Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc. Bài học nằm trong chương trình Giáo dục công dân lớp 8. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn............................................Ngày dạy.................................................... Tuần: 8 Tiết: 8 TÔN TRỌNG VÀ HỌC HỎI CÁC DÂN TỘC KHÁC. I.MỤC TIÊU: 1. kiến thức: - Hiểu thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. - Nêu được những biểu hiện của sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. - Hiểu được ý nghĩa của sự tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác 2. Kĩ năng: Biết học hỏi, tiếp thu những tinh hoa, kih nghiệm của các dân tộc khác. 3. Thái độ: Tôn trọng và khiêm tốn học hỏi các dân tộc khác. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,... - Năng lực chuyên biệt: +Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội. +Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước. + Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội. II. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG: - Kĩ năng thu nhập và xử lý thông tin. - Kĩ năng tư duy sáng tạo. - Kĩ năng tư duy phê phán. III.CHUẨN BỊ : GV : - SGK, SGV 8. - Tranh ảnh về 4 di sản văn hóa thế giới. HS: Giấy thảo luận. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1.Ổn ®Þnh tæ chøc: 2. KiÓm tra bµi cò : Kh«ng 3. D¹y bµi míi : HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo. Giới thiệu bài mới: Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có một bản sắc văn hoá riêng, có trình độ khoa học công nghệ khác nhau. Muốn cho bản sắc văn hoá, trình độ khoa học công nghệ của dân tộc ta phong phú hơn, ngày càng phát triển hơn thì chúng ta làm gì? ( phải tôn trọng học hỏi các dân tộc khác ). Vậy thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác, ý nghĩa của nó như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu ở bài học hôm nay HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. - những biểu hiện của sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. - ý nghĩa của sự tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo *Vì sao Bác Hồ của chúng ta đ¬ợc coi là danh nhân văn hóa Thế giới? *Việt Nam đã có đóng góp gì đáng tự hào vào nền văn hóa thế giới . *Lý do nào giúp nền kinh tế Trung Quốc trổi dậy mạnh mẽ . *Từ tr¬ước đến nay nư-ớc Việt Nam có mấy bản tuyên ngôn độc lập ? *Nội dung của các bản tuyên ngôn độc lập này? *Qua việc phân tích trên em chobiết thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. Học sinh đọc nội dung bài tập 1 - Vì sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài học hỏi kinh nghiệm đấu tranh và tìm đường cứu nước. Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta làm cách mạng giải phóng dân tộc thành công. Bác Hồ là tấm gương sáng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới noi theo. Bác đã góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hoà bình độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ. - V.Nam đã có những đóng góp vào nền văn hoá thế giới: Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mĩ Sơn, Phong Nha kẽ bàng, Nhã nhạc cung đình Huế, quan họ Bắc Ninh - Nhờ Trung Quốc mở rộng quan hệ và học tập kinh nghiệm của các nước khác: cử người đi học nước ngoài… Suy nghĩ, trả lời Bổ sung ý kiến Để các n¬ước khác biết Việt Nam là đất n¬ớc có chủ quyền , toàn vẹn lãnh thổ có phong tục tập quán riêng. I.ĐẶT VẤN ĐỀ - Bác Hồ là ngư¬ời biết tôn trọng và học hỏi kinh nghiệm đấu tranh của cỏc nước trên thế giới. - Trải qua hàng ngàn năm lịch sử dân tộc ta đã có những đóng góp đáng tự hào cho nền văn hóa thế giới, cụ thể là kinh nghiệm chống giặc ngoại xâm, tư tưởng đạo đức, phong tục tập quán, giá trị văn hóa nghệ thuật. - Bài học của Trung Quốc không những giúp Trung Quốc thành công mà còn là bài học cho các n¬ước khác trong đó có VN. * Bài học: Phải biết tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác để góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nhóm 1: Chúng ta cần tôn trọng học hỏi các dân tộc khác không ? Vì sao ? Nhóm 2:Chúng ta nên học tập tiếp thu những gì ở các n¬ớc dân tộc khác. Nhóm 3:Học tập ở các dân tộc khác nh¬ thế nào ? Giáo viên tổng kết . *Vậy học tập các dân tộc khác có ý nghĩa nh¬ thế nào ? - Chúng ta cần học hỏi các dân tộc khác. Vì mỗi dân tộc đều có 1 giá trị văn hoá riêng mà chúng ta không thể có hết được. Học hỏi các giá trị văn hoá của các dân tộc khác sẽ góp phần giúp chúng ta phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục và khoa học kĩ thuật. Hiện nay nước ta còn nghèo, trải qua nhiều cuộc chiến tranh nên chúng ta rất cần học hỏi các dân tộc khác. - Thành tựu khoa học kĩ thuật. trình độ quản lí, văn hoá nghệ thuật - Chúng ta học tập trên tinh thần giao lưu hợp tác, đoàn kết hữu nghị. Tiếp thu có chọn lọc để phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của dân tộc ta hiện nayểnTánh bắt chước rập khuôn, máy móc mù quáng. Bổ sung ý kiến II. NỘI DUNG BÀI HỌC. - Cần tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác vì: + Mỗi dân tộc có giá trị văn hóa riêng mà chúng ta không có. + Những giá trị văn hóa của dân tộc khác góp phần giúp chúng ta phát triển kinh tế, văn hóa, gd, KHKT. + Đất nư¬ớc ta còn nghèo, trải qua nhiều cuộc chiến tranh, rất cần học hỏi giá trị văn hóa của các dân tộc khác. * Chúng ta nên học hỏi: Thành tựu KHKT, VH nghệ thuật, …. - Tiếp thu phù hợp, chọn lọc, tránh bắt trư¬ớc, dập khuôn máy móc…. Thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? ý nghĩa của việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? Chúng ta cần làm gì để tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? -Tôn trọng học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hoá của các dân tộc khác. Luôn luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hoá xã hội của các dân tộc. - Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác sẽ tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát huy bản sắc dân tộc. - Tôn trọng học hỏi các dân tộc khác góp phần cho các nước cùng xây dựng nền văn hoá chung của nhân loại ngày càng tiến bộ văn minh. 1.Tôn rọng và học hỏi các dân tộc khác: SGK 2.ý nghĩa của việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác: SGK 3. Trách nhiệm của công dân : Sgk HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Cho hs quan sát bảng phụ. Yêu cầu hs làm bài tập 4/ Sgk GV kết luận hs làm bài tập 4/ Sgk Nghe – hiểu III. BÀI TẬP. * Bài tập 4. Đồng ý với ý kiens của bạn Hòa vì: Những n¬ớc phát triển tuy có thể nghèo nàn , lạc hậu nh¬ưng có những giá trị bản sắc dân tộc mang tính truyền thống cần học tập. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Lan và Huệ đang tranh luận với nhau. Lan cho rằng chỉ ở những nước phát triển mới có những cái hay, cái đẹp, những thành tựu đáng cho ta học tập, còn ở những nước lạc hậu, nước nghèo thì không có gì đáng cho ta học tập, nếu ta học tập họ thì chỉ làm nước ta lạc hậu đi mà thôi. Huệ thì cho rằng ngay cả những nước lạc hậu cũng có những điều đáng cho ta học tập. 1/ Em tán thành ý kiến của bạn nào? Vì sao? 2/ Hãy kể một số thành tựu về mọi mặt của các nước đang phát triển mà em biết (về kinh tế, văn hoá, công trình tiêu biểu; về phong tục, tập quán tốt đẹp). Lời giải: 1/ Em tán thành với ý kiến của Huệ. Tất cả các dân tộc, quốc gia trên thế giới đều có nét riêng, đáng học hỏi và phát huy. 2/ Liên Bang Nga có tiềm lực lớn về khoa học và văn hóa với nhiều công trình kiến trúc, tác phẩm văn học (Sông Đông êm đềm, Chiến tranh và hòa bình, Thép đã tôi thế đấy, Mùa thu vàng (tranh), Người đàn bà xa lạ (tranh).., ) nghệ thuật, nhiều công trình khoa học có giá trị cao. Nhiều nhà bác học nổi tiếng thế giới như M.v. Lô-mô-nô-xốp, Đ.I. Men-đê-lê-ép… nhiều văn hào lớn như A.x. Pu skin, M.A.Sô lô-khốp, nhà soạn nhạc p. Trai-cốp-ski, Tổng công trình sư thiết kế tàu vũ trụ X. Kô-rô-lốp… và nhiều trường đại học danh tiếng. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Hãy liên hệ bản thân và những người xung quanh xem việc học hỏi các dân tộc khác có gì đúng hoặc sai và tìm cách khắc phục? Các bạn liên hệ bản thân, thực tế xem xét về hành vi tiếp nhận văn hóa nước ngoài. Chẳng hạn, nhạc Hàn Quốc; văn hóa thần tượng người nước ngoài, ăn mặc kiểu phương Tây... và các giá trị văn hóa khác. 4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà. - Làm bài tập trong Sgk. - Chuẩn bị cho tiết kiểm tra. V/ Tự rút kinh nghiệm ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................