Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 8. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết..
BÀI 41 : MIỀN BẮC VÀ ĐÔNG BẮC BẮC BỘ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Sau bài học, học sinh cần: Xác định được trên bản đồ vị trí và phạm vi lãnh thổ của MB và ĐBB.Bộ. Đây là miền địa đầu phía Bắc của Tổ quốc, tiếp giáp với khu vực ngoại chí tuyến và á nhiệt đới phía Nam Trung Quốc. Nắm được các đặc điểm nổi bật về địa lý tự nhiên của miền: + Có mùa đông lạnh và kéo dài nhất toàn quốc. + Địa hình đồi núi thấp với các cánh cung. + Tài nguyên phong phú đa dạng được khai thác mạnh. 2. Kĩ năng - Được ôn tập một số kiến thức đã học về hoàn lưu gió mùa, cấu trúc địa hình (tự nhiên, nhân tạo). Phát triển kỹ năng phân tích bản đồ, lát cắt, bảng thống kê. 3. Thái độ - Yêu thích môn học, khám phá các miền tự nhiên. - Bày tỏ quan điểm nhất trí trong định hướng phát triển vùng. 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, tranh ảnh, tư liệu; Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ… II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Lược đồ tự nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. - Tranh ảnh về Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, một số vườn quốc gia với các hệ sinh thái quý hiếm. 2. Chuẩn bị của HS - Tập bản đồ Địa lí lớp 8 hoặc Atlat Địa lí tự nhiên Việt Nam - Bút màu, sách, vở - Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Phần hoàn thành bài thực hành. 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU - Bước 1: GV trình chiếu một số hình ảnh về miền Bắc và ĐB Bắc Bộ trên nền bài hát Thơ tình của núi, yêu cầu hs lắng nghe và trả lời câu hỏi: + Cho biết các dạng địa hình được nói đến trong bài hát + Tên các địa danh được đưa trên đoạn clip https://www.youtube.com/watch?v=TQB1a77eMlA Thiên nhiên nước ta rất đa dạng, phức tạp, có sự phân hóa rõ rệt theo lãnh thổ. Do đó hình thành nên 3 miền địa lí TN khác nhau. Mỗi miền có những nét nổi bật về cảnh quan TN và TNTN, góp phần phát triển KT-HX của đất nước. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu miền địa lí đầu tiên là Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về vị trí và phạm vi lãnh thổ ( 10 phút) * Mục tiêu - Xác định được vị trí và phạm vi lãnh thổ của miền - Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế - xã hội và hình thành đặc điểm tự nhiên của miền. * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Giải quyết vấn đề - Kĩ thuật dạy học: động não, trò chơi * Phương tiện - Mảnh ghép - Bút màu * Tiến trình hoạt động HOẠT DỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG *HĐ1: Hs làm việc cá nhân/ đàm thoại, gợi mở - GV treo BĐTN miền Bắc và ĐBBB -> giới thiệu cho HS. (?) Dựa vào BĐ + H41.1 xác định vị trí và giới hạn của MB và ĐBBB? - Gọi hs lên bảng xác định. (?) Cho biết ý nghĩa của vị trí địa lí? Đặc biệt đối với KH? 1. Vị trí và phạm vi lãnh thổ - MB và ĐBBB gồm khu đồi núi tả ngạn S.Hồng và khu đb B.Bộ. + Phía bắc và đông bắc tiếp giáp: Trung Quốc. + Phía tây, tây nam: MTBắc và BTBộ. + Phía đông nam: Biển Đông. -> Nằm sát chí tuyến Bắc và Á nhiệt đới Hoa Nam. -> Chịu ảnh hưởng trực tiếp nhiều đợt gió mùa đông bắc lạnh và khô. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và TNTN của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ ( 15 phút) * Mục tiêu - Trình bày được đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của miền B và ĐBBB - Nêu những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển kinh tế và đời sống. - Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác hiệu quả hơn nữa thế mạnh vùng - Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm; phân tích số liệu, hình ảnh * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Thảo luận nhóm - Kĩ thuật mảnh ghép * Phương tiện - Phiếu học tập * Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - Bước 1: Gv giao nhiệm vụ các nhóm + Nhóm 1,4: Hoàn thành yêu cầu PHT số 1 + Nhóm 2,5: Hoàn thành yêu cầu PHT số 2 + Nhóm 3,6: Hoàn thành yêu cầu PHT số 3. - Bước 2: Sau khi thảo luận nhóm chuyên sâu, Gv tiến hành chia nhóm mảnh ghép (thành viên của nhóm mảnh ghép sẽ có đủ thành viên của nhóm chuyên sâu 1- 2-3, 4-5-6) và giao nhiệm vụ mới: + Chia sẻ thông tin tìm hiểu ở nhóm chuyên sâu trong vòng 3 phút + Thảo luận trong 4 phút để tổng kết nội dung về điều kiện tự nhiên của miền Bắc và ĐBBB theo hướng dẫn sau: - Bước 3: Gọi ngẫu nhiên hs và nhóm trình bày, có thể làm theo quy tắc nối tiếp nhau giữa các nhóm để đánh giá được hiệu quả thảo luận của các nhóm (Ví dụ ngẫu nhiên được nhóm 1 trình bày và đánh giá thuận lợi, khó khăn của khí hậu thì nd tiếp sẽ tính đến nhóm tiếp theo hoặc tiếp tục quay số lần hai) - Bước 4: Tổng kết nội dung và đi sâu vào một số câu hỏi giải thích nguyên nhân. 2. Tính Chất Nhiệt Đới Bị Giảm Sút Mạnh Mẽ, Đông Lạnh Nhất Cả Nước. - Mùa đông lạnh và kéo dài nhất cả nước. - Mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều, có mưa ngâu. 3. Địa Hình Phần Lớn Là Đồi Núi Thấp Với Nhiều Cánh Cung Mở Rộng Về Phía Bắc Và Quy Tụ Về Tam Đảo. - Địa hình đồi núi thấp là chủ yếu, nhiều núi cánh cung mở rộng về phía Bắc. - Đồng bằng sông Hồng. - Đảo và quần đảo ở Vịnh Bắc Bộ. - Nhiều sông ngòi, hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình. 4. Tài Nguyên Phong Phú, Đa Dạng Và Có Nhiều Cảnh Quan Đẹp Nổi Tiếng. - Tài nguyên phong phú, đa dạng, có nhiều cảnh quan đẹp, đang được khai thác mạnh mẽ. - Sương muối, sương giá, hạn hán, tài nguyên bị khai thác nhiều….. 3.3. HOẠT DỘNG LUYỆN TẬP - Lấy ví dụ tại nơi em đang sinh sống những đặc điểm nổi bật về tự nhiên của miền Bắc và ĐBBB mà em vừa tìm hiểu. - Hãy sưu tầm tư liệu và viết về một cảnh đẹp nào đó thuộc miền Bắc và ĐBBB mà e đã đến hoặc dự định sẽ đến trong tương lai gần. 3.4. HOẠT DỘNG VẬN DỤNG (?) Trình bày đặc điểm TNMB - ĐBBB? Vì sao t/chất nhiệt đới của MB - ĐBBB bị giảm sút mạnh mẽ ? (?) CM MB - ĐBBB có tài nguyên phong phú đa dạng? Nêu một số việc cần làm để bảo vệ MTTN của miền? 3.5. HOẠT DỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG - Xây dựng sơ đồ tư duy của bài học - Tìm hiểu và sưu tầm tư liệu về miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ