Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Sự phát triển và phân bố công nghiệp. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 9. Bài mẫu có : văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Tài liệu hoàn toàn miễn phí. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết..

BÀI 12. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được một số thành tựu của sản xuất công nghiệp. - Trình bày được sự phát triển và phân bố một số ngành công nghiệp chủ yếu (công nghiệp trọng điểm) ở nước ta và một số trung tâm công nghiệp chính của các ngành này. - Kể tên và giải thích được 2 khu vực tập trung công nghiệp, 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. - Phân tích được mối quan hệ giữa tài nguyên thiên nhiên và môi trường với hoạt động sản xuất công nghiệp địa phương và cả nước. - Phát hiện việc phát triển không hợp lí một số ngành CN đã tạo nên sự cạn kiệt khoáng sản và gây ô nhiễm môi trường. 2. Kĩ năng - Đọc và phân tích biểu đồ cơ cấu Công nghiệp; lược đồ Công nghiệp, các trung tâm Công nghiệp. - Xác định được một số trung tâm công nghiệp, vị trí nhà máy điện, mỏ than, dầu khí. - Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, sơ đồ hóa kiến thức. 3. Thái độ - Có ý thức bảo vệ môi trường trong các khu Công nghiệp. - Lên án những hành vi thiếu trách nhiệm với môi trường của những cá nhân, cơ sở sản xuất kinh doanh làm ô nhiễm môi trường. 4. Năng lực - Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, ngôn ngữ, tự học và giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên môn: Khai thác thông tin Địa lí qua tranh ảnh, bản đồ, hình ảnh, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ… II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Máy chiếu. - Lược đồ lược đồ công nghiệp Việt Nam. - Biểu đồ, bảng số liệu, tranh ảnh có liên quan. - Sơ đồ tư duy, bảng phụ. 2. Chuẩn bị của học sinh - Sách giáo khoa, tập bản đồ/Atlat địa lí Việt Nam, tập vở ghi bài. - Bút màu các loại, giấy note III.CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Các hoạt động dạy học 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ BÀI - GV tổ chức trò chơi trả lời nhanh có 8 câu hỏi, với bảng phụ và bút viết bảng như sau: Câu 1: Bông vải, là nguyên liệu cho ngành công nghiệp nào? >>> Dệt, may Câu 2: Tỉnh nào nước ta khai thác dầu mỏ chủ yếu cho đất nước? >>> Bà Rịa Vũng Tàu Câu 3: Vàng đen là để chỉ loại tài nguyên khoáng sản nào? >>> Than đá Câu 4: Nhà máy thủy điện nào hiện nay ở nước ta có công suất lớn nhất? >>> Sơn La Câu 5: Để tên 3 sản phẩm làm từ sữa bò? >>> Sữa chua, sữa tươi, sữa đặc, phô mai… Câu 6: Tên 1 khu CN ở tỉnh mình >>> HS tự nêu Câu 7: Để sản xuất công nghiệp cần đến yếu tố nào? >>> có thể liệt kê vốn, kĩ thuật, nhân lực… Câu 8: Cánh đồng điện gió nằm ở tỉnh nào nước ta hiện nay? >>> Bạc Liêu - GV nhận xét HS tham gia trò chơi. GV dẫn dắt vào bài mới : Vậy thì các ngành công nghiệp nói trên có những đặc điểm, tình hình phát triển và phân bố ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu bài học. 3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu cơ cấu ngành công nghiệp (8 phút) * Mục tiêu - Trình bày được một số thành tựu của sản xuất công nghiệp (cơ cấu công nghiệp, tên và vai trò ngành công nghiệp trọng điểm) - Kể tên 1 số ngành công nghiệp của địa phương * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Đàm thoại/nhóm, động não, trực quan. * Phương tiện - Lược đồ công nghiệp Việt Nam. - Atlat địa lí Việt Nam. - Kĩ thuật khăn trải bàn. * Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - Bước 1: GV yêu cầu HS nối các ý cột A sao cho thích hợp với cột B: A. Các ngành công nghiệp 1 Khai thác nhiên liệu 2 Công nghiệp điện 3 Cơ khí, điệ tử 4 Hóa chất 5 Vật liệu cây dựng 6 Chế biến LTTP 7 Dệt may B. Các sản phẩm công ng iệp a Ô tô b Thuốc nhỏ mắt c Điện d Dầu mỏ e Thép f Gạo g Quần áo trẻ em - HS liên hệ kiến thức thực tiễn, hoàn thành nhiệm vụ. Cả lớp bổ sung, chỉnh sửa. Bước 2: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta. Dựa vào H 12.1, hãy xếp thứ tự các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta theo tỉ trọng từ lớn đến nhỏ. - HS làm việc và hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: HS trình bày kết quả làm việc. Cả lớp bổ sung. GV chuẩn kiến thức. I. Cơ cấu ngành công nghiệp - Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đa dạng. - Các ngành công nghiệp chủ yếu vẫn dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên như: khai thác nhiên liệu, chế biến thực phẩm,... hoặc dựa trên nguồn lao động như dệt may,.... - Cơ cấu: + Công nghiệp năng lượng: dầu khí, tha, điện. + Công nghiệp vật liệu: vật liệu xây dựng, hóa chất, luyện kim + CNSX công cụ lao động: điện tử, cơ khí + CN chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng: CNSX hàng tiêu dùng, CN chế biến LTTP. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu các ngành công nghiệp trọng điểm.( 15 phút) * Mục tiêu - Trình bày được sự phát triển và phân bố một số ngành công nghiệp chủ yếu (công nghiệp trọng điểm) ở nước ta. - Xác định được nơi phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm, vị trí nhà máy điện, mỏ than, dầu khí. - Tích hơp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nhất là khoáng sản một cách hợ lí và môi trường trong quá trình phát triển CN * Phương pháp/kĩ thuật dạy học. - Đàm thoại, gợi mở, trực quan, mảnh ghép. - Cá nhân/nhóm * Phương tiện - Bản đồ công nghiệp Việt Nam, Atlat địa lí Việt Nam. Phiếu học tâp. Giấy A2 * Tiến trình hoạt động. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - Bước 1: Trao nhiệm vụ: HĐ nhóm: GV Chia lớp thành 8 nhóm Cụm 1 – Nhóm chuyên gia: nhóm 1,2,3,4 (mỗi nhóm 1 nhiệm vụ riêng) Cụm 2 – Nhóm chuyên gia: nhóm 5,6,7,8 (mỗi nhóm 1 nhiệm vụ riêng)  2 Cụm làm việc song song  Nhóm 1-5 chung 1 nhiệm vụ: 2-6; 3-7; 4-8 (cũng như vậy). - Mỗi thành viên trong nhóm đều phải trả lời được nội dung của nhiệm vụ và có thể trình bày tốt nội dung của nhiệm vụ được giao. -GV yêu cầu các nhóm: Đọc thông tin SGK mục II /44,45,46, quan sát Atlat địa lí Việt Nam trang trang công nghiệp, dựa vào kiến thức đã học, hiểu biết thực tế, hoàn thành phiếu học tập của các nhóm theo các nội dung. + Nhóm 1, 5: Tìm hiểu tình hình phát triển ngành CN khai thác nhiên liệu. + Nhóm 2,6: Tìm hiểu tình hình phát triển ngành CN điện. + Nhóm 3,7: Tìm hiểu tình hình phát triển ngành CN chế biến lương thực. + Nhóm 4,8: Tìm hiểu tình hình phát triển ngành CN dệt may. - Bước 2: Vòng 1:Nhóm chuyên gia: Từ nhóm 1 đến nhóm 8 các học sinh trong nhóm lấy giấy thảo luận màu của nhóm bên dưới. Sau khoảng thời gian quy định làm việc (5 phút) các cặp đôi sẽ ghi nội dung đã thống nhất vào phiếu học tập. Vòng 2:Hình thành nhóm mới: Nhóm chuyên sâu: Nhóm ghép: Ở vòng 2 có 8 nhóm mới: Cụm 1: - HS có số 1 ở nhóm 1, 2, 3 ,4 hình thành 1 nhóm mới và HS số 5-N1 + số 6 - N2 (theo màu sắc) - HS có số 2 ở nhóm 1, 2, 3,4 hình thành 1 nhóm mới và HS số 5-N2 + số 6-N1 ->Tương tự như vậy cho nhóm 3,4 mới dưới hình Cụm 2: - Tương tự như vậy đối với các nhóm 5, 6 ,7,8 Các nhóm đổi chỗ cho nhau theo hướng dẫn. Để tránh việc HS di chuyển lộn xộn GV cần quy định cách di chuyển, có hình thức khen/nhắc nhở khi nhóm di chuyển trật tự/ồn ào. GV chiếu sơ đồ và hs có 30 giây để di chuyển về nhóm mới. - Các thầy cô có thể bố trí lớp học sao cho HS di chuyển được thuận lợi và không bị rối. Để tăng thêm không khí cho lớp có thể cho HS bắt tay, chào hỏi nhau và vỗ tay khi hình thành nhóm mới. - Mỗi HS có 2 phút để trình bày lại những gì mình làm được ở nhóm chuyên gia cho các bạn ở nhóm mới của mình. (4 HS( 2HS trùng nhóm bổ sung) thay nhau chia sẻ) - Bước 3:Thảoluận nhóm mảnh ghép Sau khi nhóm mảnh ghép chia sẻ xong. Giáo viên giao nhiệm vụ mới cho các nhóm“mảnh ghép”.Nhiệm vụ này mang tính khái quát, tổng hợp toàn bộ nội dung đã được tìm hiểu từ các nhóm“chuyên sâu”. =>Trình bày sự phát triển và phân bố của các ngành công nghiệp trọng điểm? - Bước 4: Giáo viên kiểm tra, đánh giá các chuyên gia bằng cách hỏi các bạn được truyền tải lại kiến thức vừa rồi. Sau đó cho điểm hoạt động chuyên gia. Mỗi cụm gọi ít nhất 4 người. - Bước 5:Giáo viên đặt câu hỏi liên hệ thực tế.. GV hỏi : Hà Nội có những ngành công nghiệp nào? Tại sao đó là thế mạnh của thành phố? Giáo dục bảo vệ môi trường: Việc phát triển không hợp lí một số ngành công nghiệp đã và sẽ gây ra vấn đề nghiêm trọng đến như thế nào? Biện pháp khắc phục? II. Các ngành công nghiệp trọng điểm Phụ lục HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu các trung tâm công nghiệp lớn (7 phút) * Mục tiêu - Kể tên được 2 khu vực tập trung công nghiệp và 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước - Xác định nơi phân bố của hai khu vực tập trung công nghiệp và 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. - Dựa vào lược đồ công nghiệp giải thích các vùng công nghiệp và trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước * Phương pháp/kĩ thuật dạy học. - Hỏi đáp,giải quyết vấn đề, gợi mở, trực quan. - Cá nhân. * Phương tiện - Bản đồ công nghiệp Việt Nam, Atlat địa lí Việt Nam. * Tiến trình hoạt động. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: Trao nhiệm vụ: GV chiếu lược đồ công nghiệp Việt Nam, yêu cầu HS: ? Hãy xác định và kể tên các khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước từ Bắc vào Nam?Giải thích tại sao? - HS trả lời. HS khác nhận xét. ? Cho biết các trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta? Kể tên và xác định trên bản đồ một số trung tâm công nghiệp tiêu biểu trong 2 khu vực trên? - HS trả lời. HS khác nhận xét. ? Dựa vào H12.3 cho biết các trung tâm dệt may lớn nhất nước ta? ? Tại sao các thành phố đó lại là những trung tâm dệt may lớn nhất nước ta? (Nhu cầu đặc biệt về sản phẩm dệt may, ưu thế máy móc, thiết bị kỹ thuật...) - HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân. GV quan sát và trợ giúp HS. + GV gọi HS lên bảng hoàn thành nhiệm vụ. + HS khác nhận xét, bổ sung. + GV gọi ngẫu nhiên và cả tinh thần xung phong( giáo viên quay bút, hoặc gọi theo số của ngày ,tháng...) Bước 2: Đánh giá: - GV nhận xét, đánh giá kết quả của HS. ? Kể tên các trung tâm công nghiệp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ ở đồng bằng sông Hồng. ? Tại sao Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh lại là 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước? - HS trả lời. HS khác nhận xét. - GV chốt kiến thức. III. Các trung tâm công nghiệp - Hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước: đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ. - Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta: TPHCM và Hà Nội. 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Bước 1: GV phổ biến nội dung trò chơi liên kết: HS đầu tiên đứng lên đọc tên 1 ngành công nghiệp trọng điểm. Sau đó, HS đó yêu cầu bất kì HS tiếp theo đưa ra thông tin đúng về ngành công nghiệp trọng điểm mà HS đầu tiên đã nêu tên. Liên kết sẽ bị dừng lại khi HS tiếp theo đưa ra thông tin không đúng. Bắt đầu một liên kết khác. Cứ thế, mỗi liên kết là một ngành công nghiệp trọng điểm. Thứ tự xếp điểm của các liên kết là số HS đưa ra đúng các thông tin về ngành đã được HS đầu tiên của liên kết nêu tên. - Bước 2: HS căn cứ vào kiến thức bài học để tham gia trò chơi. GV tổng kết và HS các liên kết tự chấm điểm cho nhau. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - GV giao nhiệm vụ: câu hỏi vận dụng. Nếu là người hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, em sẽ chọn ngành nào để công tác, vì sao? - HS ghi lại nhiệm vụ về nhà làm. - GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài 13. 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về các ngành công nghiệp ở địa phương em. Sau đó, làm thành tập bản đồ. - Chuẩn bị nội dung bài 13. VI. RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI HỌC PHỤ LỤC Ngành CN Tình hình phát triển CN khai thác nhiên liệu - Than: 10 -12 triệu tấn/năm, chủ yếu ở Quảng Ninh - Dầu khí ở thềm lục địa phía nam. Khai thác hơn 100 triệu tấn dầu và hàng tỉ mét khối khí. CN điện - Công nghiệp điện gồm nhiệt điện và thuỷ điện. - Sản xuất trên 30 tỉ kwh/năm. + Thuỷ điện lớn nhất là Hoà Bình… + Nhiệt điện lớn nhất là Phú Mĩ chạy bằng khí. Chế biến lương thực thực phẩm - Là ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp. - Phân bố: Cả nước Tập trung chủ yếu ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng Biên Hoà, , Đà Nẵng. CN dệt may - Là mặt hang xuất khẩu quan trọng ở nước ta. - Trung tâm dệt may lớn nhất là: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định…