Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) phần 2. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn……………….………………..Ngày dạy……………………….. TIẾT 38 - BÀI 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN(1418-1427) II-GIẢI PHÓNG NGHỆ AN,TÂN BÌNH,THUẬN HOÁ VÀ TIẾN QUÂN RA BẮC ( 1424-1426) I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - HS biết: Những nét chính về hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn trong thời gian này từ cuối 1424 - 1426. - HS hiểu: Sự phát triển lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn trong thời gian này từ thế bị động tiến lên làm chủ một vùng rộng lớn ở Miền Trung. -HS vận dụng:Cách chọn địa hình,căn cứ 2.Kĩ năngg: a.Rèn kĩ năng: sử dụng bản đồ, tường thuật diễn biến. Nhận xét, đánh giá . b.Năng lực cần hình thành:So sánh,phân tích,phản biện,khái quát hóa 3.Tư tưởng,tình cảm,thái độ - Giáo dục HS lòng yêu nước, tinh thần bất khuất, lòng tự hào dân tộc. 4. Định hướng năng lực được hình thành: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip… II. PHƯƠNG PHÁP Trực quan,tổ chức các hoạt động nhóm,cá nhân,tập thể cho HS III. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên - Chương trình giáo dục,Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng - Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập - Bảng phụ, Lược đồ cộc khởi nghĩa Lam Sơn 2. Học sinh - Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức cần đạt HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử H: Tại sao lực lượng quân Minh rất mạnh nhưng không tiêu diệt nghĩa quân mà chấp nhận đề nghị tạm hoà của Lê Lợi? GV: Thất bại trong âm mưu mua chuộc,dụ dỗ Lê Lợi,quân Minh đã trở mặt tấn công nghĩa quân.Cuộc khởi ngiã Lam Sơn chuyển sang thời kì mới.Diễn biến cuộc khởi nghĩa trong thời kì này ra sao.Đó là nội dung của bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: - HS biết: Những nét chính về hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn trong thời gian này từ cuối 1424 - 1426. - HS hiểu: Sự phát triển lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn trong thời gian này từ thế bị động tiến lên làm chủ một vùng rộng lớn ở Miền Trung. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1(10’): Tìm hiểu kế hoạch của Nguyễn Chích và việc giải phóng Nghệ An GV: Thời gian hòa hoãn không lâu. Quân Minh thất bại trong âm mưu dụ dỗ mua chuộc Lê Lợi, chúng đã trở mặt tấn công nghĩa quân. H: Trước tình hình đó nghĩa quân đã có kế sách gì để đối phó ? *Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường H: Tại sao Nguyễn Chích đề nghị chuyển quân vào Nghệ An? GV: Sử dụng bản đồ phân tích rõ lợi thế của Nghệ An với Lam Sơn. Vì Nghệ An là nơi đất rộng, người đông, địa thế hiểm trở, xa trung tâm địch. Hơn nữa ở Nghệ An nhân dân đều mong muốn tham gia khởi nghĩa H : Hãy nêu 1 vài hiểu biết của em về Nguyễn Chích ? H: Việc thực hiện kế hoạch của Nguyễn Chích đã đem lại kết quả gì? GV:Tường thuật đường tiến quân của nghĩa quân Lam Sơn và một số trận đánh lớn. H: Qua tìm hiểu em có nhận xét gì về kế hoạch của Nguyễn Chích? GV: Nhấn mạnh : GV: Với những ưu điểm đó Lê Lợi đã chấp nhận kế hoạch của Nguyễn Chích H: Trình bày quá trình chuyển quân từ Thanh Hoá vào Nghệ An GVchốt : Đến đây 1 lần nữa khẳng định kế hoạch của Nguyễn Chích là hoàn toàn đúng đắn , sáng suốt nghĩa quân đã chủ động giải phóng Nghệ An và đó cũng chính là bàn đạp để giải phóng phía Nam Hoạt động 2: (10’)Tìm hiểu quá trình giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa. GV: Sử dụng bản đồ trình bày các chiến thắng của quân Lam Sơn năm 1425. H: Em hãy kể các chiến thắng của quân Lam Sơn từ cuối 1424 Cuối 1425? GV kết luận : như vậy chỉ trong vòng 10 tháng (10/ 1424 -> 8/1425 ) nghĩa quân lam sơn đã giải phóng 1 khu vực rộng lớn từ Thanh Hoá vào đến đèo Hải Vân Gv: cho HS thảo luận nhóm bàn(5’) H: Việc giải phóng Nghệ An , Tân Bình , Thuận Hoá có ý nghĩa như thế nào với cuộc khởi nghĩa? GV chốt : * Đối với ta : Thoát khỏi thế bị bao vây cô lập ( giai đopạn miền Tây Thanh Hoá ) + Mở rộng địa bàn hoạt động và kiểm soát * Đối với địch: rơi vào tình thế bị cô lập , vây hãm bị động Nhờ đó nghĩa quân giành thế chủ động quyết định tiến quân ra Bắc đánh tan quân Minh kết thúc cuộc kháng chiến Hoạt động 3(15’)Tìm hiểu quá trình tiến quân ra Bắc GV: Sử dụng lược đồ “Tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn”. + Tường thuật các cuộc tiến quân ra Bắc. H: Với 3 đạo quân tiến đánh theo 3 đường khác nhau nhưng đều có chung 1 nhiệm vụ đó là gì ? GV: Gọi 1 HS đọc SGK phần chữ in nghiêng. H: Đoạn trích trên cho em thấy được điều gì ? GV bổ sung : nghĩa quân đi tới đâu cũng được sự ủng hộ của nhân dân ủng hộ đến đó . già , trẻ tranh nhau mang trâu , rượu đến khao quân . mỗi châu huyện đều được giải phóng thì có hàng trăm ngàn trai tráng nô nức gia nhập nghĩa quân . Có gia đình cả nhà đều xin nhập ngũ H: Với sự ủng hộ nhiệt tình như vậy lần tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn đã thu được kết quả gì ? GVKL : Với thắng lợi đó cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn phản công Hoạt động 1(10’): Tìm hiểu kế hoạch của Nguyễn Chích và việc giải phóng Nghệ An -HS hoạt động cá nhân trả lời -HS hoạt động cặp đôi trả lời -Các nhóm bổ sung -Nghệ An là vùng đất rộng, người đông, địa hình hiểm trở, xa trung tâm địch - là nông dân nghèo, có tinh thần yêu nước cao từng lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh ở Nghệ An Thanh Hóa - Thóat khỏi thế bao vây, mở rộng địa bàn hoạt động trên phạm vi từ Nghệ An, Tân Bình, thuận Hóa -HS hoạt động cá nhân -HS hoạt động cá nhân trả lời -HS nhận xét Đây là một kế hoạch rất đúng đắn, sáng suốt, phù hợp với tình hình thực tế Thu được nhiều thắng lợi lớn. -HS hoạt động cá nhân trả lời Hoạt động 2: (10’)Tìm hiểu quá trình giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa. -HS quan sát bản đồ -HS hoạt động cá nhân trả lời -Thảo luận nhóm -Đại diện nhóm trình bày -Nhóm khác bổ sung Hoạt động 3(15’)Tìm hiểu quá trình tiến quân ra Bắc -HS hoạt động cá nhân trả lời -Rèn kĩ năng quan sát kênh hình,trình bày hiểu biết của bản thân -HS hoạt động cá nhân trả lời Nhiệm vụ của cả 3 đạo: Đánh vào vùng địch chiếm đóng, cùng nhân dân bao vây đồn địch, giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới Được sự ủng hộ của nhân dân, nghĩa quân đã đánh thắng nhiều trận buộc địch cố thủ thành Đông Quan. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đọan mới GV: quân Lam Sơn thắng lớn -- > địch phải cố thủ ở thành Đông Quan 1. Giải phóng Nghệ An(1424). * Kế hoạch của Nguyễn Chích: - Tạm thời rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An. * Kết quả: - Giải phóng: Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hóa. 2. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa. - 10/1424 8/1425: Nghĩa quân đã giải phóng từ Thanh Hóa đến dốc Đèo Vân. 3. Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (1426). - 9/1426: Lê Lợi chia làm 3 đạo tiến quân ra Bắc. * Kết quả: Quân ta thắng nhiều trận lớn. Địch cố thủ trong thành Đông Quan. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử ?Trình bày kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi trên lược đồ. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử - Tập viết kịch bản cho hội thề ở Lũng Nhai(năm 1416) hoặc hội thề Đông Quan ( năm 1427) ( Xem đoạn trích “Lời thề Lũng Nhai” - trong cuốn “ Khởi nghĩa Lam Sơn”, NXB Khoa học xã hội, 1977) HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học Sưu tầm một số hình ảnh về các trận đánh 4. Hướng dẫn về nhà Chuẩn bị bài tiếp theo Tìm hiểu phần III. + Trình bày diễn biến trận Tốt Động - Trúc Động , trận Chi Lăng - Xương Giang +Nguyên nhân thắng lợi +ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn