Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê (tiếp). Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn………………………… Ngày dạy…………………………… TIẾT 13 - BÀI 9: NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH-TIỀN LÊ (TIẾP) II-SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - HS biết được: + Các vua Đinh - Tiền Lê đã bước đầu xây dựng một nền kinh tế tự chủ + Cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội có nhiều thay đổi. - HS hiểu:Nhà Đinh-Tiền Lê đã bước đầu xây dựng một nền kinh tế ,văn hóa phát triển. - HS vận dụng:Quá trình xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay 2.Kĩ năng: a.Rèn kĩ năng: phân tích, rút ra ý nghĩa. b.Năng lực cần hình thành:Tái hiện sự kiện lịch sử,giải quyết vấn đề,thực hành bộ môn. 3.Tư tưởng,thái độ - Giáo dục HS ý thức độc lập, tự chủ trong xây dựng đất nước, biết quý trọng các truyền thống văn hóa của cha ông ta. 4. Định hướng năng lực được hình thành: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip… II. PHƯƠNG PHÁP , KĨ THUẬT DẠY HỌC - Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan,.. III. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên - Phương pháp:Trực quan,tổ chức các hoạt động nhóm,cá nhân,tập thể cho HS - Chương trình giáo dục,Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng - Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập - Lược đồ kháng chiến chống Tống năm 981. 2. Học sinh - Sách giáo khoa, vở bài tập IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Tiền Lê, giải thích. - Trình bày diến biến cuộc kháng chiến chống Tống. Nêu ý nghĩa? 3.Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức cần đạt HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Cuộc kháng chiến chống Tống giành thắng lợi đã đánh bại âm mưu xâm lược của kẻ thù,khẳng định quyền làm chủ dất nước của nhân dân ta và củng cố nền độc lập,thống nhất của đất nước Đại Cồ Việt.Đó cũng là cơ sở để xây dựng nền kinh tế,văn hoá buổi đầu độc lập.Đó chính là nội dung của bài học hôm nay: Bài 9:Nước Đại Cồ Việt thời Đinh -Tiền Lê(tiếp theo) HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: + Các vua Đinh - Tiền Lê đã bước đầu xây dựng một nền kinh tế tự chủ + Cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội có nhiều thay đổi. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình kinh tế thời Đinh-Tiền Lê Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan,đàm thoại,nêu vấn đề Cách tiến hành:HS làm việc cá nhân ,nhóm H: Tình hình sản xuất nông nghiệp thời Đinh-Tiền Lê có gì đáng chú ý? H: Những biểu hiện nào chứng tỏ sản xuất nông nghiệp phát triển? *Tích hợp giáo dục môi trường H: Vì sao sản xuất nông nghiệp thời Đinh - Tiền Lê phát triển? H: Vua Lê Đại Hành tổ chức lễ cày tịch điền để làm gì? GV chuyển ý: Cùng với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp thời Đinh - Tiền Lê cũng rất phát triển. H: Những biểu hiện nào chứng tỏ thủ công nghiệp thời Đinh - Tiền Lê phát triển? GV: Chốt lại ý đúng và giảng mở rộng: Miêu tả về kinh đô Hoa Lư. H: Vì sao thủ công nghiệp thời Đinh - Tiền Lê phát triển? GV. H: Thương nghiệp thời Đinh -Tiền Lê có gì đáng chú ý? H: Việc thiết lập quan hệ bang giao với nhà Tống có ý nghĩa gì? GV: GV: Sơ kết mục 1 chuyển ý sang mục 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu tình hình xã hội,văn hóa thời Đinh-Tiền Lê Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan,đàm thoại,nêu vấn đề Cách tiến hành:HS làm việc cá nhân ,nhóm H: Xã hội thời Đinh - Tiền Lê gồm có những tầng lớp nào? H: Tầng lớp thống trị gồm những ai? H: Những người nào thuộc tầng lớp bị trị? H: Tại sao một số nhà sư thuộc tầng lớp thống trị và được trọng dụng? GV minh họa: Kể chuyện đối đáp của nhà sư Đỗ Thuận với sứ thần nhà Tống là Lý Giác. Năm 987 Lý Giác sang sứ nước ta . Vua Lê sai Đỗ Thuận giả làm người chèo đò đưa sứ sang sông . - Khi đến giữa sông thấy 2 con ngỗng Lý Giác bèn ngâm : Nga nga lưỡng nga nga Ngưỡng diện hướng thiên thai Dịch : Ngỗng kia ngỗng 1 đôi Ngửa mặt nhìn chân trời - Đỗ Thuận vừa chèo đò vừa đọc tiếp: Bạch mao phô lục thuỷ Hồng trạo bài thanh ba Dịch : Lông trắng phô nước biếc Rẽ sóng chèo hồng bơi Lý Giác ngạc nhiên , khâm phục , kính nể nhà Lê. GV: Yêu cầu HS quan sát hình 20/SGK Đền thờ vua Lê nằm trong cụm di tích lịch sử Hoa Lư . Đền thờ vua Lê cách đền thờ vua Đinh khoảng 0,5 km . Trong chính cung đền thờ vua Lê có đặt tượng vua Lê Đại Hành ngồi trên ngai vàng.Hàng năm để tưởng nhớ công lao , nhân dân trong vùng tưng bừng mở hội vào ngày 10 - 3 ( âm lịch ) GV: Nêu rõ các thành phần trong xã hội, đời sống của họ? H: Thời Đinh - Tiền Lê có những hoạt động văn hóa gì đáng chú ý? H: Những hoạt động trên chứng tỏ điều gì? GV chốt: - Nhân dân ta không những có tinh thần thượng võ mà còn thích ca hát nhảy múa, từng bước tạo nên nền nghệ thuật sân khấu. *Sơ kết bài học: Nhà Đinh-Tiền Lê đã bước đầu xây dựng một nền kinh tế ,văn hóa phát triển. -KN tóm tắt sự kiện,phân tích,nhận xét,tổng hợp -HS trình bày theo SGK - HS tìm những biểu hiện chứng tỏ sản xuất nông nghiệp phát triển - HS phân tích,giải thích -HS trình bày hiểu biết cá nhân Vua quan tâm đến sản xuất-->khuyến khích nhân dân làm nông nghiệp - HS trình bày theo SGK -HS giải thích được vì sao thủ công nghiệp thời Đinh - Tiền Lê phát triển : Đất nước được độc lập, thống nhất, có nhiều thợ khéo. Tinh thần lao động cần cù và kinh nghiệm lâu đời của nhân dân ta - HS trình bày theo SGK - HS trình bày hiểu biết cá nhân Củng cố nền độc lập tạo điều kiện cho ngoại thương phát triển. Rèn kĩ năng quan sát,hiểu sự kiện lịch sử,nhận xét sự kiện lịch sử. -KN tóm tắt sự kiện,phân tích,nhận xét,tổng hợp -HS trình bày theo SGK các tầng lớp trong xã hội thời Đinh - Tiền Lê -HS phân tích,giải thích tại sao một số nhà sư thuộc tầng lớp thống trị và được trọng dụng Giải thích: Vì lúc này Đạo Phật có điều kiện truyền bá rộng rãi hơn trước; giáo dục chưa phát triển nên một số người đi học rất ít, phần lớn người có học đều là các nhà sư nên họ được nhân dân và nhà nước rất quý trọng. Nhà sư trở thành thầy dạy học , làm cố vấn quân sự , ngoại giao -> được nhân dân kính trọng, được triều đình trọng dụng . -HS quan sát hình 20 SGK HS lắng nghe và tiếp thu - HS trình bày theo SGK những hoạt động văn hóa Trong xã hội sự phân biệt giàu, nghèo, sang, hèn chưa sâu sắc, Quan hệ vua - tôi chưa có khoảng cách lớn. + Vào ngày vui Vua cũng thích đi chân đất, cầm xiên lội xuống ao đâm cá. + Vùng nào có lò vật, trai gái đều chuộng võ. . . kĩ năng quan sát,hiểu sự kiện lịch sử,nhận xét sự kiện lịch sử. *Năng lực cần hình thành:Tái hiện sự kiện,hiện tượng lịch sử 1. Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ. * Nông nghiệp - Ruộng đất chia cho nông dân. - Khai khẩn đất hoang. - Chú trọng thủy lợi: Đào vét kênh ngòi. Sản xuất nông nghiệp ổn định và phát triển. * Thủ Công Nghiệp. - Lập nhiều xưởng mới: Đúc tiền, rèn vũ khí, may mũ áo. - Nghề thủ công trùên thống phát triển. * Thương nghiệp: - Buôn bán, trao đổi phát triển - chợ mọc lên nhiều. - Đúc tiền đồng. - Buôn bán với nước ngoài. 2. Đời sống xã hội, văn hóa * Xã hội: - 2 tầng lớp cơ bản: + Thống trị: Vua, qua (văn, võ) và nhà sư. + Bị trị: nông dân, thợ thủ công, thương nhân, địa chủ và nô tì. * Văn hóa: - Giáo dục chưa phát triển. - Đạo Phật được truyền bá rộng - Các loại hình văn hóa dân gian phát triển: Ca hát, nhảy múa . HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử 1 . Nối cột I với cột II sao cho phù hợp Cột I Nối Cột II A . Thủ công nghiệp B . Thương nghiệp C . Nông nghiệp D . Văn hoá E . Xã hội 1 . cuộc sống ND còn đơn giản 2 . GD chưa phát triển 3 . đúc tiền đồng 4 . khai khẩn đất hoang 5 . nghề thủ công cổ truyền phát triển HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử + Nguyên nhân nào làm cho kinh tế thời Đinh - Tiền Lê phát triển? + Đời sống xã hội văn hóa của nước Đại Cồ Việt có gì thay đổi? HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học Sưu tầm một số hình ảnh sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội . Tìm hiểu bài 10 - Nhà Lý được thành lập như thế nào? - Nhà Lý đã tổ chức chính quyền trung ương và địa phương ra sao? - Nhà Lý đã làm gì để củng cố quốc gia thống nhất