Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 52: Thiên nhiên Châu Âu (Tiếp theo). Bài học nằm trong chương trình Địa lí 7. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..
Bài 52: THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU (tiếp theo) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Trình bày phân bố, đặc điểm chính về khí hậu, sông ngòi, thực vật của các kiểu môi trường ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, địa trung hải, núi cao ở châu Âu. - Giải thích (ở mức độ đơn giản) sự khác nhau giữa các kiểu môi trường. 2. Kĩ năng: - Phân tích biểu đồ khí hậu. - Phân tích tranh ảnh để nắm các đặc điểm môi trường, mối quan hệ giữa cảnh quan với khí hậu. 3. Thái độ: - Yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, ... - Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sơ đồ, bảng số liệu. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: - Bản đồ khí hậu châu Âu. Bản đồ tự nhiên châu Âu. - Tranh ảnh về các môi trường tự nhiên châu Âu. 2. Học sinh: - Tranh ảnh về môi trường tự nhiên châu Âu. - Phiếu học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định: 1 phút 2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút CH: + Nêu sự phân bố các loại địa hình chủ yếu của châu Âu? + Giải thích vì sao phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp, mưa nhiều hơn phía đông? 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU - Bước 1: GV chiếu lược đồ các kiểu khí hậu của châu Âu. Thi “NHANH NHƯ CHỚP” 1/ Châu Âu có mấy kiểu khí hậu chính? 2/ Kiểu khí hậu nào có diện tích lớn nhất? 3/ Nước Anh nằm trong kiểu khí hậu nào? 4/ Dòng biển nóng đi qua biển Bắc có tên là gì? 5/ Xu hướng thay đổi nhiệt độ từ Tây sang Đông vào tháng 1 của châu Âu như thế nào? 6/ Bây giờ là mùa nào của châu Âu? 7/ Ranh giới châu Âu và châu Á là gì? 8/ Thảm thực vật của ôn đới hải dương là gì? - Bước 2: GV tiến hành, HS ghi ra bảng nhóm hoặc trả lời theo các số ngẫu nhiên - Bước 3: GV nhận xét và bổ sung, dẫn vào bài. Đại bộ phận lãnh thổ châu Âu nằm trong đới ôn hòa, vì trải dài theo hướng vĩ tuyến nên châu Âu gồm nhiều kiểu môi trường tự nhiên. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu đó là những môi trường tự nhiên nào, đặc điểm phân bố, khí hậu, sông ngòi, thực vật tương ứng với từng kiểu môi trường. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu các môi trường tự nhiên châu Âu (25p) * Mục tiêu - Trình bày được sự phân bố, đặc điểm khí hậu, sông ngòi, thực vật của các môi trường tự nhiên Châu Âu: môi trường ôn đới hải dương, môi trường ôn đới lục địa, môi trường Địa Trung Hải và môi trường núi cao - Kĩ năng làm việc nhóm và tự học * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Mảnh ghép. - Hoạt động: Cá nhân – cả lớp * Phương tiện - Phương tiện trực quan - Sơ đồ phân bố thực vật theo độ cao ở dãy An-pơ * Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - Bước 1: Xác định các kiểu môi trường tự nhiên ở châu Âu. + GV chiếu lược đồ khí hậu châu Âu: Dựa vào lược đồ hãy cho biết châu Âu có mấy kiểu môi trường tự nhiên? + HS trả lời, nhận xét + GV chuẩn kiến thức với 4 môi trường tự nhiên chính. - Bước 2: Vòng 1 (nhóm chuyên sâu). + GV chia lớp làm 8 nhóm : (Tùy vào sĩ số học sinh, tốt nhất là ít nhất 4HS/ nhóm để thuận lợi cho mảnh ghép vòng 2) - Nhóm 1-2: Tìm hiểu về môi trường ôn đới hải dương. - Nhóm 3-4: Tìm hiểu về môi trường ôn đới lục địa. - Nhóm 5-6: Tìm hiểu về môi trường Địa Trung Hải. - Nhóm 7-8: Tìm hiểu về môi trường Núi cao. + GV chiếu lược đồ khí hậu Châu Âu, các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa, sơ đồ phân bố thực vật theo độ cao ở dãy An-Pơ. Yêu cầu HS dựa vào và nội dung SGK: Tìm thông tin và hoàn thành phiếu học tập. - Bước 3: Vòng 2 (Nhóm mảnh ghép) + GV cho HS hình thành nhóm mới bao gồm đầy đủ các thành viên của các nhóm chuyên sâu. + Các nhóm ghép vào và hoàn thành phiếu học tập số 2: Các thành viên của nhóm chuyên sâu lần lượt trình bày nội dung đã được tìm hiểu cho tất cả các thành viên trong nhóm mới nắm được, hoàn thành phiếu học tập. - Bước 4: Khắc sâu kiến thức + Cho HS quan sát 1 số hình ảnh các môi trường tự nhiên ở Châu Âu. (BẢNG) * Môi trường núi cao: - Phân bố: trên dãy An-pơ. - Mưa nhiều ở các sườn đón gió phía tây. - Thực vật thay đổi theo độ cao. Yếu tố a. Ôn đới hải dương b. Ôn đới lục địa c. Địa trung hải 1. Nhiệt độ: - Mùa hè: tháng 7 - Mùa đông: tháng 1 - Biên độ nhiệt: 180C 80C 100C 200C -120C 320C 250C 100C 150C 2. Lượng mưa: - Mùa mưa (tháng) - Tháng cao nhất - Tháng thấp nhất - Lượng mưa cả năm T10- 1 năm sau T11: 100mm T5: 50mm 820mm T5- T10 T7: 70mm T2: 20mm 443mm T10- T3 năm sau T1: 120mm T7: 15mm 711mm 3. Tính chất chung (Khi hậu) Hè mát, đông không lạnh lắm, nhiệt độ thường trên 00C. Mưa quanh năm. Đông lạnh khô, có tuyết rơi (vùng sâu lục địa), hè không nóng lắm. Mùa đông không lạnh, mưa nhiều, mùa hạ nóng, khô. 4. Phân bố Ven biển Tây Âu Khu vực Đông Âu Nam Âu- Ven Địa Trung Hải. 5. Sông ngòi Nhiều nước quanh năm, không đóng băng Nhiều nước mùa xuân, hè (CH), đông đóng băng Ngắn, dốc, nhiều nước mùa thu, đông. 6. Thực vật Rừng lá rộng phát triển (sồi, dẻ) Thay đổi từ B- N, rừng lá kim và thảo nguyên chiếm phần lớn diện tích. Rừng thưa, cây lá cứng và bụi gai phát triển. 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP GV yêu cầu HS hoàn thành nội dung sau để khắc sau kiến thức: Câu 1: Chọn kiểu môi trường thích hợp với các đặc điểm tự nhiên sau: Đặc điểm tự nhiên Kiểu môi trường 1. Rừng cây lá cứng, cây bụi. 2. Mùa hạ nóng, khô. 3. Mưa đều quanh năm. 4. Rừng lá kim, thảo nguyên. 5. Rừng lá rộng. 6. Lũ vào thu, đông. 7. Đông lạnh khô, có tuyết rơi. 8. Lũ vào xuân, hè. Câu 2: Xác định vị trí các kiểu môi trường trên bản đồ tự nhiên châu Âu hoặc bản đồ khí hậu châu Âu. Câu 3: Xác định kiểu môi trường qua tranh ảnh. Câu 4: Nêu nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về khí hậu giữa môi trường ôn đới hải dương với môi trường ôn đới lục địa? 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Bước 1: HS đọc yêu cầu SGK - Bước 2: Hướng dẫn làm bài 3.5. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG - Chuẩn bị bài thực hành: + Ôn cách tính biểu đồ khí hậu. Ôn lại các kiểu khí hậu châu Âu. + Mối quan hệ giữa khí hậu và thảm thực vật. + Chuẩn bị bảng: Đặc điểm khí hậu BĐ trạm A BĐ trạm B BĐ trạm C 1. Nhiệt độ: - Tháng 1 - Tháng 7 - Biên độ nhiệt - Nhận xét chung 2. Lượng mưa: - Các tháng mưa nhiều - Các tháng mưa ít - Nhận xét chung Kiểu khí hậu Kiểu thảm thực vật tương ứng CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 7, BÀI 52- THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU I. NHẬN BIẾT: Câu 1: Dãy núi nào có môi trường núi cao điển hình ở châu Âu? A. Xcan-đi-na-vi. B. Cac-pat. C. U-ran. D. An-pơ Câu 2: Rừng thưa với cây bụi gai, cây lá cứng phát triển quanh năm ở châu Âu thuộc môi trường: A. ôn đới lục địa. B. ôn đới hải dương. C. địa trung hải. D. núi cao. Câu 3: Ở châu Âu, sông ngòi nhiều nước mùa xuân, hè, đóng băng về mùa đông thuộc môi trường: A. ôn đới hải dương. B. ôn đới lục địa. C. địa trung hải. D. núi cao. Câu 4: Mưa quanh năm, lượng mưa tương đối lớn (800-1000mm/ năm) thuộc môi trường: A. ôn đới hải dương. B. ôn đới lục địa. C. địa trung hải. D. núi cao. II. THÔNG HIỂU: Câu 5: Điểm nào dưới đây không phải là nét đặc trưng của khí hậu ôn đới hải dương ở châu Âu? A. Nhiệt độ trung bình năm trên 00C. B. Lượng mưa trên 1500mm và phân hóa theo mùa. C. Mùa hạ mát, mùa đông ấm. D. Gió Tây ôn đới thổi thường xuyên. Câu 6: Sự thay đổi thảm thực vật theo chiều bắc- nam của vùng khí hậu ôn đới lục địa châu Âu biểu hiện ở thứ thự sắp xếp: A. rừng lá kim, thảo nguyên, đồng rêu. B. thảo nguyên, đồng rêu, rừng lá kim. C. đồng rêu, rừng lá kim, thảo nguyên. D. thảo nguyên, rừng lá kim, đồng rêu. Câu 7: Điểm nào dưới đây không phải là nét đặc trưng của khí hậu ôn đới lục địa ở châu Âu? A. Mùa đông kéo dài và có tuyết rơi. B. Mùa hạ nóng, có mưa. C. Lượng mưa không lớn, trên dưới 700mm. D. Mùa hè nóng, khô. III. VẬN DỤNG THẤP: Câu 8: Vì sao sông ngòi ở môi trường địa trung hải vào mùa thu- đông lại nhiều nước hơn mùa hạ? A. Do băng tuyết tan. B. Do có mưa lớn. C. Do nước từ vùng Đông Âu chảy đến. D. Do nước từ vùng Bắc Âu chảy đến. Câu 9: Nước nào có khí hậu hải dương điển hình của châu Âu? A. Liên bang Nga. B. Tây Ban Nha. C. Anh. D. Thụy Điển. IV. VẬN DỤNG CAO: Câu 10: Điền các cụm từ sau (a,b,c...) vào A. Môi trường ôn đới hải dương hoặc B. Môi trường ôn đới lục địa cho phù hợp. a. Đông lạnh khô, có tuyết rơi. b. Đông không lạnh, mưa nhiều. c. Hè mát, đông không lạnh lắm. d. Hè nóng, khô. e. Sông nhiều nước quanh năm. g. Sông nhiều nước vào mùa xuân, hè. h. Sông nhiều nước vào mùa thu, đông. i. Rừng thưa, cây lá cứng. k. Rừng lá kim. l. Rừng lá rộng.