Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Làm bài tập lịch sử chương III. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn……………….………………..Ngày dạy……………………….. TIẾT 34: LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ CHƯƠNG III I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - Củng cố những kiến thức đã học phần lịch sử Việt Nam chương III - Vận dụng làm bài tập liên quan 2.Kĩ năng: - Rèn kĩ năng làm việc theo nhóm,kĩ thuật động não - Kĩ năng sử dụng lược đồ trình bày diễn biến 3.Tư tưởng,thái độ - Giáo dục tinh thần yêu nước,tự hào về lịch sử dân tộc từ đó có ý thức tìm hiểu về lịch sử nước nhà 4. Định hướng năng lực được hình thành: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip… II. PHƯƠNG PHÁP , KĨ THUẬT DẠY HỌC - Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan,.. III. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên - Chương trình giáo dục,Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng - Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập - Bảng phụ - Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên,khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỉ XIV. 2. Học sinh - Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: Tiến hành trong tiết học 2. Dạy và học bài mới Bài tập1. Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong các câu sau đây Câu 1: Chủ trương xây dựng quân đội thời Trần A.Chia quân đội thành bất kì B. Chia thành cấm quân và quân ở lộ C. Quân cốt tinh nhuệ không cốt đông D. Ngụ binh ư nông Câu 2: Quân Mông Cổ xâm lược nước ta vào năm: A. 1/1238 B. 1/1259 C. 1/1258 D.1/1288 Câu 3:Câu nói: “ Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo” là của ai? A. Trần Thủ Độ B. Trần Khánh Dư C. Trần Quốc Tuấn D. D. Trần Nhật Duật Câu 4: Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên ,tướng giặc nào đã chết tại trận? A.Thoát Hoan B.Toa Đô C. Ô Mã Nhi C.Cả ba Bài tập 2. Nối cột A(tác phẩm )với cột B(tác giả) sao cho chính xác A (Tác phẩm) B(Tác phẩm) 1. Hịch tướng sĩ a. Trương Hán Siêu 2.Phò giá về kinh b.Trần Quốc Tuấn 3.Đại Việt sử kí c. Lê Văn Hưu Bài tập 3:Thảo luận nhóm Vì sao kinh tế và văn hoá thời Trần sau chiến tranh phát triển mạnh? Bài tập 4:Tự luận Câu 1: Trình bày diễn biến của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên? Câu 2:Trình bày tóm tắt diễn biến các cuộc khởi nghĩa nông dân nửa sau thế kỉ XIV? Câu 3:Trình bày tóm tắt cuộc cải cách của Hồ Quý Ly? Nêu những mặt tiến bộ và hạn chế ? Bài tập 5:Đi tìm chân dung lịch sử -Trần Thái Tông -Trần Quốc Tuấn -Hồ Quý Ly 4.Củng cố bài học: 5.Chuẩn bị bài tiếp theo Ôn tập các kiến thức đã học chuẩn bị cho bài ôn tập TIẾT 35:ÔN TẬP I.Mục tiêu bài học 1.Kiến thức: - Giúp HS củng cố các kiến thức cơ bản trong chương I,II,III 2.Kĩ năngg: - Rèn cho HS kĩ năng tổng hợp,đánh giá,lập niên biểu 3.Tư tưởng,thái độ - Giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, lòng biết ơn. 4. Định hướng năng lực được hình thành: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip… II. PHƯƠNG PHÁP , KĨ THUẬT DẠY HỌC - Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan,.. III. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên - Chương trình giáo dục,Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng - Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập - Lược đồ các cuộc kháng chiến chống Tống,Mông-Nguyên - Tranh ảnh các công trình văn hoá,nghệ thuật thời Lý,Trần ,Hồ 2. Học sinh - Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: Tiến hành trong tiết học 2.Dạy và học bài mới Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: GV: Hướng dẫn HS lập bảng so sánh giữa nhà Đinh-Tiền Lê,nhà Lý,nhà Trần I .Đời sống chính trị,kinh tế,văn hoá,xã hội Nội dung Thời Đinh-Tiền Lê Thời Lý Thời Trần 1.Về chính trị - 968 Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước,thành lập ra nhà Tiền Lê - 979 Lê Hoàn được suy tôn lên làm vua 1009 Lê Long Đĩnh chết,Lý Công Uẩn được suy tôn làm vua 1/1226 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh ,thành lập ra nhà Trần 2.Kinh tế - Nông nghiệp là nền tảng - Thủ công nghiệp,thương nghiệp phát triển - Nông nghiệp là nền tảng - Thương nghiệp :mở rộng hơn - Nông nghiệp được phục hồi và phát triển - Thủ công nghiệp,thương nghiệp phát triển 3.Về xã hội - Chia làm 2 giai cấp: + Thống trị: Vua,quan văn,quan võ,nhà sư + Bị trị:Nông dân,thợ thủ công,người buôn bán nhỏ,địa chủ --> Phân hoá giai cấp chưa sâu sắc - Chia làm 2 giai cấp: + Thống trị: Vua,quý tộc,địa chủ + Bị trị:Nông dân,thợ thủ công,người buôn bán nhỏ --> Phân hoá giai cấp sâu sắc hơn - Chia làm 2 giai cấp: + Thống trị: Vua,vương hầu,quý tộc ,quan lại,địa chủ + Bị trị:Nông dân,thợ thủ công,thương nhân,nông dân tá điền,nông nô,nô tì 4.Về văn hoá,giáo dục - Giáo dục: chưa phát triển - Văn hoá: đạo phật được truyền bá rộng rãi Văn hoá dân gian phát triển - Giáo dục :phát triển hơn - Văn hoá: Đạo phạt giữ vị trí quốc giáo Văn hoá dân gian phát triển -Giáo dục phát triển - Văn hoá: đạo phật,đạo nho đều phát triển Văn học phát triển mạnh cả chữ nôm và chữ Hán 2.Hoạt động 2: H: Từ thời Đinh-Tiền Lê đến thời Hồ,nước ta phải đương đầu với những cuộc xâm lược nào? H: Đường lối của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần và cuộc kháng chiến của nhà Hồ có gì khác nhau? HS: Nhà Hồ có đường lối sai lầm: không dựa vào dân và đoàn kết toàn dân Tái hiện kiến thức đã học II/ Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược tiêu biểu 1.Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn(938) 2. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống(1075-1077) 3.Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-nguyên 4.Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh ở đầu thế kỉ XV. 3.Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị bài tiếp theo Bài vừa học : Ôn tập lại các kiến thức đã học Chuẩn bị bài tiếp theo