Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 56: Khu vực Bắc Âu. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 7. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..
BÀI 56: KHU VỰC BẮC ÂU I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Xác định được vị trí các nước trong khu vực Bắc Âu và những đặc điểm khái quát về địa hình, khí hậu, tài nguyên của 3 khu vực Bắc Âu. - Phân tích các ngành kinh tế quan trọng của khu vực Bắc Âu. Thấy được việc khai thác tự nhiên hợp lí và khoa học đã giúp các nước Bắc Âu có mức sống cao. - Liên hệ về con đường phát triển kinh tế của Việt Nam 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng xác định lược đồ. - Rèn kỹ năng đọc và phân tích mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên với hoạt động kinh tế. 3. Thái độ - Hăng say tìm hiểu các vùng đất mới. - Khâm phục sự phát triển lớn mạnh của các nước Bắc Âu. 4. Năng lực hình thành - Năng lực tư duy địa lí: Tìm kiếm và xử lí thông tin từ dữ liệu GV đưa cho về vị trí, đặc điểm tự nhiên và đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước Bắc Âu. - Năng lực sử dụng các công cụ địa lí thông qua việc phát triển các kĩ năng làm việc với lược đồ và tranh ảnh. - Năng lực phân tích các mối liên hệ địa lí. - Năng lực giao tiếp: Phản hồi/ lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ/ ý tưởng hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm. - Năng lực tự nhận thức: tự tin khi trình bày về kết quả làm việc nhóm nhỏ. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Máy tính, máy chiếu. - Giáo án. Phiếu học tập. - Tư liệu bài dạy. 2. Chuẩn bị của HS - Đồ dùng học tập. - Tìm hiểu về khu vực Bắc Âu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: GV mời 2 HS lên bảng trình bày những đặc điểm kinh tế châu Âu. HS khác nhận xét bổ sung, GV đánh giá ghi điểm. 3. Bài mới: 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Bước 1: Cho HS quan sát Lược đồ các nước khu vực Bắc Âu, đối chiếu với Lược đồ châu Âu và yêu cầu: Khu vực có vị trí như thế nào với châu Âu? Bao gồm những quốc gia nào? Bước 2: HS quan sát hình ảnh và bằng hiểu biết để trả lời Bước 3: HS báo cáo kết quả ( Một HS trả lời, các HS khác nhận xét). Bước 4: GV dẫn dắt vào bài. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu VTĐL ( 10 phút) * Mục tiêu Tìm hiểu đặc điểm địa hình, khí hậu, tài nguyên của khu vực * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Thảo luận nhóm, đặt và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật dạy học: trạm * Phương tiện * Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH NỘI DUNG CHÍNH Bước 1: GV: Hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ các nước thuộc khu vực Bắc Âu. Cho biết Bắc Âu gồm những quốc gia nào, hãy xác định trên bản đồ? Bước 2: GV: Hướng dẫn học sinh quan sát H56.2,56.3 và bản đồ tự nhiên Châu Âu, yêu cầu: - Địa hình các nước Bắc Âu có đặc điểm như thế nào? - Em hiểu thế nào là địa hình băng hà cổ, fio, hồ băng hà? HS: Trả lời GV: Chuẩn kiến thức Bước 3: GV: Cho HS thảo luận nhóm: - Nhóm 1&2: Vị trí địa lí làm cho khí hậu ở đây có những đặc điểm gì? - Nhóm 3&4: Bằng những kiến thức đã học hãy giải thích tại sao có sự khác biệt giữa khí hậu phía đông và phía tây, giữa phía bắc và phía nam? - Nhóm 5&6: Quan sát trên bản đồ tự nhiên và qua sự chuẩn bị bài ở nhà cho biết ở khu vực Bắc Âu có những nguồn tài nguyên nào? HS: Đại diện các nhóm trình bày, các HS khác nhận xét GV: Chuẩn kiến thức 1. Khái quát tự nhiên - Phần lớn diện tích bán đảo Xcan-đi-na-vi là núi và cao nguyên với đặc điểm băng hà cổ rất phổ biến. - Phần lớn điện tích khu vực Bắc Âu nằm trong khu vực ôn đới lục địa lạnh, có sự khác biệt từ tây sang đông, từ bắc xuống nam. - Tài nguyên phong phú đa dạng gồm khoán sản, rừng, hải sản, thuỷ năng ... HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu đặc điểm kinh tế khu vực Bắc Âu (10 phút) * Mục tiêu: Phân tích được các đặc điểm kinh tế Bắc Âu * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận - Kĩ thuật dạy học: Động não * Phương tiện: Bài đọc hiểu, hình ảnh * Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH NỘI DUNG CHÍNH Bước 1: GV: Hướng dẫn học sinh đọc nội dung phần 2 SGK: - Với nguồn tài nguyên kể trên giúp cho các nước Bắc Âu có thể phát triển những ngành kinh tế nào? - Rút ra nhận xét chung về cơ cấu nền kinh tế của các nước Bắc Âu? HS: Trả lời. GV: Chuẩn kiến thức Bước 2: GV: Hướng dẫn học sinh quan sát H56.5 SGK: Trong quá trình khai thác tự nhiên để phát triển kinh tế các nước Bắc Âu đã có những định hướng biện pháp gì để nhằm duy trì sử dụng lâu dài, hãy lấy ví dụ để chứng minh? HS: Khai thác hợp lí nguồn tài nguyên VD: Khai thác rừng có kế hoạch đi đôi với công tác trồng mới và bảo vệ ... GV: Chuẩn kiến thức, đồng thời tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường. 2. Kinh tế Các nước Bắc Âu có nền kinh tế phát triển cao, cơ cấu đa dạng nhiều ngành. 3.3 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Bước 1: GV hướng dẫn HS cách nhận diện biểu đồ và cách vẽ (Biểu đồ cột ghép) Bước 2: GV cùng HS tiến hành vẽ Bước 3: GV chữa 1 bài của HS trên máy chiếu phi vật thể và chỉ ra những lỗi sai thường gặp của HS khi vẽ biểu đồ >>> Chấm điểm một số bài Bước 4: Hs tiến hành nhận xét biểu đồ bằng việc trả lời những câu hỏi sau của GV - Nước có sản lượng và sản lượng bình quân đầu người giấy, bìa lớn nhất năm 1999 là quốc gia nào? - Nước có sản lượng và sản lượng bình quân đầu người giấy, bìa thấp nhất năm 1999 là quốc gia nào? 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. Ở nước ta, việc phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường có được chú trọng hay không? Liên hệ thực tế địa phương em 2. Làm bài tập bản đồ, học bài cũ 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG Chuẩn bị bài mới: “Khu vực Tây và Trung Âu”: - Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên - Tình hình phát triển kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ