Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài:vùng trung du và miền núi bắc bộ. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 9. Bài mẫu có : văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Tài liệu hoàn toàn miễn phí. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết..

Bài 17: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮ BỘ I. Mục tiêu: sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của vùng. - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội của vùng. - Phân tích ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. - Đánh giá được sự tác động của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến sự phát triển kinh tế xã hội của vùng. - Đề xuất giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên 2. Kĩ năng - Xác định được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của vùng trên tập bản đồ địa lí 9 hoặc Altat. - Xác định mối liên hệ giữa các phần tự nhiên lẫn nhau, tự nhiên với kinh tế - xã hội và ngược lại. 3. Thái độ - Hợp tác để làm việc nhóm - Yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. - Bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: giải quyết vấn đề, hợp tác, ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt: khai thác tập bản đồ, atlat, tranh ảnh địa lí. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Số liệu mới. - Tranh ảnh liên quan đến vùng. - Thơ, ca, truyện, cao dao tục ngữ liên quan đến vùng. - Clip nói về bản sắc văn hóa các dân tộc của vùng. - Các bài hát về vùng. 2. Chuẩn bị của HS - Tranh ảnh sưu tầm được - Những câu chuyện, những điều thú vị về vùng đã sưu tầm được. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Các hoạt động dạy học 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU - Giáo viên cho học sinh xem đoạn clip trong đó có các hình ảnh như: cao nguyên đá Đồng Văn, Dãy Hoàng Liên Sơn, cột cờ Lũng Cú, SaPa, Đền Hùng, .... - Học sinh xem video. - Giáo viên cho HS liệt kê các địa danh mà học sinh thấy trong video. - GV ghi nhận ý kiến sau đó chuyển ý vào bài: các tỉnh trên thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ của nước ta. Đây là vùng lãnh thổ có diện tích lớn nhất nước ta, nơi có nhiều địa danh nổi tiếng, nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Vậy vùng có vị trí và đặc điểm như thế nào cô cùng các em tìm hiểu bài học hôm nay. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ ( 7 phút) * Mục tiêu - Học sinh trình bày được vị trí địa lí của vùng. - Học sinh đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế và đời sống của vùng. * Phương pháp/kĩ thuật dạy học: - Trò chơi * Phương tiện - Atlat, tập bản đồ lớp 9 - Lược đồ trống (câm) Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ * Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát lược đồ Việt Nam trên bảng, sau đó GV kể tên 7 vùng kinh tế. Bước 2: GV yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa phần 1 và quan sát lược đồ tự nhiên vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. - Học sinh hoàn thành lược đồ vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (điền tên 15 tỉnh của Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ). (3 phút) - Học sinh trình bày vị trí địa lí của vùng theo gợi ý của giáo viên: (2 phút) + Tiếp giáp với những nước nào ? + Gồm bao nhiêu tỉnh thành ? + Vị trí địa lí của vùng có gì đặc biệt ? + Ý nghĩa của vị trí địa lí - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức. GV mở rộng: Với vị trí địa lí như vậy, Trung du miền núi Bắc Bộ ngoài ý nghĩa thuận lợi về mặt kinh tế, giao lưu với các khu vực trong và ngoài nước nhưng vấn đề an ninh quốc phòng, đặc biệt là bảo vệ biên giới quốc gia lại đang là vấn đề đáng quan tâm hiện nay, bởi đây là khu vực địa đầu tổ quốc, giàu tiềm năng phát triển kinh tế. 1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ. - Là vùng lãnh thổ nằm ở phía bắc nước ta. - Diện tích: 100965km², chiếm 1/3 diện tích lãnh thổ cả nước, đường biên giới dài . - Gồm 15 tỉnh (sgk) - Tiếp giáp: + Phía bắc: giáp với Trung Quốc. + Phía tây: giáp với Lào + Phía nam: giáp với ĐBSH, Bắc Trung Bộ. + Phía đông nam giáp với vịnh Bắc Bộ. - Ý nghĩa vị trí địa lí, lãnh thổ: thuận lợi cho việc giao lưu và phát triển kinh tế; an ninh quốc phòng. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ( 20 phút) * Mục tiêu - Trình bày được những thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Đánh giá được ý nghĩa của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Kỹ thuật mảnh ghép * Phương tiện - Sách giáo khoa. * Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - Bước 1: GV chia lớp thành 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc để hoàn thành phiếu học tập trong thời gian 3 phút: Đặc điểm Đông Bắc Tây Bắc Địa hình, đất đai Khí hậu Sông ngòi Khoáng sản Thế mạnh - Bước 2: Các nhóm thảo luận. GV giải đáp thắc mắc và nhắc nhở các nhóm thu phiếu học tập để chấm. Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV chuẩn kiến thức. GV so sánh 2 tiểu vùng qua các đặc điểm tự nhiên để thấy rõ được thế mạnh của vùng (Địa hình Đông Bắc thấp hơn Tây Bắc, Đông Bắc lạnh hơn Tây Bắc, sông ngòi Đông Bắc nhiều hơn Tây Bắc, khoáng sản nhiều Tây Bắc). Bước 5: GV yêu cầu HS xem video (video thời tiết giá lạnh của vùng) và cho biết Trung du miền núi Bắc Bộ có những khó khăn gì? GV hỏi: Tại sao mùa đông ở vùng Tây Bắc ít lạnh hơn vùng Đông Bắc? (Do có các dãy núi hướng vòng cung hút gió nên vùng Đông Bắc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc. Gios mùa Đông Bắc tác động đến vùng Tây Bắc muộn và kết thúc sớm hơn vùng Đông Bắc do bị dãy Hoàng Liên Sơn chắn gió.) Chuyển ý: Vùng có nhiều thuận lợi song cũng vẫn còn những mặt tồn tại nên cũng ảnh hưởng đến dân cư xã hội của vùng. Vậy đặc điểm dân sư xã hội của vùng như thế nào, cô cùng các em tìm hiểu phần 3. 2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. - Địa hình: đồi núi chiếm ưu thế - Khí hậu: nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh. - Sông ngòi: có các hệ thống sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Đà,...có trữ lượng thủy điện lớn. - Khoáng sản: có nhiều loại khoáng sản nhất cả nước, đặc biệt trữ lượng than. => Thuận lợi: phát triển kinh tế đa ngành: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. - Khó khăn: địa hình bị chia cắt nên giao thông đi lại khó khăn và khai thác tài nguyên thiên nhiên, thời tiết thất thường HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu về đặc điểm dân cư xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. (10 phút) * Mục tiêu - Trình bày được khái quát đặc điểm dân cư xã hội của vùng. - Giải thích được sự chênh lệch về dân cư xã hội của tiểu vùng Đồng Bắc và tiểu vùng Tây Bắc. * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phân tích bảng số liệu - Đàm thoại gợi mở * Phương tiện - Bảng số liệu: Một số chỉ tiêu phát triển dân cư xã hội của vùng Trung du và miền Bắc bộ năm 2014 Chỉ tiêu Cả nước Đông Bắc Tây Bắc Mật độ dân số (người/ km2) 274 155 79 Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên (%) 1.03 1.65 1.33 Tỉ lệ hộ nghèo (%) 5.97 11.96 22.76 Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành (nghìn đồng) 1999.8 1482.1 998.8 Tuổi thọ trung bình (năm) 72.8 70.6 67.6 Tỉ lệ dân thành thị (%) 33.1 23.9 14.7 * Tiến trình hoạt động Hoat động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu học sinh đọc thông tin mục 3 SGK. Nêu khái quát đặc điểm dân cư của vùng Trung du và miền núi Bắc bộ. - Để làm rõ hơn đặc điểm dân cư xã hội của vùng GV yêu cầu học sinh: + Đánh giá chất lượng của sống của vùng? + Tại sao CLCS của vùng còn thấp? + Dựa bảng số liệu trên, hãy nhận xét và giải thích sự chênh lệch về dân cư – xã hội của tiểu vùng Đông Bắc với tiểu vùng Tây Bắc. - Học sinh thảo luận cặp đôi. - Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày và chuẩn xác. - GV đưa ra một số biện pháp khắc phục khó khăn: chống lũ lụt, sạt lở đất; ủng hộ cho vùng từ các tổ chức từ thiện (công ty, cán bộ nhân viên và học sinh trong nhà trường) hoặc ngân sách nhà nước; có chính sách ưu tiên cho các dân tộc ít người,... - Nhóm học sinh thực hiện bài hát” Sa Pa nơi gặp gỡ đất trời”. 3. Đặc điểm dân cư – xã hội - Đây là địa bàn cư trú xen kẽ của nhiều dân tộc ít người như: Thái, Mèo, Dao, Tày, Nùng,.... Người Kinh cư trú xen kẽ ở hầu hết các địa phương. - Đời sống các đồng bào dân tộc bước đầu được cải thiện nhờ công cuộc Đổi mới. - - Các chỉ tiêu phát triên dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa tiểu vùng Đông Bắc và tiểu vùng Tây Bắc. - Thuận lợi: + Các đồng bào dân tộc có kinh nghiệm sản xuất. + Đa dạng về văn hóa, bản sắc dân tộc. - Khó khăn: + Trình độ văn hóa, kĩ thuận của người lao động còn hạn chế. + Đời sống người dân còn nhiều khó khăn. 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - GV cho quay số (bốc số) chọn ngẫu nhiên 2 HS. - Hình thức chơi (mô phỏng chương trình nhanh như chớp trên TV) với các câu hỏi ngắn đơn giản. Ví dụ: + Vùng có bao nhiêu tỉnh thành + Tỉnh nào duy nhất giáp biển + Vùng giáp quốc gia nào + Vùng biển vùng tiếp giáp có tên là gì + 3 dân tộc thiểu số tiêu biểu của vùng là gì + Tại sao vùng có mùa đông lạnh nhất nước + Con sông nào có tiềm năng thủy điện lớn nhất?... 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà thực hiện. Tri thức bản địa bao gồm các lĩnh vực về tự nhiên và môi trường; về bản thân con người, về sản xuất, khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên; về ứng xử văn hóa và quản lý cộng đồng về sáng tạo nghệ thuật. Tri thức bản địa có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế và cải thiện đời sống của nhiều dân tộc ít người vùng Trung du và miền núi Bắc bộ. Qua tìm hiểu trên internet và hiểu biết của bản thân, hãy viết một đoạn thông tin (khoảng 300 từ) phân tích việc sử dụng tri thức bản địa trong sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất, nước, rừng hoặc trong sản xuất nông, lâm nghiệp của một dân tộc ít người vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ mà em biết. (Bài tập 3 sách PTNL trang 60 -Nhà xuất bản giáo dục VN). - GV yêu cầu HS làm bài tập cuối bài. 3.5 HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG - Nội dung chuẩn bị bài 18: + Tìm hình ảnh, tư liệu về các ngành kinh tế của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. + Sưu tầm các tư liệu về các trung tâm kinh tế. IV. RÚT KINH NGHIỆM