Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 50: Thực hành viết báo cáo về đặc điểm tự nhiên của Ôxtrâylia. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 7. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..

Bài 50 : THỰC HÀNH: VIẾT BÁO CÁO VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA ÔXTRÂYLIA I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Đặc điểm tự nhiên(địa hình, khí hậu) của 3 địa điểm đại diện cho 3 kiểu khí hậu khác nhau của lục địa Ôxtrâylia và nguyên nhân của sự khác nhau đó 2. Kĩ năng: - Nhận xét lát cắt địa hình, giải thích mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố tự nhiên - Đọc , phân tích ảnh và bản đồ . - Kĩ năng viết báo cáo và trình bày một phút . - Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục : - Tư duy : Tìm kiếm và xử lí thông tin từ lược đồ và lát cắt để viết một bài báo cáo về đặc điểm tự nhiên của Ôxtrâylia. - Giao tiếp:Trình bày suy nghĩ, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm . - Tự nhận thức: Tự tin khi viết báo cáo và trình bày. - Làm chủ bản thân : Đặt mục tiêu và quản lí thời gian khi viết báo cáo . 3. Thái độ : - Ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngon ngữ. - Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, tranh ảnh, hình vẽ, video…. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên - Bản đồ tự nhiên của châu Đại Dương. - Lược đồ hình 50.3 sgk . - Lát cắt địa hình lục địa Ôxtrâylia. 2. Học sinh : - Sách giáo khoa - Tranh ảnh, tài liệu về lục địa Ô- xtrây-li -a - Tập bản đồ địa lý 7 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ - Trình bày đặc điểm dân cư châu Đại Dương . - Nêu sự khác biệt về kinh tế của Ô-xtrây-li-a và Niu- Di-len với các quốc đảo còn lại trong Châu Đại Dương? 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU + Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV cung cấp, bản đồ và nêu câu hỏi + Bước 2: HS qua sát tranh ảnh và bản đồ + Bước 3: GV dẫn dắt vào bài. Dựa vào bản đồ dưới đây em nhắc lại đặc điểm về vị trí của Châu Đại Dương mà các em đã học. Từ đó GV khởi động bài mới: Châu Đại dương có khoảng hơn một vạn đảo lớn nhỏ với nhiều quốc gia, trong đó Ô- xtrây- li-a là một quốc gia có diện tích lãnh thổ lớn nhất, chiếm 89,5% diện tích toàn châu lục. Do đó việc tìm hiểu sâu lục địa này là một việc rất cần thiết và quan trọng khi học Châu Đại Dương. Trong bài thực hành hôm nay ta cùng đi sâu nghiên cứu “ Đặc điểm tự nhiên của Ô-xtrây-li-a. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Đặc điểm địa hình (15 phút) - Mục tiêu: Giúp học sinh quan sát vào bản đồ và lát cắt trình bày đặc điểm địa hình của lục địa - Phương pháp: Trực quan, đàm thoại: Sử dụng bản đồ tự nhiên châu Đại Dương, kết hợp hình vẽ lát cắt lục địa Ô- xtrây- li-a theo vĩ tuyến 300 N, câu hỏi gợi ý trong SGK. - Các bước hoạt động Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Bước 1: GVcho học sinh quan sát bản đồ tự nhiên Châu Đại Dương và lát cắt địa hình: GV chia nhiệm vụ cho mỗi nhóm: Nhóm 1: - Địa hình có thể chia thành mấy khu vực? Nhóm 2 và 3: - Trình bày đặc điểm địa hình và độ cao chủ yếu của mỗi khu vực? Nhóm 4: - Đỉnh núi cao nhất nằm ở đâu? Cao khoảng bao nhiêu ? Bước 2: học sinh thực hiện nhiệm vụ Bước 3: đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức. Bài tập1: - Gồm 3 khu vực + Phía tây: cao nguyên tây Ôxtrây-li-a cao trung bình khoảng 500m , 2 /3 diện tích lục địa tương đối bằng phẳng , giữa là những sa mạc. + Ơ giữa: đồng bằng trung tâm có hồ Ây-rơ sâu 16m , sông Đac-linh + Phía đông: dãy đông Ôxtrây-li-a cao 1600m. Chạy dài hướng BN: 3400m sát biển, Sườn Tây thoải, sườn đông dốc, đỉnh RaođơMao cao 1600m, nơi cao nhất là núi Côxiuxcô cao 2230m . Hoạt động 2: Khí hậu của lục địa (17 phút) - Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về các loại gió và hướng gió thổi đến lục địa. Tìm hiểu về sự phân bố lượng mưa và sự phân bố các hoang mạc, giải thích được sự phân bố đó. - Phương pháp: Trực quan, đàm thoại -Tiến trình hoạt động: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Bước 1: GV cho học sinh quan sát bản đồ, lược đồ và hình ảnh về biểu đồ (H48.1; H50.2; H50.3 sgk) GV chia nhiệm vụ vho các nhóm: Nhóm 1,2 : - Xác định các loại gió và hướng gió thổi đến lục địa Ô- xtrây-li-a? Nhóm 3: - Nhận xét về sự phân bố lượng mưa trên lục địa Ô- xtrây-li-a . Giải thích sự phân bố đó? Nhóm 4: - Nhận xét về sự phân bố hoang mạc ở lục địa Ô-xtrây-li-a.Giải thích sự phân bố đó? Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức. Bài tập 2 : - Các loại gió và hướng gió: + Gió Tín Phong: hướng đông nam + Gió mùa: hướng đông bắc hướng tây bắc + Gió tây ôn đới: hướng tây đông - Sự phân bố lượng mưa và giải thích sự phân bố: + Mưa nhiều: ven biển phía bắc và đông bắc do gần xích đạo, địa hình ven biển thấp, ảnh hưởng của dòng biển nóng và địa hình đón gió của dãy Đông Ô- xtrây-li-a. + Mưa ít: ven biển phía tây do ảnh hưởng dòng biển lạnh, gió tín phong đông nam với khí hậu lục địa khô nóng. Ven biển tây nam, đông nam do hướng gió thổi song song với bờ biển - Sự phân bố hoang mạc + Phía tây: do ảnh hưởng của dòng biển lạnh + Trung tâm: sâu trong nội địa, có đường chí tuyến nam đi qua, phía đông có địa hình chắn gió. 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Trò chơi “Vòng quanh châu Đại Dương”: Câu 1. Địa hình lục địa Ô-xtrây-li-a có thể chia làm mấy khu vực: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 2. Dãy núi cao nhất nằm ở phía: A. đông. B. tây. C. nam. D. bắc. Câu 3. Dãy Đông Ô-xtrây-li-a có độ cao trung bình là: A. 500m. B. 700-800m. C. 1000m. D. 1500m Câu 4. Đặc điểm địa hình cao nguyên tây Ô- xtrây –li-a là: A. gồm các sa mạc. B. cao nguyên ở giữa có nhiều hồ. C. sườn tây thoải, sườn đông dốc. D. chiếm 2/3 diện tích lục địa. Câu 5. Gió Tín phong thổi theo hướng : A. tây bắc. B. đông nam. C.tây nam. D. đông bắc. Câu 6. Mưa từ 1001 đến 1500mm phân bố chủ yếu ở đâu : A. rìa bắc và đông bắc của lục địa. B. Pa-Pua-Niu-Ghi-Nê. C. một phần diện tích bắc nam và đông của lục địa. D. sâu trong lục đia. Câu 7. Vùng ven biển phía tây mưa ít vì: A. vị trí. B. địa hình. C. nơi đón gió. D. có dòng biển lạnh chảy qua. Câu 8. Địa hình miền tây Ô-xtrây-li-a chủ yếu là : A. đồng bằng thấp trũng cao khoảng cao khoảng 100-200m. B. cao nguyên có độ cao khoảng 500m. C. dãy núi ven biển cao dưới 1000m. D. cao nguyên có độ cao 1000-1500m. Câu 9. Ở lục địa Ô-x trây-li-a hoang mạc phân bố chủ yếu ở : A. phía tây và bắc. B. phía tây và nam. C. phía tây và đông. D. phía tây và nội địa. Câu 10. Vì sao phía đông của lục địa Ô- xtrây- li-a lại có mưa nhiều ? A. Do gió thổi song song với ven biển. B. Do có đường chí tuyến nam chạy ngang qua . C. Do ảnh hưởng của dòng biển nóng và địa hình đón gió. D. Do vùng ven biển và có núi cao xung quanh. 3.4. HOẠT DỘNG MỞ RỘNG - GV tổ chức cho hs hoàn thành cột (L) và cột (H) về những điều đã học được và những điều muốn biết thêm về tự nhiên Ô-xtrây-li-a. Dựa vào bảng (H) của hs giáo viên có thể hỗ trợ cung cấp thêm thông tin hoặc hướng dẫn hs khai thác các kênh khác để biết thêm thông tin. Em đã biết gì về Ô-xtrây-li-a K Em muốn biết gì về Ô-xtrây-li-a W Em đã học được gì về Ô-xtrây-li-a L Em muốn biết thêm điều gì về Ô-xtrây-li-a H - Tiếp tục hoàn thiện sơ đồ tư duy nếu chưa xong - Tìm hiểu thêm về đặc điểm tự nhiên Ô-xtrây-li-a. 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG - Chuẩn bị bài 51 : Thiên nhiên Châu Âu. + Xem trước lược đồ tự nhiên Châu Âu và lược đồ khí hậu Châu Âu + Trả lời các câu hỏi gợi ý trong bài . - Liên hệ thực tế ở Việt Nam.