Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài:thực hành: kinh tế biển Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 9. Bài mẫu có : văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Tài liệu hoàn toàn miễn phí. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết..

- BÀI 27: THỰC HÀNH: KINH TẾ BIỂN CỦA BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ I. MỤC TIÊU : HS cần: 1.1. Kiến thức - Củng cố sự hiểu biết về cơ cấu kinh tế biển ở cả 2 vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm hoạt động của các hải cảng, nuôi trồng , đánh bắt hải sản, nghề muối và chế biến thuỷ sản xuất khẩu, du lịch và dịch vụ biển. 1.2. Kĩ năng - Tiếp tục hoàn thiện phương pháp đọc bản đồ, phân tích số liệu thống kê, liên kết không gian kinh tế Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ. 1.3. Thái độ Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường 1.4. Định hướng phát triển năng lực - NL chung: tự học, sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tính toán - NL chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, tranh ảnh, số liệu. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 2.1. Chuẩn bị của GV - Bản đồ kinh tế chung Việt Nam hoặc 2 vùng kinh tế - Bảng phụ, phiếu học tập. 2.2. Chuẩn bị của HS Atlat Địa lí Việt Nam III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: không kiểm tra 3. Tiến trình dạy học 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU - Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm từ 5 đến 6 học sinh. Hoặc chia làm 2, 3 cụm nếu lớp đông. Yêu cầu chủ đề chơi là “Biển, đảo” - Bước 2: Giáo viên đưa ra luật chơi như sau: + Trong 1 nhóm mời 2 bạn đứng lên trả lời câu hỏi thách đấu, bạn nào trả lời đúng và trước thì được mời bạn kế tiếp đấu với mình, bạn thua ngồi xuống. + Cứ như vậy đến hết vòng trong nhóm, ai là người trả lời được cuối cùng người đó thắng cuộc. Ví dụ: Giáo viên gọi 2 học sinh đầu tiên trong nhóm bất kì và hỏi 2 bạn sẵn sàng chưa? Bắt đầu. “Hoàng Sa thuộc tỉnh thành nào?” HS nào trả lời đúng và trước sẽ mời người tiếp theo chơi. Giáo viên hỏi tiếp “Bãi biển Thiên Cầm thuộc tỉnh nào?”. Nếu cả hai không trả lời được giáo viên mời cặp khác. Mỗi nhóm có thời gian 1 phút để chơi. - Bước 3: Giáo viên lần lượt cho các nhóm chơi và nhớ bấm đồng hồ. Những bạn thắng cuộc sẽ được chấm 1 dấu sao. “Good job” - Bước 4: Giáo viên dẫn dắt vào bài. Hôm nay chúng ta sẽ khám phá về những hoạt động kinh tế biển của BTB và DHNTB. Vùng nào có thế mạnh phát triển kinh tế biển hơn. Tại sao, vào tìm hiểu bài học hôm nay. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Bài tập 1 (15 phút) * Mục tiêu - Học sinh xác định được các bãi tôm, bãi cá, các bãi biển có giá trị du lịch của 2 vùng kinh tế BTB và DHNTB. - Đánh giá tiềm năng kinh tế biển của 2 vùng BTB và DHNTB. * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Trực quan/Hoạt động nhóm/kĩ thuật mảnh ghép phòng tranh, tranh biện. * Phương tiện - Bản đồ câm vùng BTB và DHNTB, các mảnh bãi tôm, bãi cá. Thẻ bài tên gọi các cảng biển, cơ sở làm muối. * Tiến trình hoạt động Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: Xác định các cảng biển, bãi cá tôm ? Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết hãy nêu tên các hoạt động kinh tế biển của duyên hải miền trung? GV yêu cầu HS dựa vào H23.1 +H24.3 + H25.1 + H26.1, thảo luận nhóm cho biết + Nhóm 1, 2: Các cảng biển - thuộc tỉnh • Bắc Trung Bộ • Nam Trung Bộ + Nhóm 3, 4: Các bãi cá, tôm - thuộc tỉnh • Bắc Trung Bộ • Nam Trung Bộ + Nhóm 5, 6: Các cơ sở sản xuất muối và Các bãi biển du lịch - thuộc tỉnh • Bắc Trung Bộ • Nam Trung Bộ GV yêu cầu HS xác định tuần tự từ bắc -> nam HS các nhóm báo cáo: Một HS lên chỉ trên bản đồ, một HS khác điền vào bảng Nhóm khác nhận xét -> bổ sung. GV chuẩn kiến thức trên bảng. Bước 2: Nhận xét tiềm năng phát triển kinh tế biển Dựa vào kết quả đã tìm được em hãy: ? Nhận xét gì về tiềm năng phát triển kinh tế biển ở duyên hải Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ? Hãy nêu sự thống nhất và khác biệt giữa 2 vùng? Giải thích tại sao? (Thống nhất: Cả 2 đều có các hoạt động kinh tế biển đa dạng, có nhiều ngành khác nhau, có nhiều tiềm năng, khác biệt: Duyên hải Nam Trung Bộ có ngành sản xuất muối phát triển do khí hậu nóng khô kéo dài) ? Vùng nào có nhiều tiềm năng hơn? (Nam Trung Bộ) HS trả lời -> nhận xét -> bổ sung GV chuẩn kiến thức I. Bài tập 1 1) Các cảng biển: Tên cảng Thuộc tỉnh * Bắc Trung Bộ: - Cửa Lò - Nhật Lệ - Chân Mây * Nam Trung Bộ: - Đà Nẵng - Dung Quất - QuyNhơn - Nha Trang - Nghệ An - Quảng Bình - Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Ngãi - Bình Định - Khánh Hòa 2) Các bãi tôm, cá: Các tỉnh Bãi cá Bãi tôm * Bắc Trung Bộ - Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế * Nam Trung Bộ - Quảng Nam - Quảng Ngãi - Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình Thuận X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 3) Các cơ sở sản xuất muối: * Bắc Trung Bộ: Không có * Nam Trung Bộ: - Sa Huỳnh - Tỉnh Quảng Ngãi - Cà Ná - Tỉnh Ninh Thuận 4) Các bãi biển có giá trị du lịch: Tên bãi biển Thuộc tỉnh * Bắc Trung Bộ - Sầm Sơn - Cửa Lò - Cửa Tùng - Lăng Cô * Nam Trung Bộ - Non Nước - Sa Huỳnh - Quy Nhơn - Nha Trang - Cà Ná - Mũi Né - Thanh Hóa - Nghệ An - Quảng Trị -Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Ngãi - Bình Định - Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình Thuận 5) Nhận xét tiềm năng phát triển kinh tế biển của duyên hải miền trung: - Đều có tiềm năng phát triển kinh tế biển rất lớn: + Nuôi trồng hải sản: trong các đầm phá hoặc cồn cát ven biển + Đánh bắt hải sản: có nhiều bãi cá, tôm là những ngư trường tốt. + Chế biến hải sản: cá, tôm đông lạnh, đóng hộp, làm nước mắm… + Nghề làm muối: có khí hậu nóng khô đặc biệt ở Nam Trung Bộ. + Du lịch biển: có nhiều danh lam thắng cảnh hải đảo, các bãi tắm nổi tiếng. Hoạt động 2: Bài tập 2 (20 phút) * Mục tiêu - So sánh được sản lượng sản lượng nuôi trồng và đánh bắt của vùng BTB và DHNTB. - Giải thích được vì sao có sự chênh lệch thủy sản và nuôi trồng của 2 vùng. * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Thực hành trực quan/hoạt động nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn * Phương tiện - Bảng số liệu, giấy A2 * Tiến trình hoạt động Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: Hướng dẫn HS cách phân tích BSL HS đọc yêu cầu bài tập GV đưa bảng chuẩn các bước phân tích bảng số liệu, hướng dẫn thực hiện các bước. - B1: Chuyển số liệu trong bảng từ số liệu tuyệt đối -> số liệu tương đối: + Coi tổng sản lượng = 100% -> Tính X% sản lượng mỗi vùng: X% = X .100/tổng sản lượng. + HS tự tính toán điền kết quả vào bảng. - B2 + B3 + B4: Dựa vào bảng kết quả đã tính được so sánh, phân tích các số liệu giữa 2 vùng: + Nhiều (ít) hơn bao nhiêu %? + Lớn gấp (kém) bao nhiêu lần? => Rút ra nhận xét. Bước 2: Giải thích vấn đề ? Giải thích vì sao có sự chênh lệch về sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản giữa 2 vùng? HS thảo luận cặp đôi phân tích bảng số liệu trên theo yêu cầu bài tập. II. Bài tập 2: Phân tích, xử lí số liệu thống kê về sản lượng thủy sản ở duyên hải Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. 1) Các bước phân tích bảng số liệu: - B1: Đọc tên bảng số liệu để biết được các đối tượng được thể hiện trong bảng số liệu đó. Xử lí số liệu (nếu cần). - B2: Phân tích các số liệu từ tổng quát -> cụ thể. + Tìm số liệu lớn nhất -> nhỏ nhất -> trung bình. + Xác lập mối quan hệ giữa các số liệu, so sánh đối chiếu các số liệu theo cột, theo hàng => Rút ra nhận xét. - B3: Đặt ra cá câu hỏi để giải đáp trong khi phân tích tổng hợp các số liệu để tìm ra kiến thức chứa trong bảng số liệu. * Chú ý: Khi phân tích bảng số liệu cần đọc kỹ yêu cầu bài tập, tìm ra mối quan hệ giữa các số liệu hay tính quy luật, không được bỏ sót số liệu, dữ kiện nào 2) Tiến hành: a) Xử lí số liệu: Sản lượng TS BTB NTB Nuôi trồng Khai thác 100% 100% 58,4% 23,8% 41,6% 76,2% b) Phân tích số liệu: - Sản lượng nuôi trồng thủy sản ở BTB > NTB : 16,8% lớn gấp 1,4 lần - Sản lượng khai thác ở NTB > BT 52,4% lớn gấp 3,2 lần. c) Giải thích: Có sự chênh lệch về sản lượng khai thác và nuôi trồng giữa 2 vùng là do: - BTB: Có nhiều cồn cát, đầm phá…rộng lớn dọc theo ven biển từ Quảng Bình -> Thừa Thiên Huế => Thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. - NTB: Có nhiều bãi cá, tôm lớn ở gần bờ, có 2 trong 4 ngư trường lớn của nước ta. Người dân có truyền thống và kinh nghiệm lâu đời về khai thác hải sản. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, có công nghiệp chế biến phát triển. 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP GV nhận xét ý thức, thái độ của HS trong tiết thực hành. Đánh giá cho điểm 1 số cá nhân nhóm . Phê bình những HS ý thức kém, nhóm thảo luận chưa tốt. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Hoàn thiện bài thực hành 3.5 HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG - Ôn tập lại các vùng kinh tế đã học. - Nghiên cứu bài 28 sgk/101. V. RÚT KINH NGHIỆM