Giáo án địa lí 9: Bài 35: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Bài 35: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG I. Mục tiêu: sau bài học, HS cần nắm 1. Kiến thức: - Hiểu được đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩmlớn nhất cả nước. - Biết được vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên đất, nước, khí hậu phong phú, đa dạng. - Biết được người dân cần cù, năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với nền sản xuất hàng hóa, kinh tế thị trường. Tất cả là điều kiện quan trọng để xây dựng đồng bằng sông Cửu Long thành vùng kinh tế động lực. - Làm quen với khái niệm chủ động sống chung với lũ ở đồng bằng sông Cửu Long. 2. Kỹ năng: - Vận dụng thành thạo phương pháp kết hợp kênh chữ với kênh hình để giải thích 1 số vấn đề bức xúc ở đồng bằng sông Cửu Long. 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. - Tinh thần học tập hăng say 4. Định hướng phát triển năng lực - NL chung: tự học, sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tính toán. - NL chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, số liệu. II. Chuẩn bị: 1. GV - Lược đồ tự nhiên đồng bằng sông Cửu Long - Tranh ảnh về đồng bằng sông Cửu Long. 2. HS - SGK, vở ghi, đồ dùng học tập III. Tiến trình bài học: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: 3. Bài mới: 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU -Bước 1: Các em học sinh xem đoạn video và cho biết có bao nhiêu địa danh được nhắc đến; những hình ảnh quan sát được . -Bước 2: Học sinh xem video. -Bước 3: Học sinh thảo luận (cặp đôi) để bổ sung cho nhau. -Bước 4: Giáo viên dẫn dắt vào nội dung bài mới. Qua các địa danh và hình ảnh mà các em tìm được, thì bức tranh tuyệt đẹp vùng sông nước Miền Tây đã dần dần hiện ra trước mắt chúng ta. Để hiểu rõ hơn về điều kiện tự nhiên và đặc điểm dân cư xã hội ở đây, thầy và các em cùng tiếp tục tìm hiểu vùng kinh tế thứ 7 của nước ta qua bài 35 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1: Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ * Mục tiêu - Xác định được vị trí, giới hạn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long trên lược đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long. - Nêu được ý nghĩa vị trí địa lý của vùng. * Phương pháp/kĩ thuật dạy học: - Phương pháp: Đàm thoại - Kỹ thuật dạy học: đặt câu hỏi 5W1H * Phương tiện - Lược đồ vùng Đồng bằng sông Cửu Long. * Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: HS họat động cá nhân/cặp. Dựa thông tin sgk 1) Cho biết quy mô vùng đồng bằng sông Cửu Long? 2) Tính tỉ trọng diện tích, dân số của vùng so với cả nước? Bước 2: HS hoạt động cá nhân/cặp. Dựa vào H35.1 1) Hãy xác dịnh vị trí giới hạn của vùng trên bản đồ? 2) Nêu ý nghĩa của vị trí giới hạn đó? - HS báo cáo -> nhận xét -> bổ xung. - GV chuẩn kiến thức + Có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi + Giáp ĐNB được hỗ trợ về nhiều mặt + Giáp CPC + Biển => thuận lợi giao lưu với các nước. * Quy mô: - Gồm có 13 tỉnh thành - S: 39734 km2 chiếm12% so cả nước. - Dân số: 16,7 triệu(2002) chiếm 21% I) Vị trí địa lí giới hạn lãnh thổ: - Vị trí địa lí giới hạn: Nằm ở vị trí liền kề phía tây vùng Đông Nam Bộ, phía bắc giáp Campuchia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông nam là Biển Đông. - Ý nghĩa: + Thuận lợi phát triển cả kinh tế biển và trên đất liền. + Mở rộng hợp tác quan hệ giao lưu với các vùng khác, với các nước khác trong tiểu vùng sông Mê Kông và với các nước khác trên thế giới. HOẠT ĐỘNG 2: Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên * Mục tiêu: Học sinh trình bày và đánh giá được đặc điểm tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Đàm thoại/ cá nhân * Phương tiện: - Lược đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long * Tiến trình hoạt động Hoạt động của GV - HS Nội dung chính * HĐ3: HS hoạt động nhóm. Dựa vào thông tin sgk + H35.1+ H35.2 cho biết - Nhóm 1 + 2: 1) Nêu những đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên của vùng(địa hình, khí hậu, sông ngòi)? 2) Đặc điểm đó có thuận lợi gì đối với sự phát triển kinh tế của vùng? - Nhóm 3 + 4: ? Cho biết các nguồn tài nguyên và thế mạnh để sản xuất lương thực thực phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long? - Nhóm 5 + 6: ? Nêu những khó khăn chính về mặt tự nhiên ở vùng đồng bằng sông Cửu Long? Giải pháp khắc phục? - HS đại diện nhóm lẻ báo cáo. - HS nhóm chẵn nhận xét -> bổ xung - GV chuẩn kiến thức. + Sống chung với lũ: Đổ đất tạo vùng đất cao hơn mực nước lũ hàng năm để xây dựng khu dân cư, xây nhà trên cọc, nhà nổi trên phao, bè… + Sản xuất thu hoạch đúng mùa vụ tránh lũ. + Khai thác lợi thế do lũ mang lại: Khai thác thủy sản, làm vệ sinh đồng ruộng, lấy nước, tích phù sa… II) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: 1) Thuận lợi: - Địa hình thấp bằng phẳng - Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm. - Sông ngòi: Nguồn nước phong phú. Đặc biệt vai trò to lớn của sông Cửu Long. - Tài nguyên đa dạng, phong phú cả trên cạn và dưới nước: Đất, rừng,thủy hải sản… 2) Khó khăn: - Diện tích đất phèn, đất mặn cần được cải tạo. - Lũ, lụt vào mùa mưa. Thiếu nước mùa khô, nguy cơ xâm nhập mặn… 3) Giải pháp: - Thoát lũ, cải tạo đất thau chua, rửa mặn. Tăng cường hệ thống thủy lợi - Chủ động sống chung với lũ và khai thác lợi thế vùng sông nước. HOẠT ĐỘNG 3: Đặc điểm dân cư xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long 1. Mục tiêu - Học sinh trình bày được đặc điểm dân cư xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Phân tích được những thuận lợi và khó khăn của đặc điểm dân cư xã hội đối với sự phát triển kinh tế xã hội. - Nêu được tác động của con người đối với tự nhiên của vùng. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Học sinh thuyết trình. 3. Phương tiện - Bài PPT của học sinh (trường hợp học sinh không soạn trên máy thì cho em sử dụng poster khổ A0 để trình bày hoặc sử dụng sơ đồ tư duy). 4. Tiến trình hoạt ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - Bước 1: Giao nhiệm. Bài sơ đồ tư duy thể hiện được các nội dung sau: + Số dân của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, yêu cầu học sinh nhận xét số dân của vùng một cách ngắn gọn, thể hiện bằng bảng số liệu, biểu đồ. + Vấn đề dân tộc ở Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. + Nhận xét một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội ở Đồng bằng Sông Cửu Long.(2016) + Nêu được Một số nét độc đáo trong văn hóa của vùng. (VD: đờn ca tài tử) -Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ (đã chuẩn bị trước đó), Giáo viên nên duyệt qua phần chuẩn bị của học sinh để đảm bảo thông tin HS chuẩn bị có sự chính xác. Trong tiết học này các nhóm sẽ trình bày. -Bước 3: HS trình bày phần chuẩn bị của mình. -Bước 4: Các nhóm khác cùng với GV nhận xét phần trình bày của học sinh và GV chốt kiến thức: III) Đặc điểm dân cư - xã hội: - Đặc điểm: Đông dân; ngoài người Kinh còn có người Chăm, Khơ –me, Hoa - Thuận lợi: + Nguồn lao động dồi dào + Thị trường tiêu thụ rộng lớn + Có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hóa. - Khó khăn: mặt bằng dân trí chưa cao, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. * Vấn đề sống chung với lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (mở rộng) - Xây dựng các khu dân cư vượt lũ - Làm nhà tránh lũ( nhà tạm trên cột, trên bè) - Xây dựng hệ thống bờ bao. 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Bước 1: GV tổ chức trò chơi: Nhanh như chớp Câu 1: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long ? a. Bạc Liêu b. Long An c. Tây Ninh d. Hậu Giang Câu 2: Tài nguyên khoáng sản quan trọng của vùng ? a. Sét, Cao Lanh b. Đá vôi, than bùn c. Bô Xít, dầu khí d. Sắt, vàng Câu 3: Chỉ tiêu phát triển kinh tế của vùng thấp hơn so với cả nước ? a.Tuổi thọ trung bình b.Tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số c.Số dân thành thị d.Tỉ lệ người lớn biết chữ Câu 4: Diện tích đất phù sa của vùng là ? a.1,2 triệu ha b.1.3 triệu ha c.1.4 triệu ha d.1,5 triệu ha Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên của vùng ? a. Diện tích tương đối rộng b. Địa hình thấp và tương đối bằng c. Khí hậu cận xích đạo d. Giàu tài nguyên khoáng sản - Bước 2: HS chơi trò chơi. GV tổng kết. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1) Xác định vị trí giới hạn vùng đồng bằng sông Cửu Long trên bản đồ? Nêu ý nghĩa của vị trí đó? 2) Nêu thế mạnh về 1 số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long? 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG - Trả lời câu hỏi - bài tập sgk/128. - Làm bài tập 35 sách bài tập bản đồ thực hành. Nghiên cứu bài 36 sgk/129. - Tìm hiểu một số làn điệu dân cả ở Đông Nam Bộ.