỹ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng trong những năm 1929 – 1933 do thực hiện chính sách mới . 5. Nước Mỹ vẫn còn tồn tại những hình ảnh trái ngược nhau giữa cuộc sống của giai cấp tư sản và người lao động . * Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau về tình hình nước Mỹ và các nước châu Âu trong thời gian từ 1929 - đến 1939 . 3. Dạy bài mới. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát một số hình ảnh trong SGK. h. Hình 70,71 trong SGK đã nói lên điều gì? h. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã ảnh hưởng như thế nào đối với các nước trên thế giới nói chung và nước Nhật nói riêng? HS cả lớp quan sát ảnh vả trao đổi cùng nhau. HS trả lời quan sát hình ảnh và cùng trả lời các câu hỏi. Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm. GV dựa vào sản phẩm nhận xét, đánh giá và kết nối vào bài mới. Để hiểu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng trực tiếp với một nước tư bản ở châu Á, đó là nước Nhật Bản và trong những năm 1918-1939 Nhật Bản như thế nào? ra sao? Để hiểu rõ hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài 19. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: H- Khái quát tình hình KT-XH Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất. - Phân tích nguyên nhân chính dẫn đến quá trình phát xít hoá ở Nhật và hậu quả của quá trình nầy đối với lịch sử Nhật Bản cũng như lịch sử thế giới. S phân biệt được các tập N, N* Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt GV: Dùng bản đồ thế giới , yêu cầu HS xác định vị trí nước Nhật . ?: Hãy nêu những nét khái quát sự phát triển kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất ? ?: Hãy so sánh sự phát triển kinh tế Mỹ và Nhật sau chiến tranh ? ?: Em cho biết những thành tựu và đặc điểm của sự phát triển kinh tế Nhật sau chiến tranh TG.I ? GV: Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, khoảng 18 tháng đầu , kinh tế Nhật vẫn tiếp tục đi lên, sau đó lại bước vào khủng hoảng ( 1920-1921) ?: Hãy cho biết sự phát triển phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật sau chiến tranh thế giới lần I ? ?: Phong trào đấu tranh của công nhân Nhật thời gian này ra sao ? GV: H/ dẫn HS xem H. 70 : giải thích sự khốn khổ của dân Nhật Bản sau vụ động đất 9-1923. ?: Trình bày cuộc khủng hoảng tài chính ở Nhật năm 1927 ? Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế Nhật trong những năm 1918 -1929 ? ?: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1939 ở Nhật đã diễn ra như thế nào ? ?: Để đưa nước Nhật ra khỏi cuộc khủng hoảng , giới cầm quyền Nhật Bản đã làm gì ? GV: Giảng Năm 1927 thủ tướng Nhật Ta-na-ca đã đệ trình lên Nhật hoàng bản “ Tấu thỉnh” với nội dung chủ yếu : “Vạch ra kế hoạch chiến tranh toàn cầu” +Nhật không thể tránh xung đột với Liên Xô và Mỹ. Đồng thời vạch ra kế hoạch xâm lược Trung Quốc, Mông Cổ , Ân Độ . ?: Nhật Bản đánh Trung Quốc chứng tỏ điều gì? ?: Em hiểu như thế nào về chủ nghĩa phát xít? • THẢO LUẬN NHÓM : ?:So sánh sự khác nhau & giống nhau của CN phát xít Đức,Ý , Nhật . GV: Tổng kết thảo luận : + Giống nhau : Hiếu chiến,tàn bạo.Đối nội phản động,dàn áp phong trào cáh mạngtrong nước,thủ tiêu mọi quyền dân chủ,tiến bộ. Đối ngoại gây chiến tranh xâm lược ; đều là tội phạm chiến tranh. + Khác nhau : Thời điểm ra đời khác nhau. ?: Thái độ của nhân dân Nhật đối với chủ nghĩa phát xít ra sao ? - HS xác định vị trí nước Nhật . - Nhật Bản thu được nhiều lợi, không mất gì . Sự phát triển không ổn định – chỉ một vài năm sau chiến tranh - Kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng chắc chắn . - Kinh tế Nhật phát triển không ổn định, chỉ một vài năm sau chiến tranh - Năm 1918 , phong trào đánh chiếm các kho gạo của quần chúng, đó là cuộc “bạo động lúa gạo” bùng nổ lối cuốn 10 triệu người tham gia. - HS xem H. 70 : giải thích sự khốn khổ của dân Nhật sau vụ động đất 9-1923. - Kinh tế Nhật phát triển nhưng không ổn định, không cân đối giữa côngvà nông nghiệp - Cuộc khủng hoảng này đã giáng một đòn nặng nề vào kinh tế Nhật . Từ 1929 – 1931 : CN giảm 32,5 %. Ngoại thương giảm 80%., 3 triệu người thất nghiệp. Công nông đấu tranh mạnh . - Chúng tăng cường quân sự hoá đất nước . Gây chiến tranh xâm lược bành trướng thế lực - Lò lửa chiến tranh ở châu Á- TBD đã hình thành - CN phát xít thủ tiêu mọi quyền dân chủ trong xã hội . Quân sự hoá chính quyền . Thi hành chính sách xâm lược trắng trợn . - HS: các nhóm thảo luận và cử đại diện trình bày quan điểm của nhóm trước lớp. - Trong những năm 1929-1939, cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đã diễn ra dưới nhiều hình thức . - Lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân và binh lính tham gia.( 40 cuộc đấu tranh phản chiến) I.Nhật Bản sau chiến tranh TG thứ nhất . 1. Sự phát triển kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất : - Nhật Bản thắng trận thu được nhiều lợi nhuận . - Kinh tế phát triển không ổn định chỉ phát triển mấy năm sau chiến tranh. - Từ 1914 -1919 : + CN tăng 5 lần . + Nông nghiệp hầu như không thay đổi. + Tàn dư PK còn nặng nề . +CN và nông nghiệp phát triển không cân đối . +Đ/sống nhân dân khó khăn - Phong trào công nhân sôi nổi - Tháng 7-1922 Đảng cộng sản Nhật ra đời, lãnh đạo phong trào cách mạng . 3. Cuộc khủng hoảng tài chính ở Nhật Bản 1927: - 30 ngàn ngân hàng đóng cửa - Mất lòng tin của dân đối với tư bản . - Chấm dứt hồi phục kinh tế II. Nhật Bản trong những năm 1929 – 1939 1.Cuộc khủng hoảng ( 1929 – 1933) - Từ 1929-1931 CN giảm 32,5% . Ngoại thương giảm 80% . 3 triệu người thất nghiệp - Phong trào đấu tranh của quần chúng lên mạnh. 2. Chủ nghĩa phát xít Nhật ra đời : - Để khắc phục khủng hoảng , Nhật Bản đã phát xít hoá bộ máy chính quyền. - Xâm lược thuộc địa . - Những năm 30 của thế kỷ XX, chế độ phát xít được thiết lập . 3. Phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật chống chủ nghĩa phát xít : - Các cuộc đấu tranh làm chậm lại quá trình phát xít hoá ở Nhật. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử * Hoạt động cả lớp: Hệ thống hóa kiến thức đã học ( dạng câu hỏi) + Tình hình chung cả Nhật Bản giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới? + Chính sách đối nội, đối ngoại của chủ nghĩa phát xít Nhật? - GV giao nhiệm vụ cho HS. - GV phát phiếu học tập cho HS. - HS cả lớp cùng làm việc, trong quá trình làm việc có thể trao đổi với thầy, cô giáo. - HS nộp sản phẩm cho GV. - GV nhận xét phần làm việc của HS và dựa trên sản phẩm của một vài HS có kết quả tốt nhất để củng cố kiến thức đã học. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử * Hoạt động cá nhân. - GV giao nhiệm vụ bằng câu hỏi: Câu hỏi: Vì sao giới cầm quyền Nhật bản tiến hành chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài? - HS độc lập suy nghĩ làm, có thể trao đổi với bạn bè. - HS có thể làm ngay tại lớp nếu có thời gian, hay đem về nhà hôm sau nộp. - GV nhận xét dựa trên sản phẩm nếu có. Giới cầm quyền Nhật bản chủ trương tiến hành chiến tranh xâm lược bành trướng ra bên ngoài để giải quyết những khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa, thực hiện tham vọng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của đế quốc Nhật. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học 4. Hướng dẫn về nhà - GV giao nhiệm vụ về nhà. + Học bài theo câu hỏi SGK + Làm bài tập trong sách thực hành. - Học thuộc bài và chuẩn bị bài sau" Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á" + Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc dân tộc ở Châu Á. + Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919-1939.