Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Những nét chung về xã hội phong kiến. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn………………………… Ngày dạy…………………………… TIẾT 9 - BÀI 7: NHỮNG NÉT CHUNG VỀ XÃ HỘI PHONG KIẾN I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức - HS hiểu được: + Nền tảng kinh tế và hai giai cấp cơ bản trong XHPK. + Thể chế chính trị của nhà nước PK. + Điểm khác nhau giữa xã hội PK ở Phương Tây và Phương Đông. 2.Kĩ năng - Rèn kĩ năng: tổng hợp, khái quát hóa các sự kiện lịch sử. Tái hiện sự kiện lịch sử,giải quyết vấn đề,thực hành bộ môn. 3.Tư tưởng,thái độ - Giáo dục niềm tin và tự hào về truyền thống lịch sử, những thành tựu kinh tế và văn hóa mà các dân tộc đã đạt được. 4. Định hướng năng lực được hình thành: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip… II. PHƯƠNG PHÁP , KĨ THUẬT DẠY HỌC - Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan,.. III. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên - Chương trình giáo dục,Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng - Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập - Bản đồ Châu Âu, Châu Á - Một số tư liệu về chế độ PK ở Phương Tây, Phương Đông. - Bảng phụ. 2. Học sinh - Sách giáo khoa, vở bài tập IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Sự phát triển của Cam Pu Chia thời kì Ăng Co được thể hiện như thế nào? - Bài tập trắc nghiệm Khoanh vào đáp án đúng nhất trong các câu sau 1.Nhân tố nào là nhân tố cuối cùng,có tính chất quyết định,dẫn tới sự suy sụp của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á? A.Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây B. Phong trào khởi nghĩa của nông dân C.Sự xung đột giữa các quốc gia Đông Nam Á D. Sự nổi dậy cát cứ,địa phương ở từng nước 3.Dạy và học bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức cần đạt HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Qua các tiết học trước , chúng ta đã biết được sự hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở cả phương Đông và phương Tây . Có thể nói chế độ phong kiến là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của lịch sử loài người . Để tìm hiểu thêm về xã hội phong kiến chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài ngày hôm nay: Bài 7: “ Những nét chung về xã hội phong kiến” HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: + Nền tảng kinh tế và hai giai cấp cơ bản trong XHPK. + Thể chế chính trị của nhà nước PK. + Điểm khác nhau giữa xã hội PK ở Phương Tây và Phương Đông. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Chuẩn kiến thức cần đạt Yêu cầu HS đọc SGK Hỏi: XHPK phương Đông và châu Âu hình thành từ khi nào ? Hỏi: Em có nhận xét gì về thời gian hình thành XHPK của 2 khu vực trên ? Hỏi: Thời kì phát triển của XHPK ở phương Đông và châu âu kéo dài trong bao lâu ? Hỏi: Thời kì khủng hoảng và suy vong ở phương Đông và châu Âu diễn ra như thế nào ? Yêu cầu: HS đọc SGK Hỏi: Theo em, cơ sở kinh tế của XHPK ở phương Đông và châu Âu có điểm gì giống và khác nhau ? Hỏi: Trình bày các giai cấp cơ bản trong XHPK ở cả phương Đông và châu Âu Hỏi: Hình thức bóc lột chủ yếu trong XHPK là gì ? Hỏi: Nền kinh tế phong kiến ở phương Đông châu Âu còn khác nhau ở điểm nào ? Yêu cầu: HS đọc phần 3 Hỏi: Trong XHPK, ai là người nắm quyền lực ? Hỏi: Chế độ quân chủ là gì ? Hỏi: Chế độ quân chủ ở châu Âu và phương Đông có gì khác biệt ? Trả lời: + Phương Đông: Trước công nguyên ( TQ). Đầu công nguyên (các nước ĐNÁ) + Châu Âu: Thế kỉ V Trả lời: + XHPK phương Đông: hình thành rất sớm + XHPK châu Âu: hình thành muộn hơn Trả lời:+ XHPK phương Đông phát triển rất chậm chạp: TQ (VII – XVI), các nước ĐNÁ (X – XVI) + Phương Đông: kéo dài suốt 3 thế kỉ ( XVI – giữa TK XIX) + châu Âu: rất nhanh (XV – XVI) - HS đọc phần 2 Giống: đều sống nhờ nông nghiệp là chủ yếu Khác: + Phương Đông: Bó hẹp ở công xã nông thôn + Châu Âu: đóng kín trong lãnh địa phong kiến Trả lời: Phương Đông: địa chủ – nông dân Châu Âu: lãnh chúa – nông nô - Bóc lột bằng địa tô HS đọc SGK - Vua là người đứng đầu bộ máy Nhà nước phong kiến Trả lời: Thể chế Nhà nước do Vua đứng đầu - Phương Đông: Vua có rất nhiều quyền lực -> hoàng đế - Châu Âu: Lúc đầu hạn chế trong các lãnh địa -> TK XV: quyền lực tập trung trong tay vua 1. Sự hình thành và phát triển của XHPK - XHPK phương Đông: hình thành sơm, phát triển chậm, suy vong kéo dài - XHPK châu Âu: Hình thành muộn hơn, kết thúc sớm hơn so với XHPK phương Đông -> Chủ nghĩa tư bản hình thành 2) Cơ sở kinh tế – xã hội của XHPK - Cơ sở kinh tế Nông nghiệp - Địa chủ – Nông dân ( phương Đông) - Lãnh chúa – Nông nô (châu Âu) - Phương thức bóc lột: Địa tô 3. Nhà nước phong kiến - Thể chế Nhà nước: Vua đứng đầu -> Chế độ quân chủ - Chế độ quân chủ ở phương Đông và châu Âu có sự khác biệt: + Mức độ + Thời gian HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Lập bảng so sánh chế độ PK ở Phương Đông và Châu Âu theo mẫu: Xã hội phong kiến ở Phương Đông Xã hội phong kiến ở Phương Tây 1. Thời kì hình thành 2.Thời kì phát triển 3.Thời kì khủng hoảng và suy vong 4. Cơ sở kinh tế 5. Giai cấp 6. Thể chế chính trị HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử - Nêu thể chế nhà nước ta hiện nay? Trình bày hiểu biết của chế độ nhà nước ta hiện nay? HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học Sưu tầm một số hình ảnh - Tìm hiểu thêm những tư liệu liên quan đến giai đoạn lịch sử trên. - Làm bài tập trong sách bài tập. - Học thuộc bài cũ - Ôn lại các bài đã học chuẩn bị cho tiết làm bài tập lịch sử