Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế - xã hội ở Việt Nam (tiếp). Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày soạn…………………………………..Ngày dạy……………..……… TIẾT 48 BÀI 29 CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM ( TT) I- Mục tiêu : 1.Kiến thức: - Trình bày những nét chính của sự biến đổi kinh tế, cơ cấu của xã hội Việt Nam ở nông thôn và thành thị dưới sự tác động của cuộc khai thác thuộc địa. - Phân tích sự ra đời các giai cấp các tầng lớp mới: công nhân, tư sản dân tộc và tư sản ngoại ban. - Lí giải được cơ sở dẫn đến việc hình thành tư tưởng giải phóng dân tộc. 2. Tư tưởng: - Trân trọng hành động yêu nước của các sĩ phu thế kỉ XX. 3. Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ Việt Nam. 4- Định hướng năng lực hình thành: - Năng lực hình thành: Năng lực khai thác bài học, xem hình ảnh 99, 100 đưa ra nhận xét về biến chuyển của xã hội Việt Nam do chính sách khai thác bóc lột lần thứ nhất của thực dân Pháp đem đến. - Năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích đánh giá. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Gíao án, tranh ảnh trong SGK. - Các tư liệu về cuộc khai thác bóc lột lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897-1914). - Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK, sách tham khảo, mạng để trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước. - Sưu tầm tài liệu có liên quan đến cuộc khai thác bóc lột lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897-1914). - Tập thuyết trình trước lớp. III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: 1. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề… động não, kĩ thuật mãnh ghép. 2. Kĩ thuật: Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học, chia sẻ nhóm đôi, chia nhóm, đặt câu hỏi giao nhiệm vụ, mảnh ghép… IV.Phương tiện dạy học: - SGK, SGV lịch sử 8, bảng phụ trắng, bút dạ, phiếu học tập. - Một số tài liệu văn học, sử học có liên quan với nội dung bài học. - Sơ đồ bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương. V.Tiến trình tổ chức hoạt động: 1. Ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ. + Em hãy trình bầy những nét chính về chương trình khai thác lần thứ nhất của TD Pháp ( Kinh tế , chính tri , văn hoá , xã hội ) + Vẽ lược đồ tổ chức nhà nước đầu thế kỷ XX . 3. Dạy bài mới. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát một số hình ảnh trong SGK. h. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi như thế nào? h. Ơr nông thôn và thành thị đã xuất hiện các tầng lớp, giai cấp nào? HS cả lớp quan sát ảnh vả trao đổi cùng nhau. HS trả lời quan sát hình ảnh và cùng trả lời các câu hỏi. Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm. GV dựa vào sản phẩm nhận xét, đánh giá và kết nối vào bài mới. Chính sách cai trị, khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có những biến chuyển sâu sắc, những biến chuyển đó như thế nào, ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: H- Trình bày những nét chính của sự biến đổi kinh tế, cơ cấu của xã hội Việt Nam ở nông thôn và thành thị dưới sự tác động của cuộc khai thác thuộc địa. - Phân tích sự ra đời các giai cấp các tầng lớp mới: công nhân, tư sản dân tộc và tư sản ngoại ban. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt ?: Dưới tác động của chương trình khai thác lần thứ nhất thuộc địa , giai cấp PK Việt Nam phát triển như thế nào ? GVgiải thích thêm : Bên cạnh địa chủ người Việt còn có đ/chủ người Pháp và đ/chủ nhà chung ?:Cuộc sống của giai cấp nông dân như thế nào ? GV: hướng dẫn HS xem H.99 SGK và giải thích cuộc sống khốn khổ của người nông dân : gầy guộc đói khổ , phải kéo cày thay trâu . ?: Thái độ chính trị của nông dân như thế nào ? GV: Hướng dẫn HS xem H.100 : Công nhân Việt Nam thời Pháp thuộc , cuộc sống của họ cơ cực không kém gì nông dân . ?:Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất , đô thị VN phát triển như thế nào ? ?: Tầng lớp tư sản ra đời như thế nào ? ?: Tại sao TS VN mới ra đời lại bị TD Pháp chèn ép và kìm hãm ? ?: Thái độ chính trị của TS Việt Nam là gì ? Tầng lớp tiểu TS thành thị ra đời và phát triển ? ?: Đời sống của họ ra sao? Thái độ chính trị của g/c tiểu tư sản như thế nào ? ?: Tại sao tiểu tư sản trí thức sẵn sàng tham gia các cuộc vận động cứu nước ? ?: Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời như thế nào ? ?: Thái độ chính trị của g/cấp công nhân Việt Nam như thế nào ? ?: Vì sao công nhân Vịêt Nam có tinh thần cách mạng triệt để ? GV chuyển tiếp : XH Việt Nam đầu thế kỷ XX có nhiều biến đổi làm cho tính chất c/m Việt Nam cũng biến đổi, một xu hướng mới đã ra đời ở Việt Nam . ?: Xu hướng c/mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỷ XX xuất hiện trên những cơ sở nào? ?: Tại sao các nhà yêu nước Việt Nam thời bấy giờ muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản ? - Giai cấp địa chủ PK ngày càng đông. Đa phần đầu hàng làm tay sai cho TD Pháp . Một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước - Nông dân rất cực khổ : Họ bị tước đoạt ruộng đất . Đóng nhiều loại thuế và các khoản phụ thu cho chức dịch trong làng . - Nông dân bị phá sản , mất đất : Một số làm tá điền cho cho địa chủ , một số đi làm phu đồn điền , một số ra thành thị làm phu xe kéo , bồi bếp - HS trả lời theo SGK ->Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX , đô thị VN phát triển ngày càng nhiều : Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn , Chợ Lớn, Nam Định . Cùng với sự phát riển đô thị, một số giai cấp ra đời . -> Với chương trình “ khai thác VN lần thứ nhất ” một số người là thầu khoán, đại lý, chủ xí nghiệp, chủ hãng buôn , họ đứng ra làm ăn kinh doanh -> Pháp sợ kinh tế thuộc địa phát triển sẽ cạnh tranh với kinh tế chính quốc , bọn TD đi xâm lược thuộc địa , thuộc địa càng yếu hèn thì chúng càng dễ bề cai trị -> Họ yếu hèn về thế lực kinh tế và chính trị cho nên không có tinh thần c/mạng triệt để; đảo lộn xã hội, sợ ảnh hưởng đến kinh doanh , họ chỉ muốn Pháp thực hiện một số cải cách . -> Đời sống của họ dễ chịu hơn công nhân nhưng bấp bênh -> Họ là những người có ý thức dân tộc, đặc biệt là các nhà giáo và HS , họ tích cực tham gia vào phong trào vận động cứu nước đầu thế kỷ XX -> Họ có trình độ, có lòng yêu nước . Nhạy bén thời cuộc. Cho nên họ tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc -> C/sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã làm cho công thương nghiệp nước ta phát triển ngoài ý muốn của Pháp . G/cấp công nhân ra đời. Phần lớn họ là nông dân bị cướp đoạt ruộng đất. Cho nên họ phải ra thành thị kiếm ăn , xin làm việc trong nhà máy , xí nghiệp , đồn điền . Họ bị bóc lột rất nặng nề , đời sống khốn khổ - Họ là g/cấp v sản , bị áp bức bóc lột nặng nề.Không có tài sản gì để mất -Luồng tư tưởng dân chủ tư sản châu Âu được truyền vào Việt Nam qua các tân thư Trung Quốc . Nhật bản đi lên từ con đương TBCN giàu lên, thoát khỏi ách thống trị của người da trắng các nhà yêu nước nước ta muốn theo gương Nhật Bản -> Bởi vì Nhật Bản tiến theo con đường TBCN, họ giàu lên , mạnh lên , tạo ra thực lực quốc gia thoát khỏi ách thống trị của người da trắng 1. Các vùng nông thôn a) Giai cấp địa chủ PK - Có điều kiện phát triển . - Là chỗ dựa cho tinh thần của TD Pháp . - Một bộ phận nhỏ yêu nước . b) Giai cấp nông dân : - Bị bần cùng hoá không lối thoát - Họ bị mất đất : +Một bộ phận nhỏ thành tá điền . +Một bộ phận phải “ tha phương cầu thực “ . + Số ít thành công nhân - Họ rất căm ghét TD Pháp và PK sẵn sàng đứng lên đấu tranh giành lấy tự do , no ấm . 2. Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp , tầng lớp mới: a) Đô thị phát triển . b) Tầng lớp tư sản ra đời : - Họ là thầu khoán, đại lý . chủ xí nghiệp , chủ hãng buôn . - Họ làm ăn luôn bị Pháp kìm hãm . - Thái độ chính trị là “cải lương” mang tính hai mặt c) Tầng lớp tiểu tư sản thành thị + Thành phần : tiểu thương,tiểu chủ, trí thức, HS , sinh viên … + Cuộc sống : bấp bênh + Tiểu tư sản trí thức là bộ phận quan trọng nhất họ sẵn sàng tham gia cách mạng . d) Giai cấp công nhân - Ra đời vào đầu thế kỷ XX . - Số lượng khoảng 10 vạn người - Đời sống rất khốn khổ -Họ có tinh thần c/mạng triệt để , sẵn sàng đứng lên đấu tranh chống lại bọn chủ, đòi cải thiện đời sống . 3. Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc : - C/sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất làm cho kinh tế , XH Việt Nam biến đổi . - Tầng lớp tư sản dân tộc ra đời muốn theo gương Nhật Bản . HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử * Hoạt động cả lớp: Hệ thống hóa kiến thức đã học ( dạng bảng thống kê) - GV giao nhiệm vụ cho HS. Lập bảng thống kê về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt nam cuối TK XIX - đầu TK XX: Giai cấp, tầng lớp Nghề nghiệp Thái độ đối với độc lập dân tộc Địa chủ phong kiến Chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột địa tô. Mất hết ý thức dân tộc, làm tay sai cho đế quốc. Một số địa chủ nhỏ và vừa có tinh thần yêu nước. Nông dân Làm ruộng. Căm thù đế quốc, phong kiến, sẵn sàng đấu tranh vì độc lập, ấm no. Tư sản Kinh doanh công thương nghiệp. Thoả hiệp với đế quốc. Một số bộ phận có ý thức dân tộc. Tiểu tư sản Làm công ăn lương, buôn bán nhỏ. Sống bấp bênh, một bộ phận có tinh thần yêu nước, chống đế quốc. Công nhân Bán sức lao động làm thuê. Kiên quyết chống đế quốc, giành độc lập dân tộc, xoá bỏ chế độ người bóc lột người. - GV phát phiếu học tập cho HS. - HS cả lớp cùng làm việc, trong quá trình làm việc có thể trao đổi với thầy, cô giáo. - HS nộp sản phẩm cho GV. - GV nhận xét phần làm việc của HS và dựa trên sản phẩm của một vài HS có kết quả tốt nhất để củng cố kiến thức đã học. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử * Hoạt động cá nhân. - GV giao nhiệm vụ bằng câu hỏi: Câu hỏi: Tầng lớp nào trở thành lực lượng đi đầu trong bcon đường cứu nước theo con đường dân chủ tư sản ở nước ta đầu thế kỉ XX. - HS độc lập suy nghĩ làm, có thể trao đổi với bạn bè. - HS có thể làm ngay tại lớp nếu có thời gian, hay đem về nhà hôm sau nộp. - GV nhận xét dựa trên sản phẩm nếu có. Những trí thức Nho học tiến bộ Việt Nam là lực lượng đi đầu trong cuộc vận động cứu nước theo con đường dân chủ tư sản vì họ có lòng yêu nước nồng nàn và có hiểu biết sâu rộng. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử + Về nhà vẽ sơ đồ bộ máy cai trị của Pháp ở Đông Dương và học thuộc bài. - Xem trước phần còn của bài 30 để tiết sau học . - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau:" Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu TK XX đến năm 1918". + Phong trào yêu nước trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất. Phong trào Đông Du, Đông kinh nghĩa thục …