Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ( Trung Quốc). Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 11. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..
BÀI 10: CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC) TIẾT 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Biết và hiểu được đặc điểm quan trọng của tự nhiên Trung Quốc. - Những thuận lợi và khó khăn do các đặc điểm đó gây ra đối với sự phát triển đất nước Trung Quốc. 2. Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ (lược đồ), biểu đồ, tư liệu trong bài, liên hệ kiến thức đã học để phân tích đặc điểm tự nhiên Trung Quốc. 3. Thái độ: - Có thái độ xây dựng mối quan hệ Việt - Trung. 4. Định hướng hình thành năng lực - Năng lực chung: Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, quản lí. - Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ II. CHUẨN BỊ CỦA GV, HS: 1. Chuẩn bị của GV: - Giáo án. - Bản đồ địa lí tự nhiên châu Á (hoặc bản đồ các nước châu Á). - Bản đồ tự nhiên Trung Quốc. - Phiếu học tập ĐKTN Miền Đông Miền Tây Địa hình Khí hậu Sông ngòi TNTN 2. Chuẩn bị của HS: - Đọc trước bài xem trước các hình 10.1, 10.3, 10.4 ở SGK. - Tìm một số tranh ảnh về cảnh quan tự nhiên tiêu biểu của Trung Quốc. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Bước 1: GV giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học ở chương trình Địa lí 8 và kiến thức bản than hãy cho biết: Từ ngày xưa người ta đã nói Trung Quốc là người khổng lồ, theo các em điều này có đúng không? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút. Bước 3. HS liên kết sau đó GV gọi một số HS trả lời. Bước 4. GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LÃNH THỔ 1. Mục tiêu: - Biết và hiểu được đặc điểm vị trí địa lí của Trung Quốc. - Những thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí đối với sự phát triển đất nước Trung Quốc. Sử dụng bản đồ (lược đồ), biểu đồ. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp.. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/Cá nhân. 4. Phương tiện dạy học: SGK,bản đồ tự nhiên Trung Quốc 5. Tiễn trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: - GV giới thiệu khái quát về đất nước Trung Quốc. - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và quan sát bản đồ các nước trên Thế giới để trả lời các câu hỏi sau: - Hãy xác định vị trí địa lý và lãnh thổ của Trung Quốc: + Nằm ở khu vực nào của châu Á? + Hệ tọa độ địa lí? + Giáp với những quốc gia và vùng biển nào? - Nhận xét vị trí địa lý có ảnh hưởng như thế nào đến tự nhiên và phát triển kinh tế của Trung Quốc? - HS dựa vào bản đồ trình bày. - GV nhận xét và chuẩn kiến thức. * Diện tích: 9572,8 nghìn km2 * Dân số: 1303,7 triệu người (2005) * Thủ đô: Bắc Kinh I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LÃNH THỔ: - Diện tích lớn đứng thứ 3 thế giới. - Nằm vĩ độ từ khoảng 200B - 530B, 730Đ - 1350Đ - Nằm phía Đông của châu Á, tiếp giáp với 14 nước trên lục địa. - Phía Đông tiếp giáp với Thái Bình Dương. * Ý nghĩa: + Cảnh quan thiên nhiên đa dạng. + Dễ dàng mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới bằng đường bộ và đường biển. + Khó khăn: Quản lý đất nước, thiên tai... Hoạt động 2: TÌM HIỂU ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1. Mục tiêu: - Biết và hiểu được đặc điểm quan trọng của tự nhiên Trung Quốc. - Những thuận lợi và khó khăn do các đặc điểm đó gây ra đối với sự phát triển đất nước Trung Quốc. Sử dụng bản đồ (lược đồ), biểu đồ, tư liệu trong bài, liên hệ kiến thức đã học để phân tích đặc điểm tự nhiên Trung Quốc. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp thảo luận. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/Cá nhân/ nhóm 4. Phương tiện dạy học: SGK, bản đồ tự nhiên Trung Quốc, phiếu học tập. 5. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: - GV hướng dẫn HS cách xác định kinh tuyến 1050Đ, yêu cầu HS dùng bút chì kẻ đường kinh tuyến 1050Đ vào lược đồ hình 10.1 trong SGK. - HS cách xác định kinh tuyến 1050Đ và làm theo yêu cầu - GV yêu cầu HS dựa vào H10.1, nội dung SGK, phiếu học tập và hiểu biết bản thân để trả lời các câu hỏi sau: - So sánh đặc điểm địa hình, khí hậu, sông ngòi, TNTN giữa miền Đông và miền Tây. - HS dựa vào H10.1, nội dung SGK, phiếu học tập và hiểu biết bản thân để trả lời các câu hỏi. Bước 2: - Sau hoạt động cá nhân, GV chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm lại chia ra các nhóm nhỏ 4 HS, giao nhiệm vụ cho các nhóm: + Nhóm 1: So sánh đặc điểm địa hình giữa miền Đông và miền Tây. + Nhóm 2: So sánh đặc điểm khí hậu giữa miền Đông và miền Tây. + Nhóm 3: So sánh đặc điểm sông ngòi giữa miền Đông và miền Tây. + Nhóm 4: So sánh đặc điểm TNTN giữa miền Đông và miền Tây. - HS chia nhóm hoạt động. - GV: theo dõi, điều khiển các nhóm hoạt động. - GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, điều hành các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung. - Các nhóm trình bày kết quả - GV: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và bổ sung. II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN: - Thiên nhiên đa dạng có sự phân hoá giữa miền Tây và miền Đông Trung Quốc: ĐKTN Miền Đông Miền Tây Địa hình Vùng núi thấp và các đồng bằng màu mỡ: Đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam. ->Thuận lợi cho PT nhiều ngành kinh tế và cư trú. Gồm nhiều dãy núi cao , các cao nguyên đồ sồ và các bồn địa. ->Khó khăn cho giao thông, khai thác tài nguyên, cư trú. Khí hậu +Phía bắc khí hậu ôn đới gió mùa. + Phía nam khí hậu cận nhiệt đới gió mùa. ->Phát triển nông nghiệp đa dạng. Khí hậu lục địa khắc nghiệt, mưa ít ->Khó khăn cho sx và sinh hoạt Sông ngòi Nhiều sông lớn: sông Trường Giang, Hoàng Hà, Tây Giang. ->Thuận lợi cho GTVT, nguồn nước cho sx… Là nơi bắt nguồn của nhiều hệ thống sông lớn. ->Có giá trị thuỷ điện lớn. TNTN Khí đốt, dầu mỏ, than, sắt. ->Thuận lợi phát triển công nghiệp. Nhiều loại như: Than, sắt, dầu mỏ, thiếc, đồng... Hoạt động 3: TÌM HIỂU DÂN CƯ 1. Mục tiêu: - Biết và hiểu được đặc điểm quan trọng của dân cư và xã hội Trung Quốc. - Những thuận lợi và khó khăn do các đặc điểm đó gây ra đối với sự phát triển đất nước Trung Quốc. - Sử dụng bản đồ (lược đồ), biểu đồ, tư liệu trong bài, liên hệ kiến thức đã học để phân tích đặc điểm dân cư Trung Quốc. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp thảo luận 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân/nhóm. 4. Phương tiện dạy học: SGK, bảng số liệu 5. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức SGK, H10.3, 10.4, và hiểu biết bản thân để trả lời các câu hỏi sau: - Đặc điểm dân cư: + Quy mô dân số. + Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên, nguyên nhân, hậu quả. + Thành phần dân tộc, tỉ lệ dân thành thị. - Phân bố dân cư: Nhận xét phân bố dân cư giữa miền Đông và miền Tây. - HS dựa vào kiến thức SGK, H10.3, 10.4, và hiểu biết bản thân để trả lời các câu hỏi. - Sau hoạt động cá nhân, GV chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm lại chia ra các nhóm nhỏ 4 HS, giao nhiệm vụ cho các nhóm: + Nhóm 1: Đặc điểm dân cư. + Nhóm 2: Phân bố dân cư - HS chia nhóm hoạt động. - GV: theo dõi, điều khiển các nhóm hoạt động. - GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, điều hành các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung. - Các nhóm trình bày kết quả. - HS dựa vào đặc điểm về dân số và phân bố dân cư vừa học đánh giá. - GV: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và bổ sung. - GV yêu cầu HS dựa vào đặc điểm về dân số và phân bố dân cư vừa học đánh giá những thuận lợi và khó khăn? -GV chuẩn kiến thức và so sánh với sự phân bố dân cư của Hoa Kì. III. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI: 1. Dân cư: *Đặc điểm dân cư: - Có dân số đông nhất thế giới (chiếm 1/5 dân số thế giới). - Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm (năm 2005 còn 0,6%) nhưng số người tăng hàng năm vẫn nhiều. - Có thành phần dân tộc đa dạng (trên 50 dân tộc khác nhau, chủ yếu là người Hán). - Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh (năm 2005 chiếm 37%) *Phân bố dân cư: - Dân cư phân bố không đồng đều: + Dân cư tập trung đông ở miền Đông, miền Tây thưa thớt. + 63% dân số sống ở nông thôn, dân thành thị chiếm 37%. =>Miền Đông: Thiếu việc làm, thiếu nhà ở, môi trường bị ô nhiễm. Miền Tây thiếu lao động trầm trọng. * Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, giá công nhân rẽ, thị trường tiêu thụ rộng lớn. * Khó khăn: Gánh nặng cho kinh tế, thất nghiệp, chất lượng cuộc sống chưa cao, ô nhiễm môi trường. * Giải pháp: Vận động nhân dân thực hiện chính sách dân số KHHGĐ, xuất khẩu lao động. Hoạt động 4: TÌM HIỂU XÃ HỘI 1. Mục tiêu: - Biết và hiểu được đặc điểm quan trọng của xã hội Trung Quốc. - Những thuận lợi và khó khăn do các đặc điểm đó gây ra đối với sự phát triển đất nước Trung Quốc. - Sử dụng bản đồ (lược đồ), biểu đồ, tư liệu trong bài, liên hệ kiến thức đã học để phân tích đặc điểm dân cư Trung Quốc. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp thảo luận 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cặp 4. Phương tiện dạy học: SGK. 5. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức SGK và hiểu biết cá nhân, thảo luận cặp để trả lời các câu hỏi sau + Trình bày các đặc điểm xã hội của Trung Quốc và chứng minh cho các đặc điểm đó? + Đánh giá những thuận lợi - GV: theo dõi, điều khiển các nhóm hoạt động. - HS dựa vào kiến thức SGK và hiểu biết cá nhân, thảo luận cặp để trả lời các câu hỏi. - GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, điều hành các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung. - Các nhóm trình bày kết quả. - GV: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và bổ sung. 2. Xã hội: - Một quốc gia có nền văn minh lâu đời: + Có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng: Cung điện, lâu đài, đền chùa. + Nhiều phát minh quý giá: Lụa tơ tằm, chữ viết, giấy, la bàn... - Hiện nay TQ rất chú trọng phát triển giáo dục: Tỉ lệ người biết chữ từ 15 tuổi trở lên gần 90% (2005), đội ngũ có chất lượng cao. => Thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội (đặc biệt là du lịch) 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Hệ thống lại kiến thức bằng sơ đồ tư duy. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Phân tích những thuận lợi và khó khăn của miền Đông và miền Tây đối với sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp Trung Quốc. 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/MỞ RỘNG - Nắm các kiến thức vừa học và trả lời các câu hỏi có trong SGK. - Tìm hiểu đặc điểm dân cư và xã hội Trung Quốc.