Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: khu vực Tây Nam Á. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 8. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết..

BÀI 9. KHU VỰC TÂY NAM Á. I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần: 1. Về kiến thức - Xác định được vị trí của Tây Nam Á trên bản đồ và hiểu được ý nghĩa của vị trí địa lí của Tây Nam Á. - Trình bày được đặc điểm tự nhiên của Tây Nam Á. - Trình bày được số dân và các đặc điểm nông nghiệp, công nghiệp của Tây Nam Á. Giải thích được vì sao chính trị của Tây Nam Á không ổn định. 2. Về kĩ năng - Rèn kĩ năng chỉ bản đồ. - Kĩ năng phân tích các đặc điểm vị trí địa lí, địa hình trên bản đồ 3. Về thái độ, hành vi - GD ý thức tự giác trong học tập. - GD thái độ phản đối cuộc chiến và những hành động khủng bố tạo một số nước trong khu vực. 4 Định hướng phát triển năng lực. - Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, tính toán, sử dụng CNTT và truyền thông; tư duy; giao tiếp, tự nhận thức bản thân,... - Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, tranh ảnh, hình vẽ. II. CHUẨN BỊ: II.1. Chuẩn bị của GV - Bản đồ tự nhiên châu Á. - Bản đồ tự nhiên Tây Nam Á. - Các hình ảnh SGK. - Sách GV, bài soạn,... II.2. Chuẩn bị của HS - SGK, vở ghi, đồ dùng học tập. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Tổ chức:(1 phút) - Kiểm tra sĩ số, nề nếp. 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút) (?) Trình bày đặc điểm ngành nông nghiệp của Châu Á? Tại sao Thái Lan và Việt Nam không phải là nước sản xuất nhiều lúa gạo nhất nhưng lại là nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới? TL: - Sự phát triển nông nghiệp các nước châu Á không đều giữa các khu vực có khí hậu khác nhau: + Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á có cây trồng và vật nuôi đa dạng do điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự phát triển. + Nam Á và vùng nội địa cây trồng và vật nuôi nghèo nàn hơn do điều kiện khí hậu khắc nghiệt. - Sản xuất lương thực giữ vai trò quan trọng nhất. - Trung quốc, Ấn Độ sản xuất nhiều lúa gạo nhất. - Thái Lan và Việt Nam xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới vì những nước sản xuất nhiều lúa gạo nhất lại có số dân quá đông nên chỉ đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước. 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU GV chiếu đoạn video về các hình ảnh của khu vực Tây Nam Á. GV dẫn dắt vào bài: Tây Nam Á là khu vực giàu có nổi tiếng, một điểm nóng, một trong những vùng sinh động nhất của TG, thu hút sự chú ý của rất nhiều người. Vậy KV này có những đặc điểm và hoàn cảnh riêng về TN-KT-XH với những vấn đề nổi bật như thế nào? Ta cùng tìm hiểu. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí của Tây Nam Á (10 phút) - Mục tiêu: Xác định được vị trí của Tây Nam Á trên bản đồ và hiểu được ý nghĩa của vị trí địa lí của Tây Nam Á. - PPDH: trực quan; đàm thoại; thuyết trình. - HTTC: cả lớp, cá nhân. - Các bước tiến hành: Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức - Bước 1: GV treo BĐ TN Châu Á (hoặc TNA). Giới thiệu cho HS. + GV yêu cầu HS, dựa vào BĐ - H9.1, hãy cho biết TNA tiếp giáp các vịnh biển, các khu vực và Châu lục nào? Nằm trong khoảng những vĩ độ nào? + HS chỉ bản đồ. + GV nhận xét và bổ sung, chuẩn kiến thức. - Bước 2: Dựa vào vị trí địa lí của Tây Nam Á, em hãy nêu ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội? + HS trả lời. HS khác bổ sung ý kiến. + GV chuẩn kiến thức 1. Vị trí địa lí - Tây Nam Á nằm ở phía Tây Nam của Châu Á, nằm trong khoảng vĩ độ 120B - 420B. Tiếp giáp với: + Vịnh: Pec-xich + Biển: Biển Ca-xpi, Biển Đen, Biển Địa Trung Hải, Biển Đỏ, Biển A-rap. + Khu vực: Trung Á, Nam Á + Châu lục: Châu Phi, Châu Âu - Đặc điểm vị trí: thuộc đới nóng và cận nhiệt. - Ý nghĩa: Nằm ở ngã ba của các Châu lục Á, Âu, Phi -> có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong phát triển KT. Hoạt động 2 :Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Nam Á. - Thời gian : 10 phút - Mục tiêu : Trình bày được đặc điểm tự nhiên của Tây Nam Á. - PPDH : trực quan, đàm thoại, thuyết trình. - HTTC : cả lớp, cá nhân. - Các bước tiến hành : Hoạt động của GV - HS Nội dung chính - Bước 1: + GV yêu cầu HS: Dựa vào bản đồ tự nhiên Tây Nam Á kết hợp H9.1 hãy cho biết các miền địa hình từ Đông Bắc xuống Tây Nam của khu vực? + GV yêu cầu HS: Chỉ trên bản đồ và trình bày đặc điểm địa hình của tây Nam Á theo nội dung sau: • Phía Đông Bắc: • Phía Tây Nam: • Ở giữa: + ĐB Lưỡng Hà do các con sông nào bồi đắp lên ? Xđ trên BĐ ? + HS trả lời, HS khác bổ sung ý kiến. + GV chuẩn kiến thức. - Bước 2 : + Quan sát H9.1 kết hợp với H2.1 hãy kể tên các kiểu khí hậu của Tây Nam Á? + Với đặc điểm địa hình, khí hậu, sông ngòi như vậy có ảnh hưởng tới cảnh quan tự nhiên của khu vực như thế nào ? + HS trả lời, HS khác bổ sung ý kiến. + GV chuẩn kiến thức. - Bước 3 : + GV yêu cầu HS: Quan sát H9.1 cho biết loại khoáng sản quan trọng nhất của Tây Nam Á? Phân bố chủ yếu ở đâu? + A-rập Xê út: Trữ lượng 26 tỉ tấn + Cô-oét: 15 tỉ tấn. + I-rắc: 6.4 tỉ tấn. + I- ran: 5.8 tỉ tấn. -> TNA chiếm 65% trữ lượng dầu , 25% trữ lượng khí đốt toàn thế giới. Từ các trung tâm khai thác dầu mỏ có những ống dẫn dầu lớn dài hàng ngàn km đưa dầu thô đến những hải cảng ven ĐTH và biển Đỏ để XK sang các nước Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ, Châu Đại Dương. 2. Đặc điểm tự nhiên: - Diện tích: Trên 7 triệu km2 - Là khu vực có nhiều núi cao trên 2000m xen cao nguyên, đồng bằng nằm dọc theo sông Tigro và Ơfrat, ven biển Arap. + Phía Đông Bắc: Các dãy núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ Anpi với Hi-ma-lay-a, bao quanh sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì với sơn nguyên I-ran + Phía Tây Nam: Là sơn nguyên A-rap + Ở giữa: Là đồng bằng Lưỡng Hà - Tây Nam Á có các kiểu khí hậu: Nhiệt đới khô, cận nhiệt Địa Trung Hải, cận nhiệt lục địa. -> Cảnh quan thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích. - Khoáng sản quan trọng nhất là: Dầu mỏ phân bố chủ yếu ở Bán đảo A-rap, ven Vịnh Pec-xich, đb Lưỡng Hà. Hoạt động 3 :Tìm hiểu đặc điểm dân cư, kinh tế, chính trị của Tây Nam Á. - Thời gian : 12 phút - Mục tiêu : Trình bày được số dân và các đặc điểm nông nghiệp, công nghiệp của Tây Nam Á. Giải thích được vì sao chính trị của Tây Nam Á không ổn định. - PPDH : trực qua, đàm thoại, thảo luận nhóm. - HTTC : cả lớp, nhóm, cá nhân. - Các bước tiến hành : Hoạt động của GV - HS Nội dung chính - Bước 1:GV chia lớp làm 4 nhóm và thảo luận trong 4 phút với nhiệm vụ sau: + Nhóm 1: - Tìm hiểu về dân cư - xã hội: + Số dân ? TNA gồm những quốc gia nào ? Quốc gia có diện tích lớn nhất, nhỏ nhất? + Khu vực TNA là cái nôi của các tôn giáo nào ? Nền văn minh cổ nổi tiếng? Tôn giáo nào có vai trò lớn trong đời sống kinh tế của khu vực? + Dân cư phân bố chủ yếu ở đâu? Tại sao? + Tỉ lệ dân thành thị là bao nhiêu? -> Nước có S lớn nhất: + A-rập Xê út: 2.400.000km2. + I- ran: 1.684.000 km2 - Nước có S nhỏ nhất: + Ca-ta: 22.014 km2 + Cô-oét: 18.000 km2 + Nhóm 2: + Dựa trên các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Tây Nam Á có thể phát triển những ngành kinh tế nào? Tại sao? + Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế của Tây Nam Á trước đây? + Nhóm 3: + Tìm hiểu ngành công nghiệp và thương mại của Tây Nam Á? + Nhóm 4: + Những nguyên nhân nào đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và đời sống của Tây Nam Á? ( Dầu không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vũ khí đấu tranh của nhân dân A-rập, là cội nguồn của cuộc khủng hoảng năng lượng. Là một điểm nóng, 1 vùng sinh động nhất của TG. => Ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, kinh tế của khu vực.) + Các nhóm thảo luận. - Bước 2: + GV gọi đại diện các nhóm trả lời. + Nhóm khác nhận xét và bổ sung. + Giáo viên nhận xét kết luận. 3. Đặc điểm dân cư, kinh tế, chính trị a) Dân cư: - Số dân khoảng 286 triệu người - Chủ yếu theo đạo Hồi - Phân bố: Ven biển, các thung lũng có mưa - Tỉ lệ dân thành thị cao: 80 - 90% dân số b) Kinh tế - chính trị: - Trước đây đại bộ phận làm nông nghiệp: Trồng lúa gạo, lúa mì, chà là, chăn nuôi du mục - Hiện nay công nghiệp, thương mại phát triển nhất là công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ. - Dầu mỏ được xuất khẩu chủ yếu ở Châu Mĩ và Nhật Bản. - Chính trị: Không ổn định 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - GV tóm tắt các nội dung chính. - Học sinh đọc phần kết luận sách giáo khoa (?) Chỉ trên bản đồ và trình bày sơ lược về đặc điểm địa hình của Tây Nam Á? (?) Tại sao Tây Nam Á thường xảy ra tranh chấp? (?) Kinh tế của Tây Nam Á chủ yếu phát triển ngành nào? Tại sao? 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG GV nêu vấn đề: là một khu vực bất ổn, thường xảy ra chiến tranh, xung đột, gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống >>> dân di cư rất lớn >>> khủng hoảng dân di cư ở châu Âu >>> đau thương, mất mát. Nếu anh/chị là lãnh đạo các nước, anh chỉ sẽ giải quyết tình hình này như thế nào? 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG - Vẽ bức tranh sáng tạo thể hiện đặc trưng nổi bật về khu vực. - Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài. - Chuẩn bị Bài 10.