Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII) phần 4. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn……………….………………..Ngày dạy……………………….. TIẾT 26 - BÀI 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG-NGUYÊN(THẾ KỈ XIII) IV - NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG-NGUYÊN I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - HS biết: + Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên. + Ý nghĩa lịch sử. - HS hiểu:Cả ba lần kháng chiến đều diễn ra trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn,thử thách to lớn song dân tộc ta đã chiến thắng vẻ vang. - HS vận dụng:Trong bối cảnh lịch sử hiện nay. 2.Kĩ năng: a. Rèn kĩ năng :phân tích, so sánh, rút ra nhận xét. b.Năng lực cần hình thành:So sánh,phân tích,phản biện,khái quát hóa 3.Tư tưởng,thái độ - Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết dân tộc 4. Định hướng năng lực được hình thành: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip… II. PHƯƠNG PHÁP , KĨ THUẬT DẠY HỌC - Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan,.. III. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên - Phương pháp:Trực quan,tổ chức các hoạt động nhóm,cá nhân,tập thể cho HS - Chương trình giáo dục,Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng - Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập - Bản đồ dế quốc Mông Cổ TK XIII. - Bài “Hịch Tướng Sĩ” của Trần Quốc Tuấn. - Một số tư liệu và một số nhân vật tiêu biểu trong 3 cuộc kháng chiến. Lược đồ kháng chiến lần 3 chống quân Nguyên. 2. Học sinh - Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Kiểm tra 15 I/ Khoanh tròn vào chữ cái đầu trước ý em cho là đúng nhất(4 điểm) Câu 1 Thời Lý tôn giáo nào được coi là quốc giáo? A. Phật giáo C. Thiên chúa giáo B. Nho giáo D. Cả 3 đáp án trên Câu 2 Nhà Trần được thành lập vào năm nào? A. Đầu năm 1226 C. Đầu năm 1228 B. Đầu năm 1227 D. Đầu năm 1229 Câu 3 Nhà Trần đã ban hành bộ luật gì? A. Luật Hình Thư C. Luật Dân sự B. Luật Hồng Đức D. Quốc triều hình luật Câu 4 Ai là người được giao trọng trách Quốc Công Tiết Chế chỉ huy cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên? A. Trần Quang Khải C. Trần Quốc Toản B. Trần Quốc Tuấn D. Trần Thủ Độ Câu 5 Trần Hưng Đạo ( Trần Quốc Tuấn ) là tác giả của tác phẩm nào dưới đây? A. Sông núi nước Nam C. Đại Việt sử kí B. Phò giá về kinh D. Hịch tướng sĩ Câu 6 “ Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo” là câu nói của : A . Trần Thủ Độ C. Trần Khánh Dư B . Trần Hưng Đạo D. Trần Nhật Duật Câu 7 .Quân Mông Cổ xâm lược nước ta năm : A .1/ 1238 C. 1/1259 B . 1/1258 D. 1/1288 Câu 8 Để tránh thế giặc mạnh nhà Trần đã : A. đối đầu trực tiếp B. đầu hàng giặc để chờ thời cơ C. “thực hiện vườn không nhà trống” D. cả 4 cách trên II/. Điền vào chỗ trống những từ thích hợp để hoàn thành câu nói của Lý Thường Kiệt về chủ trư¬ơng tiến công để phòng ngự?(2 điểm) “ Ngồi yên đợi giặc ..........................................................................................(1) trước............................................................................................(2)của giặc. III/ Nối cột A(thời gian) với cột B (sự kiện) sao cho chính xác (4 điểm) Cột A(thời gian) Nối Cột B(sự kiện) 1 . 1010 2. 1042 3. 1075-1077 4. 1070 5. 1075 6.1076 7. 1285 8. 4/1288 a. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống b.Lý Công Uẩn quyết định dời đô về Thăng Long c. Mở Quốc tử giám d. Ban hành bộ Hình Thư e. Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Nguyên f. Mở khoa thi đầu tiên g.Chiến thắng Bạch Đằng h.Xây dựng Văn miếu 2.Dạy và học bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức cần đạt HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử GV:Chiếu lại chiến thắng Bạch Đằng GV: ở những bài học trước ,chúng ta thấy cả ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông -Nguyên của quân dân nhà Trần đã diễn ra trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn ,gian nguy nhưng đã giành thắng lợi vẻ vang.Vậy nguyên nhân nào đã đưa đến thắng lợi đó?Và có ý nghĩa gì? Đó là nội dung của bài học hôm nay HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: + Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên. + Ý nghĩa lịch sử. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1(15’): Tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên - Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan,đàm thoại,nêu vấn đề. - Cách tiến hành:HS làm việc cá nhân,nhóm GV: Tổ chức thảo luận theo nhóm bàn (5’) + Chia làm 4 nhóm. + Giao câu hỏi cho các nhóm. Nhóm 1: - Vì sao cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông giành thắng lợi? Nhóm 2: - Những biểu hiện nào chứng tỏ các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đã tích cực chủ động tham gia kháng chiến. Nhóm 3: Căn cứ vào đâu để nói rằng: Nhà Trần đã chuẩn bị chu đáo cho 3 cuộc kháng chiến? Nhóm 4: - Những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên là gì? *Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường GV: Nhấn mạnh 4 nguyên nhân chính. H: Đường lối chiến lược của nhà Trần trong 3 cuộc kháng chiến là gì? GV chốt: Nhấn mạnh đường lối đánh giặc “Lấy đoản binh đánh trường trận” lấy ngắn đánh dài, xây dựng tình đoàn kết trong quân đội khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc” H: Cách đánh giặc độc đáo, sáng tạo của nhà Trần trong 3 cuộc kháng chiến là gì? GV chốt: Cả 3 cuộc kháng chiến quân dân nhà Trần đều thực hiện cách đánh “Tránh chỗ mạnh đánh vào chỗ yếu” GV: Chuyển ý sang mục 2. Hoạt động 2(10’): Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên - Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan,đàm thoại,nêu vấn đề. - Cách tiến hành:HS làm việc cá nhân GV nêu rõ sức mạnh của đế quốc Mông Cổ so với ta lực lượng vô cùng chênh lệch, cuộc kháng chiến của ta gặp vô vàn khó khăn song ta vẫn thắng. HVậy thắng lợi của quân dân ta trong 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên có ý nghĩa gì GV: Phân tích, nhấn mạnh ý nghĩa. H: Theo em bài học rút ra từ 3 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên là gì? GV: Nhấn mạnh 5 bài học kinh nghiệm -KN tóm tắt sự kiện,phân tích,nhận xét,tổng hợp -HS làm việc hợp tác theo nhóm Nhóm 1: - Nhờ có sự tham gia tích cực chủ động của tất cả các tầng lớp nhân dân, thành phần dân tộc. Nhóm 2: - Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho cuộc kháng chiến của nhà Trần. Nhóm 3: - Tinh thần đoàn kết, hi sinh quyết chiến, quyết thắng của toàn dân, đặc biệt là quân dội nhà Trần. Nhóm 4: - Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn và sáng tạo. Có người chỉ huy tài giỏi - Tiêu biểu là Trần Quốc Tuấn. - Hs tiếp thu -2 HS trình bày ý kiến cá nhân “Tránh chỗ mạnh đánh vào chỗ yếu” -KN tóm tắt sự kiện,phân tích,nhận xét,tổng hợp - Đập tan tham vọng, ý chí xâm lược của quân Nguyên bảo vệ nền độc lập của tổ quốc. - Khẳng định lòng yêu nước ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước của dân tộc. Nâng cao lòng tự hào dân tộc. -1 HS trình bày + phát huy sức mạnh tiềm tàng trong nhân dân. + Xây dựng quân đội tinh nhuệ, có tinh thần kỉ luật và kĩ năng chiiến đấu cao. + Hình thành các sách lược quân sư: “Vườn không nhà trống” Rèn kĩ năng quan sát,hiểu sự kiện lịch sử,nhận xét sự kiện lịch sử. *Năng lực cần hình thành: Sosánh,phântích,phản biện,khái quát hóa 1. Nguyên nhân thắng lợi. - Nhờ có sự tham gia tích cực chủ động của tất cả các tầng lớp nhân dân, thành phần dân tộc. - Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho cuộc kháng chiến của nhà Trần. - Tinh thần đoàn kết, hi sinh quyết chiến, quyết thắng của toàn dân, đặc biệt là quân dội nhà Trần. - Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn và sáng tạo. Có người chỉ huy tài giỏi - Tiêu biểu là Trần Quốc Tuấn. 2) Ý nghĩa lịch sử: - Đập tan tham vọng, ý chí xâm lược của quân Nguyên bảo vệ nền độc lập của tổ quốc. - Khẳng định lòng yêu nước ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước của dân tộc. Nâng cao lòng tự hào dân tộc. - Góp phần làm phong phú thêm truyền thống quân sự của nhân dân ta. Sơ kết bài học:Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên giành thắng lợi là do: - Nhờ có sự tham gia tích cực chủ động của tất cả các tầng lớp nhân dân, thành phần dân tộc. - Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho cuộc kháng chiến của nhà Trần. - Tinh thần đoàn kết, hi sinh quyết chiến, quyết thắng của toàn dân, đặc biệt là quân dội nhà Trần. - Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn và sáng tạo. Có người chỉ huy tài giỏi - Tiêu biểu là Trần Quốc Tuấn. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử - GV cho HS trao đổi các câu hỏi: + Nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ. + Cuộc kháng chiến thắng lợi có ý nghĩa gì? Trong các ý nghĩa đó theo em ý nghĩa nào mang tính quốc tế? HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử H : Kể tên các vua thời Trần gắn với 3 lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên ? GV chốt: Lần 1:Trần Cảnh Lần 2: Trần Nhân Tông Lần 3: Trần Nhân Tông HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học - Kể tên các danh tướng giỏi thời Trần. Chuẩn bị bài tiếp theo - Tìm hiểu bài 15 phần I :+ Tình hình kinh tế, xã hội sau chiến tranh + Tình hình kinh tế + Tình hình xã hội